Bạn đang xem bài viết Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên – Điểm nhấn văn hoá, du lịch tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Với sự phát triển của du lịch, nét văn hóa truyền thống này càng có cơ hội phát triển hơn nữa, tạo nên sức hút mãnh liệt với những du khách. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên – Điểm nhấn văn hoá, du lịch nhé.

Tìm hiểu về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Cồng chiêng là một loại nhạc cụ Châu Á thuộc bộ gõ, đây là một loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số và có tên tiếng anh là goong.

Cồng chiêng Tây Nguyên đã góp phần tạo nên những sử thi đi vào những áng thơ ca đậm chất tây nguyên vừa lãng mạn vừa hùng tráng khẳng định giá trị tồn tại trên mảnh đất Tây Nguyên từ hàng ngàn đời nay

Tham khảo thêm:   Soạn bài Tuyên ngôn Độc lập (Phần 1: Tác giả) Soạn văn 12 tập 1 tuần 2 (trang 23)

Mang đến những tiếng cồng trầm đục, vừa trầm lắng vừa hào hùng, vọng khắp núi rừng.

Mặc dù ngày nay, cồng chiêng đã không còn phổ biến nhưng đây vẫn là một nhạc cụ mang đậm nét văn hóa phi vật thể được nhà nước và rất nhiều tổ chức bảo tồn.

Giá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Giá trị văn hóa cồng chiêng Tây NguyênGiá trị văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên thường được tổ chức bởi các dân tộc: Gia Rai, Ê Đê Kpah, Ba Na, Xơ Đăng, Brâu, Cơ Ho… thì loại nhạc cụ này chỉ dành riêng cho nam giới, còn đối với dân tộc Ê Đê thì chỉ có nữ giới mới được chơi cồng chiêng. Nhưng cũng có những dân tộc như Mạ, M’Nông thì cả nam và nữ đều có thể chơi được.

Mỗi giai điệu mỗi bản nhạc cồng chiêng đều có một ý nghĩa khác nhau, bước múa cũng khác nhau. Với mỗi sự kiện khác nhau, các vở diễn sẽ được thực hiện để phù hợp với tính chất sự kiện.

Mỗi giai điệu vang lên như nói lên tiếng lòng, tâm tư, tình cảm của đồng bào của các dân tộc thiểu số. Thanh âm của cồng chiêng được coi là sợi dây kết nối với thần linh, để gửi gắm những mong mỏi của con người đến với thế giới tâm linh.

Cách đánh cồng chiêng

Cách đánh cồng chiêngCách đánh cồng chiêng

Cồng chiêng có hai cách đánh, một là cách đánh bằng dùi, hai là đánh bằng cườm tay. Dùi cũng được chia làm hai loại là dùi mềm và dùi cứng. Dùi cứng là dùi gỗ được đục đẽo kỹ lưỡng, còn dùi mềm làm từ gốc cây dứa dại khô.

Tham khảo thêm:   Tìm hiểu hoa bìm bịp: Ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc

Loại dùi mềm sẽ cho âm thanh ngân vang, trầm đục, hào hùng và tròn trịa. Còn dùi cứng va chạm cùng kim loại sẽ tạo ra âm thanh rất lớn, mãnh liệt.

Trong quá trình đánh cồng, phải kết hợp thật nhuần nhuyễn giữa hai tay, để tạo nên giai điệu hoàn chỉnh. Vì vậy đòi hỏi ở những người đánh cồng cùng kết hợp với nhau một cách hoàn hảo mới tạo nên cả một bài diễn tấu.

Những bài nhạc cồng chiêng

Những bài nhạc cồng chiêngNhững bài nhạc cồng chiêng

Để thỏa mãn việc dùng tiếng cồng chiêng giao tiếp với thần linh, các bài nhạc được sáng tạo rất đa dạng:

  • Vào lễ đâm trâu, người Tây Nguyên sẽ chơi dàn chiêng với các bài hát Cheng, Spo, Pru với giai điệu hào hùng.
  • Còn với lễ bỏ mả, phần lớn sẽ chơi dàn chiêng Arap. Đêm cuối cùng khi hoàn tất, người thân sẽ quỳ xuống trước Pnang than khóc để tưởng nhớ cho linh hồn của người đã khuất.

Các hình ảnh đẹp về văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên

Hình ảnh những nam nhân chơi cồng chiêng tại mảnh đất Tây NguyênHình ảnh những nam nhân chơi cồng chiêng tại mảnh đất Tây Nguyên

Khung cảnh mọi người vây quanh lễ hội cồng chiêngKhung cảnh mọi người vây quanh lễ hội cồng chiêng

Các thanh niên và thiếu nữ vui đùa trong lễ hộiCác thanh niên và thiếu nữ vui đùa trong lễ hội

Lễ hội cồng chiêng là một phần không thể thiếu tại mảnh đất nàyLễ hội cồng chiêng là một phần không thể thiếu tại mảnh đất này

Hình ảnh đốt lửa trại tại lễ hội cồng chiêngHình ảnh đốt lửa trại tại lễ hội cồng chiêng

Trên đây là những thông tin về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên mà Wikihoc.com tổng hợp được. Hi vọng qua bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn về lễ hội này và có được trải nghiệm thật thú vị khi đến với mảnh đất Tây Nguyên nhé.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Ngày khác lạ

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên – Điểm nhấn văn hoá, du lịch tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *