Bạn đang xem bài viết ✅ Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống Soạn Sử 10 trang 13 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Lịch sử 10 Bài 2 Cánh diều giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi phần nội dung bài học và phần luyện tập vận dụng trang 13, 14, 15, 16, 17 bài Tri thức lịch sử và cuộc sống.

Lịch sử 10 Cánh diều Bài 2 được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa chủ đề 1: Lịch sử và Sử học. Sử 10 Bài 2 Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 10 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời phụ huynh có thể sử dụng để hướng dẫn con em học tập và đổi mới phương pháp giải phù hợp hơn.

Giải câu hỏi giữa bài Lịch sử 10 bài 2 Cánh diều

1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử

Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2, hãy:

Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống con người.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, theo em cần làm gì để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Trả lời

Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống con người:

– Vai trò:

  • Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
  • Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
  • Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

– Ý nghĩa:

  • Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn và bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
  • Con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
  • Giúp con người dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai, thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.

– Theo em, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc cần:

Một là, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, ban, ngành chức năng về xây dựng và phát triển văn hóa, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Hai là, tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam. Tích cực đấu tranh, bài trừ các sản phẩm văn hóa độc hại, phản động, đồi trụy; đồng thời, hạn chế hoặc gạt bỏ những hủ tục để tạo dựng đời sống tinh thần lành mạnh trong nhân dân.

Tham khảo thêm:   Sữa bột nguyên kem có Gái Hà Lan Dutch Lady có tăng cân không?

Ba là, xây dựng cơ chế, chính sách phát triển văn hóa đối ngoại; hỗ trợ quảng bá nghệ thuật quốc gia và xuất khẩu các sản phẩm văn hóa ra nước ngoài. Chủ động mở rộng hợp tác văn hóa với các nước, thực hiện đa dạng các hình thức văn hóa đối ngoại và đưa các quan hệ quốc tế về văn hóa đi vào chiều sâu, đạt hiệu quả thiết thực. Tiếp nhận có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú thêm văn hóa dân tộc với tinh thần chủ động để vừa đón nhận cơ hội phát triển vừa vượt qua các thách thức, nhằm giữ gìn, hoàn thiện bản sắc văn hóa dân tộc; đồng thời, hạn chế, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực, mặt trái của toàn cầu hóa về văn hóa.

Bốn là, tiếp tục hoàn thiện thể chế, chế định pháp lý và thiết chế văn hóa bảo đảm xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam. Đồng thời, từng bước thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng miền và các giai tầng xã hội; ngăn chặn và đẩy lùi sự xuống cấp về đạo đức xã hội.

2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời

Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3, hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời?

Trả lời:

Phải học tập lịch sử suốt đời vì:

  • Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng tri thức lịch sử của quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
  • Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới. Do vậy những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai.
  • Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mỗi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức; hoàn thiện và phát triển kỹ năng, xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội; tạo ra những cơ hội trong cuộc sống và nghề nghiệp.

Giải Luyện tập và vận dụng Sử 10 Cánh diều Bài 2

Câu 1

Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?

Gợi ý đáp án

Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cá nhân và xã hội:

– Vai trò:

  • Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
  • Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
  • Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.

– Ý nghĩa:

  • Giúp con người nhận thức sâu sắc về côi nguồn, về bản sắc cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biếu về cội nguồn và bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng.
  • Con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
  • Giúp con người dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương la, thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
Tham khảo thêm:  

Câu 2

Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách thức sưu tầm).

Gợi ý đáp án 

Câu chuyện 1

Sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (cách thức sưu tầm: Báo điện tử noichinh.vn)

Từ năm 1965, Đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân viễn chinh và chư hầu vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam; đồng thời, thực hiện chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân hòng khuất phục dân tộc Việt Nam bằng bạo lực phản cách mạng. Đế quốc Mỹ và tay sai liên tiếp thực hàng loạt các chiến lược chiến tranh: “Chiến tranh một phía” (1954-1960), “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965), “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968), “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969-1973), kể cả tập kích chiến lược mang tính hủy diệt bằng B52 đối với miền Bắc và Thủ đô Hà Nội năm 1972. Sau khi thất bại trong các chiến lược chiến tranh và thua đau trên bầu trời Hà Nội, buộc phải ký Hiệp định Paris năm 1973 và rút khỏi miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ vẫn tiếp tục âm mưu dùng ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn làm công cụ để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam, hòng biến miền Nam thành một “quốc gia” thân Mỹ mà thực chất vẫn là thuộc địa kiểu mới của Mỹ.

Đối diện với cuộc chiến tranh xâm lược, phản động, phi nghĩa ấy, dân tộc Việt Nam – một dân tộc thiết tha yêu chuộng hòa bình, trọng lẽ phải – không còn lựa chọn nào khác, buộc phải cầm súng, buộc phải sử dụng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng của Mỹ-Ngụy, chống lại bè lũ cướp nước và bán nước để giành lại hòa bình, tự do, độc lập và thống nhất Tổ quốc. Cả dân tộc Việt Nam đã huy động cao nhất tất cả tinh thần và lực lượng của mình để quyết chiến, quyết thắng.

Triển khai thực hiện nhiệm chiến lược cách mạng ở hai miền theo mục tiêu chung của cách mạng cả nước, Đảng ta đã chủ trương tập hợp quần chúng rộng rãi bằng các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất phù hợp với tình hình cụ thể. Ngày 10/9/1955, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ra đời; ngày 20/12/1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập; và sau đó, Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam được thành lập vào ngày 20/4/1968.

Tuy mục tiêu, cương lĩnh, thành phần, cơ cấu tổ chức có nhiều điểm khác nhau nhưng hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, dân sinh là mẫu số chung để quy tụ, tập hợp, đoàn kết toàn dân thành một khối thống nhất theo tinh thần “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định.

Trên cơ sở các hình thức mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng tổ chức xây dựng, thực hiện thế trận chiến tranh nhân dân trường kỳ, toàn diện bằng sự kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang nhân dân; kết hợp giữa quân sự, chính trị và ngoại giao, vừa khởi nghĩa vũ trang vừa tiến công quân sự; vừa kháng chiến vừa kiến quốc. Các lực lượng chính trị và vũ trang nhân dân đều được tổ chức, huấn luyện và lãnh đạo một cách bài bản, chặt chẽ, thống nhất bởi một Đảng cách mạng, chân chính, khoa học, tiêu biểu cho lợi ích, trí tuệ, bản lĩnh và ý chí sắt đá của toàn dân tộc.

Nhờ vậy, trong suốt trường kỳ kháng chiến, sức mạnh của lòng yêu nước, của đoàn kết thống nhất dân tộc và sức mạnh của chiến tranh nhân dân không ngừng được nhân lên. Quân và dân ta càng đánh càng mạnh, càng mạnh càng thắng, còn kẻ địch càng đánh càng bị phân hóa và cô lập. Đến cuối năm 1974 đầu năm 1975, chớp thời cơ chiến lược, Đảng ta chủ trương tiến hành cuộc động viên tổng lực trong cả nước ở mức cao nhất cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thu giang sơn về một mối. Thực hiện quyết tâm của Đảng, cả dân tộc dốc sức, dồn lực ra quân thực hiện tổng tiến công và nổi dậy trong Mùa Xuân 1975 lịch sử.

Tham khảo thêm:   Đọc: Anh đom đóm - Tiếng Việt 4 Cánh diều Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 7

Sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc từ hơn 20 năm trường kỳ kháng chiến được dồn lại cho thời khắc lịch sử vinh quang. Dân tộc ta đã giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là minh chứng rõ ràng nhất cho sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết dân tộc thời đại Hồ Chí Minh.

Câu chuyện 2

Cuối năm 1284, Tại hội nghị Diên Hồng, các vị bô lão được nghe thông báo những tin tức về việc quân giặc đã áp sát biên giới phía Bắc nước ta. Quyết sách được định đoạt tại hội nghị này là sự lựa chọn một trong hai giải pháp là “đánh” hay “không đánh” (nói cách khác là để trả lời câu hỏi nên “hòa” hay “chiến”) một khi quân giặc kéo sang xâm lăng bờ cõi nước ta. Nếu chấp nhận hòa với quân giặc nghĩa là mất tất cả còn như nếu toàn dân đồng lòng liều chết để đánh thì có thể giữ được tất cả. Vậy, Đại Việt nên hòa hay nên đánh? Được nhà vua hỏi kế đánh giặc, các bô lão muôn người cùng hô một tiếng “Đánh!” Và tiếng hô quyết đánh đã rung chuyển cả điện Diên Hồng. Câu hỏi của những người đứng đầu Nhà nước Đại Việt đặt ra cho các bô lão, tầng lớp được tôn trọng nhất trong xã hội nước ta thuở đó, chính là sự củng cố sức mạnh đoàn kết của toàn dân trước thử thách mới của lịch sử

Câu 3

Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn bè.

Gợi ý đáp án 

Ví dụ về vận dụng những kiến thức lịch sử để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống:

Trong lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh được biết đến là người có tinh thần tự học ngoại ngữ, học từ vựng một cách có hệ thống, học từng từ vựng, bằng cách hỏi chính người bản xứ. Vì vậy, ngày nay cần học tập và làm theo Bác, có tinh thần tự học, ý chí vượt lên mọi khó khăn, vừa học, tranh thủ mọi cơ hội để học, luôn có thái độ học tập nghiêm túc, ý thức tự học thường trực, coi đó là nguồn gốc căn bản để nâng cao trình độ bản thân.

Tấm gương tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh, soi xét trong thực tiễn đã qua, hiện nay và cả mai sau, vẫn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa giáo dục hết sức sâu sắc; đó mãi là một tấm gương sáng ngời, một di sản vô giá đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục của Đảng và nhân dân ta. Tư tưởng và tinh thần tự học của Người là động lực phấn đấu để rèn luyện, tự vươn lên hoàn thiện bản thân, giúp ích cho gia đình và xã hội.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Lịch sử 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống Soạn Sử 10 trang 13 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *