Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại Soạn Sử 6 trang 53 sách Chân trời sáng tạo ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Lịch sử lớp 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại giúp các em học sinh lớp 6 tham khảo, nắm chắc kiến thức, dễ dàng trả lời toàn bộ câu hỏi trong SGK Lịch sử – Địa lí 6 sách Chân trời sáng tạo trang 53, 54, 55, 56, 57.

Qua đó, giúp các em nhận xét được những tác động về điều kiện tự nhiên, nêu được những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Hy Lạp cổ đại. Đồng thời, cũng giúp thầy cô soạn giáo án Bài 10 Chương 3: Xã hội cổ đại. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi phần Nội dung bài học

I. Điều kiện tự nhiên

Đọc thông tin và quan sát lược đồ 10.2, em hãy cho biết:

  • Điều kiện tự nhiên tác động thế nào đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại?
  • Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại.

Lược đồ 10.2

Trả lời:

Điều kiện tự nhiên tác động đến sự phát triển của Hi Lạp cổ đại:

  • Nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng, các đảo trong vùng biển E-gie và miền ven biển phía tây Tiểu Á. Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn thuận lợi cho trồng nho và ô liu
  • Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá
  • Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân
  • Đường bờ biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán
Tham khảo thêm:   Lời bài hát Tự tâm

Vai trò của cảng biển Pi-rê đối với sự phát triển của kinh tế Hy Lạp cổ đại: là trung tâm buôn bán của tất cả các thành bang thời bấy giờ, hàng hóa sẽ được giao thương khắp Địa Trung hải tới tận vùng biển Đen

II. Tổ chức nhà nước thành bang

  • Em hãy trình bày cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten
  • Em hãy chỉ ra những yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten. Yếu tố dân chủ được thể hiện như thế nào qua bức tranh minh họa 10.3.

Bức tranh minh họa 10.3.

Trả lời:

Cơ cấu tổ chức của nhà nước thành bang A-ten gồm 4 cơ quan chính:

  • Đại hội nhân dân
  • Hội đồng 10 tướng lĩnh
  • Hội đồng 500 người
  • Tòa án 6000 người

Yếu tố dân chủ trong tổ chức nhà nước thành bang A-ten thể hiện ở:

  • Quyền lực cao nhất thuộc về Đại hội nhân dân gồm tất cả các nam công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, giám sát, bãi miễn các viên chức trong bộ máy nhà nước qua hình thức bỏ phiếu bằng vỏ sò
  • Tổ chức chế độ bổ nhiệm bằng bốc thăm, trả lương cho viên chức, nên những người nghèo cũng có thể tham gia chính quyền

Trong bức hình yếu tố dân chủ thể hiện ở việc tất cả mọi người, các tầng lớp khác nhau đều tham gia, có tiếng nói bầu cử, nêu ý kiến

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

Em hãy kể một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay.

Trả lời:

Một số thành tựu văn hóa của người Hy Lạp cổ đại vẫn còn được bảo tồn đến ngày nay:

  • Hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái
  • Những tác phẩm văn học như hai bộ sử thi I-li-at và O-di-xe của Ho-me được lưu lại cho đời sau đặt nền móng cho văn học phương Tây
  • Nhiều vở kịch được dựng thành phim của tác giả E-sin, Xo-phoc-clo, Ơ-ri-oit
  • Định lí Ta-let, Pitago, Ac-si-met
  • Sử học: He-ro-dot, Tu-xi-dit,…
  • Triết học có: Xo-crat. A-ri-xtot, Pla-tong,….
  • Công trình kiến trúc đồ sộ: đền Pac-te-nong, đền A-te-na, nhà hát Do-o-ni-xot,…
  • Những tác phẩm điêu khắc như tượng thần Dớt, nữ thần A-te-na, tượng vệ nữ thành Mi-lo, bình gốm,….
Tham khảo thêm:  

Trả lời câu hỏi phần Luyện tập và vận dụng

Luyện tập

Câu 1. Dựa vào thông tin trong phần 1, em hãy cho biết những ngành kinh tế nào có thể phát triển mạnh ở Hy Lạp cổ đại? Tại sao?

Trả lời:

Những ngành kinh tế phát triển mạnh tại Hi Lạp cổ đại: thủ công nghiệp (luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá,…) , thương nghiệp đường biển

Nguyên nhân:

  • Nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc, đá cẩm thạch giúp phát triển các ngành nghề như luyện kim, làm đồ gốm, chế tác đá
  • Khí hậu ấm áp với nhiều ngày nắng trong năm thuận lợi cho các hoạt động kinh tế và sinh hoạt văn hóa của người dân
  • Đường bở biển dài, phía đông khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh khí gió tạo nên các cảng biển tự nhiên thuận tiện cho giao thương buôn bán

Câu 2. Theo ước tính, vào thế kỉ V TCN, ở thành A-ten có khoảng 400000 dân, trong đó đàn ông có quyền tự do có quyền công dân chỉ khoảng 30 000 người. Em hãy tính xem có bao nhiêu phần trăm dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten

Trả lời:

Dân số có quyền công dân trong nhà nước dân chủ A-ten chiếm: 30 000 : 400 000 x 100 = 7,5% trong nhà nước dân chủ.

Vận dụng

Câu 3: Quan sát logo của tổ chức tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO), em hãy cho biết: Logo đó được lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hy Lạp cổ đại.

Tham khảo thêm:   Cách chia sẻ vị trí hiện tại trên Zalo

UNESCO

Trả lời:

UNESCO sử dụng hình ảnh mô phỏng mặt tiền của Đền Thờ Parthenon (Pac-te-nong) làm biểu tượng của Tổ chức.

Lý thuyết Hy Lạp cổ đại

I. Điều kiện tự nhiên

  • Lãnh thổ Hy Lạp chủ yếu nằm ở vùng bờ biển phía nam bán đảo Ban căng.
  • Địa hình chủ yếu là đồi núi, đất đai khô cằn chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.
  • Hy Lạp có nhiều khoáng sản như đồng, sắt, vàng, bạc đặc biệt là đá cẩm thạch.
  • Hy Lạp có đường bờ biển dài, có hàng nghìn hòn đảo thuận tiện cho giao thương, buôn bán

II. Tổ chức nhà nước thành bang

– Hy Lạp cổ đại gồm nhiều thành bang độc lập, mỗi thành bang có lãnh thổ, luật pháp, đồng tiền riêng…tiêu biểu là hình thức nhà nước dân chủ A-ten.

– Nhà nước A-ten gồm có 4 cơ quan chính:

  • Đại hội nhân dân.
  • Hội đồng 10 tướng lĩnh.
  • Hội đồng 500.
  • Tòa án 6000 người.

III. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

  • Chữ viết: sáng tạo ra hệ thống chữ viết gồm 24 chữ cái.
  • Văn học: thần thoại Hy Lạp, sử thi Iliat và Ôđixê…
  • Kiến trúc và điêu khắc: Đền Pác-tê-nông, A-tê-na, nhà hát Đi-ô-ni-xốt,…

Trắc nghiệm Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại

Câu 1: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo

A. I-ta-li-a.
B. Ban-căng.
C. Trung Ấn.
D. Đông Dương.

Đáp án: B

Lời giải: Lãnh thổ Hi Lạp cổ đại chủ yếu nằm ở phía nam bán đảo Ban-căng.

Câu 2: Hi Lạp có nhiều khoáng sản như: đồng, sắt, vàng, bạc, đặc biệt là:

A. titan.
B. thép.
C. thiếc.
D. đá cẩm thạch.

Đáp án: D

Lời giải: Hi Lạp có nhiều khoáng sản đặc biệt là đá cẩm thạch.

Câu 3: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho sự sinh trưởng của loại cây trồng nào dưới đây?

A. Nho, ô liu.
B. Lúa nước.
C. Bạch dương.
D. Ngô đồng.

Đáp án: A

Lời giải: Đất đai của Hi Lạp khô cằn, chỉ thuận lợi cho trồng nho, ô liu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 6 Bài 10: Hy Lạp cổ đại Soạn Sử 6 trang 53 sách Chân trời sáng tạo của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *