Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 8 Bài 10: Công xã Pa-ri năm 1871 Soạn Sử 8 trang 48 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 10: Công xã Pa-ri năm 1871 sách Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 8 xem gợi ý giải các câu hỏi trang 48, 49 thuộc Chương 4: Châu Âu và nước Mỹ từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX.

Soạn Lịch sử 8 Bài 10 Chân trời sáng tạo còn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa của Công xã Pa-ri. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho riêng mình nhanh chóng hơn.

Giải câu hỏi phần Hình thành kiến thức mới Sử 8 Bài 10

1. Công xã Pa-ri năm 1871

Câu hỏi trang 48 : Trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự ra đời của Công xã Pa-ri. Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của tầng lớp nào trong xã hội? Đó là những chính sách gì?

Tham khảo thêm:   Các dạng toán nâng cao lớp 7 Đề toán lớp 7

Trả lời:

– Hoàn cảnh ra đời của Công xã Pa-ri:

+Tháng 7/1870, chiến tranh giữa Pháp và Phổ xảy ra, Na-pô-lê-ông cùng 10 vạn quân thất trận ở Xơ-đăng và bị bắt làm tù binh. “Chính phủ Vệ quốc” của giai cấp tư sản được thành lập.

+ Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng, trong khi đó, nhân dân Pa-ri kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ thủ đô.

+ Ngày 18/3/1871, từ đồi Mông-mác, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

+ Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

– Những chính sách của Hội đồng Công xã quan tâm đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

– Một số chính sách của Hội đồng Công xã:

+ Giải thể quân đội thường trực, thay vào đó, trang bị vũ khí cho dân chúng.

+ Giáo dục công miễn phí.

+ Tiếp quản các nhà máy và giao cho công nhân kiểm soát

+ Tịch thu và phân chia lại những ngôi nhà không có người ở cho dân nghèo.

+ Bình ổn giá bán bánh mì.

Câu hỏi trang 48: Nhân dân đã bảo vệ Công xã Pa-ri như thế nào?

2. Ý nghĩa của công xã Pa-ri

Câu hỏi trang 49 Tại sao nói: Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới, do dân và vì dân?

Tham khảo thêm:  

Giải câu hỏi Luyện tập, Vận dụng Lịch sử 8 Bài 10

Luyện tập 1

Hoàn thành bảng tóm tắt những nét chính về Công xã Pa-ri (1871) theo mẫu dưới đây:

Trả lời:

Nội dung tóm tắt

Cuộc cách mạng ngày 18/3/1871

– Sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp – Phổ, nhân dân Pa-ri đã nổi dậy khởi nghĩa, lật đổ chính quyền Na-pô-lê-ông III. “Chính phủ Vệ quốc” của giai cấp tư sản được thành lập.

– Khi quân Phổ tiến sâu vào lãnh thổ Pháp, “Chính phủ vệ quốc” đầu hàng.

– Ngày 18/3/1871, nhân dân Pa-ri dưới sự chỉ huy của “Ủy ban Quốc dân quân” đã tiến vào Pa-ri. Khởi nghĩa giành thắng lợi, “Chính phủ Vệ quốc” bỏ chạy về Véc-xai.

Sự thành lập và hoạt động của Hội đồng Công xã

– Sau cuộc bầu cử ngày 26/3/1871, Hội đồng Công xã Pa-ri ra đời.

– Cơ quan cao nhất là Hội đồng công xã. nhiều Ủy ban được thành lập để thi hành pháp luật.

– Trong thời gian tồn tại, công xã Pa-ri đã thi hành nhiều chính sách tiến bộ, hướng đến lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Công xã Pa-ri

– Ngày 2/4/1871, quân đội của “Chính phủ Vệ quốc” bắt đầu tấn công vào Pa-ri.

– Cuộc chiến đấu giữa nhân dân Pa-ri với “Chính phủ Vệ quốc” diễn ra ác liệt, đến ngày 28/5/1871, chiến luỹ cuối cùng của Công xã bị phá vỡ.

Tham khảo thêm:   Mách bạn trà sữa kem trứng nướng béo thơm, uống ngon cực thích

Vận dụng 2

Theo em, chính sách nào của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay?

Trả lời:

– Những chính sách của Hội công Công xã vẫn còn có thể được vận dụng trong xã hội hiện nay:

+ Giáo dục công miễn phí;

+ Tách nhà thờ ra khỏi nhà nước; không dạy giáo lí trong nhà trường.

+ cấm đánh đập, cúp phạt công nhân.

+ Bình ổn giá bán của các mặt hàng thiết yếu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 8 Bài 10: Công xã Pa-ri năm 1871 Soạn Sử 8 trang 48 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *