Giải Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp giúp các em học sinh lớp 8 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Lịch sử – Địa lí 8 Cánh diều trang 13, 14, 15.
Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 2 Chương 1: Châu Âu và Bắc Mỹ từ nửa sau thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:
Trả lời câu hỏi Lịch sử 8 Cánh diều Bài 2
I. Những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp
Câu 1: Trình bày những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp.
Trả lời:
– Ở Anh: vào giữa thế kỉ XVIII, nhờ có đủ các yếu tố về vốn, nhân công và sự phát triển kĩ thuật nên cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra và đạt được nhiều thành tựu. Tiêu biểu như:
- Năm 1764, Giêm Ha-gri-vơ chế tạo ra máy kéo sợi Gien-ni, đưa năng suất lao động tăng lên gấp 16 – 18 lần.
- Năm 1784, Giêm Oát đã phát minh ra máy hơi nước.
- Năm 1785, Ét-mơn Các-rai phát minh ra máy dệt, đưa tốc độ sản xuất tăng lên 40 lần so với dệt thủ công.
- Năm 1814, Xti-phen-xơn chế tạo thành công đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước.
– Ở châu Âu và Mỹ: từ giữa thế kỉ XIX, cách mạng công nghiệp nhanh chóng lan ra các nước châu Âu và Mỹ, đặc biệt là ở những nước đã hoàn thành cách mạng tư sản.
- Tại Pháp: năm 1830 chỉ có hơn 5000 máy hơi nước, đến năm 1870 đã có trên 27000 chiếc; độ dài đường sắt từ 30 km tăng lên 16500 km; Nhờ cách mạng công nghiệp, kinh tế Pháp đã vươn lên đứng thứ hai thế giới.
- Tại Đức: từ năm 1860 đến năm 1870, sản lượng khai thác than đá đã tăng từ 12 triệu tấn lên 16 triệu tấn nhờ sử dụng máy hơi nước. Trong nông nghiệp diễn ra quá trình cơ khí hoá, sử dụng phân bón hoá học để tăng năng suất.
- Tại Mỹ: cách mạng công nghiệp bắt đầu từ ngành dệt, sau đó lan sang ngành luyện kim, khai thác than đá, đường sắt,…; đến năm 1850, Mỹ có mạng lưới đường sắt dài nhất thế giới, với 15000 km.
Câu 2: Cho biết ý nghĩa của việc phát minh ra máy hơi nước của Giêm Oát.
Trả lời:
– Trước khi máy hơi nước ra đời, con người đã sử dụng một số loại máy móc chạy bằng sức nước. Tuy nhiên, hạn chế của những máy móc này là phải: xây dựng nhà máy gần bờ sông nước chảy xiết, xa khu dân cư. Vào mùa đông, nước bị đóng băng, nên nhà máy buộc phải ngừng hoạt động.
– Khi máy hơi nước ra đời đã khắc phục được những nhược điểm trên. Máy hơi nước có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, mọi địa điểm… không những vậy, nhờ phát minh này của Giêm Oát mà động cơ hơi nước được áp dụng rộng rãi trong mọi ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành giao thông vận tải (ví dụ: đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước; tàu thủy chạy bằng hơi nước; máy cày bừa chạy bằng hơi nước…)
II. Tác động của cách mạng công nghiệp
Khai thác thông tin và hình 2.4, nêu những tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống.
Giải Luyện tập và vận dụng Lịch sử 8 Cánh diều Bài 2
Luyện tập
Lập bảng tóm tắt những thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp theo gợi ý: tên phát minh, người phát minh, thời gian và đặc điểm nổi bật.
Trả lời:
Một số thành tựu tiêu biểu của cách mạng công nghiệp |
|||
Tên phát minh |
Người phát minh |
Thời gian |
Đặc điểm nổi bật |
Máy kéo sợi Gien-ni |
Giêm Ha-gri-vơ |
1764 |
– Nâng năng suất lao động lên gấp 16 – 18 lần. |
Máy hơi nước |
Giêm Oát |
1784 |
– Chuyển nhiệt năng của hơi nước thành công năng; – Được ứng dụng trong nhiều ngành sản xuất. |
Máy dệt |
Ét-mơn Các-rai |
1785 |
– Nâng năng suất lao động lên gấp 40 lần. |
Đầu máy xe lửa chạy bằng hơi nước |
Xti-phen-xơn |
1814 |
– Sử dụng động cơ hơi nước; – Mở đầu cho sự phát triển của ngành đường sắt. |
Vận dụng
Sưu tầm các hình ảnh về tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và đời sống. Giới thiệu những hình ảnh đó với thầy cô và bạn học.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 2: Cách mạng công nghiệp Soạn Sử 8 sách Cánh diều trang 13, 14, 15 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.