Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Soạn Sử 8 trang 72 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 79 thuộc Chương 6: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX.

Soạn Lịch sử 8 Bài 19 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về sự ra đời của nhà Nguyễn, tình hình kinh tế chính trị. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Giải câu hỏi phần Hình thành kiến thức mới Sử 8 Bài 19

1. Sự ra đời của nhà Nguyễn

Câu hỏi trang 72: Em hãy mô tả sự ra đời của nhà Nguyễn

Trả lời:

– Sự ra đời của vương triều Nguyễn:

+ Năm 1792, vua Quang Trung qua đời; nhà Tây Sơn suy yếu, mâu thuẫn nội bộ ngày càng sâu sắc.

+ Được sự ủng hộ của bộ phận đại địa chủ Gia Định, Nguyễn Phúc Ánh đem quân lấn dần vùng đất thuộc nhà Tây Sơn, đánh chiếm kinh đô Phú Xuân vào năm 1801.

Tham khảo thêm:   Những địa điểm bắn pháo hoa dịp Tết nguyên đán Tân Sửu 2021 ở TP.HCM

+ Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại triều Tây Sơn, lên ngôi vua, lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Thừa Thiên Huế).

2. Tình hình chính trị

Câu hỏi trang 73: Dựa vào thông tin trong bài, quan sát tư liệu 19.1, 19.3, sơ đồ 19.2, em hãy trình bày những nét chính về tình hình chính trị của Việt Nam thời nhà Nguyễn và nêu sự khác nhau về cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng.

Trả lời:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

– Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

– Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

– Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

– Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

Tham khảo thêm:   Lý giải: 1 ha bằng bao nhiêu mét vuông? Công thức tính siêu đơn giản

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

– Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

– Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

Câu hỏi trang 73: Yếu tố quân chủ tập quyền được thể hiện như thế nào trong tư liệu 19.1?

Yếu tố quân chủ tập quyền được thể hiện như thế nào trong tư liệu 19.1

Trả lời:

– Yếu tố quân chủ tập quyền qua tư liệu 19.1:

+ Nhà vua ngồi trên ngai cao, trực tiếp lắng nghe quan lại báo cáo việc công vụ hoặc ban hành mệnh lệnh.

+ Bên dưới là một vị quan đang phục quỳ để báo cáo hoặc nhận mệnh lệnh từ vua.

+ Hai bên tả – hữu là các vị quan khác, đang đứng nghiêm trang, cung kính.

3. Tình hình kinh tế

Câu hỏi trang 75 Trình bày những nét chính về sự phát triển nông nghiệp thời Nguyễn. Chính sách nào của nhà Nguyễn đạt hiệu quả cao nhất trong nông nghiệp? Tại sao?

Câu hỏi trang 75: Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp có điểm gì nổi bật so với thời kì của các chúa Nguyễn?

Câu hỏi trang 75: Theo em, chính sách nào của nhà Nguyễn đã hạn chế sự phát triển của giao thương? Vì sao?

4. Tình hình văn hoá

Câu hỏi trang 77: Văn hóa thời Nguyễn trong nửa đầu thế kỉ XIX có những thay đổi nào?

Tham khảo thêm:  

Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 19

Luyện tập 1

Lập bảng tóm tắt tình hình chính trị thời Nguyễn theo các mục sau: hành chính, luật pháp, quân đội, ngoại giao.

Trả lời:

TÌNH HÌNH CHÍNH TRỊ THỜI NGUYỄN

Hành chính

– Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

– Thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

Luật pháp

– Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long

Quân đội

– Chia thành 3 bộ phận, gồm:thân binh (bảo vệ nhà vua); cấm binh (phòng thủ hoàng thành); tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

Ngoại giao

– Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

– Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

– Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

Vận dụng 2

Tìm hiểu thêm thông tin và cho biết những thành tựu văn hoá nào vào thời kì nhà Nguyễn được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới.

Vận dụng 3

Quá trình thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của các vua nhà Nguyễn ngày xưa có giá trị như thế nào đối với công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia Việt Nam ngày nay?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 19: Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX Soạn Sử 8 trang 72 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *