Bạn đang xem bài viết Làm gì khi bé không chịu bú sữa công thức? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Sữa công thức là gì?

Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột, là sữa tươi đã qua công nghệ xử lý biến sữa ở dạng nước thành dạng bột để dễ bảo quản, mang đi và hạn sử dụng lâu hơn.

Sữa công thức được thay đổi về thành phần nên có thể dùng được cho cả trẻ sơ sinh và dưới 1 năm tuổi.

Sữa công thức được phân chia thành các sản phẩm theo nhóm tuổi (0 – 6 tháng, 6 – 12 tháng, 1 – 3 tuổi…) hay theo nhu cầu dinh dưỡng (sữa cho trẻ béo phì, sữa cho trẻ nhẹ cân thấp còi, trẻ tiêu hóa kém…)… với đa dạng nhãn hiệu của trong và ngoài nước.

  • Cách kết hợp cho trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức

Sữa công thức hay sữa bột là sữa tươi xử lý thành dạng bộtSữa công thức hay sữa bột là sữa tươi xử lý thành dạng bột

Tham khảo thêm: Mẹo cai sữa cho bé hiệu quả và đơn giản mà mẹ cần biết

Với bé bắt đầu tập bú sữa công thức

Nguyên nhân bé từ chối sữa công thức

– Bé đã quen với sữa mẹ và ti mẹ nên từ chối khi bắt đầu làm quen với sữa công thức. Đây là nguyên do thường gặp.

– Bé không thích dùng bình bú, hay núm vú giả không phù hợp: Có thể bé chấp nhận vị sữa công thức, nhưng việc bú bình còn quá lạ lẫm với bé và núm vú da thật khác xa với ti mẹ nên khó để làm quen.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 6 Unit 7: Communication Soạn Anh 6 trang 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống - Tập 2

– Sữa công thức mẹ chọn không phù hợp với vị giác của bé. Vì cũng như người lớn, bé cũng có “khẩu vị” riêng của mình. Khi làm quen với thực phẩm mới như sữa công thức mẹ chọn, bé có thể thích hoặc không.

  • Chọn sữa giống sữa mẹ nhất cho bé tập bú bình

Có thể bé đã quen với sữa mẹ và chưa chấp nhận được ngay sữa công thức

Có thể bé đã quen với sữa mẹ và chưa chấp nhận được ngay sữa công thức

Cách tập cho bé làm quen sữa công thức

Trước hết, mẹ hãy thử cho bé dùng sữa công thức khi bé đói để bé dễ chấp nhận hơn. Lưu ý không để khi bé quá đói sẽ khiến bé cáu kỉnh và khó cho bé ăn.

Nếu sau nhiều lần thử nhưng không mang lại kết quả, kể cả việc đổi sữa mới bé vẫn nhất mực từ chối với sữa công thức, mẹ có thể tham khảo vài mẹo sau:

– Pha sữa công thức với sữa mẹ hoặc pha vào thức ăn dặm của bé: Bắt đầu với 1 chút sữa công thức pha vào sữa mẹ, sau đó giảm dần lượng sữa mẹ và tăng dần sữa công thức. Hoặc mẹ có thể pha sữa công thức vào thức ăn dặm của bé (nếu bé đã đủ tuổi ăn dặm) để bé làm quen với vị sữa.

– Chọn núm vú cao su tốt, mềm cho gần giống với ti mẹ để bé dễ làm quen. Làm ấm núm vú da 1 chút trước khi cho bé ti sẽ dễ dụ bé hơn.

– Mẹ cũng có thể thoa chút sữa mẹ lên vú da để dụ bé.

– Có thể thử cho bé uống sữa bằng thìa và cốc, vì đôi khi đơn giản chỉ là bé không chịu bú bình.

– Kiểm tra lại loại sữa đã dùng và tham khảo dùng thử sữa mới. Vì biết đâu bé không thích vị sữa đã chọn và nó khiến bé khó tiêu hóa.

Tham khảo thêm:   Mật mã tình yêu bằng số để tỏ tình người ấy cực ý nghĩa

Pha sữa mẹ với sữa công thức là 1 mẹo giúp bé làm quen với sữa mới

Pha sữa mẹ với sữa công thức là 1 mẹo giúp bé làm quen với sữa mới

Với bé đang bú sữa công thức đột nhiên từ chối

Nguyên nhân khiến bé từ chối sữa công thức

– Mẹ đổi sữa mới.

– Bé “chán” sữa công thức đang dùng.

– Bé ốm bệnh, cơ thể mệt mỏi nên chán ăn.

– Thay đổi môi trường sống: như chuyển nhà, đi nhà trẻ hay đổi người chăm trẻ…

– Bé được cho ăn quá nhiều nên ngang dạ, hay mẹ ép bé uống trên mức nhu cầu khiến bé sợ và từ chối sữa.

  • Mẹ cho con bú nên ăn trái cây gì để nhiều sữa?

Có thể bé đã

Có thể bé đã “chán” với sữa đang dùng

Giải pháp

– Thử quay lại sữa cũ và tập dần cho bé với sữa mới: Nguyên tắc khi mẹ muốn đổi sữa mới cho bé là giảm dần 1 cữ sữa cũ và thay vào 1 cữ sữa mới cho đến khi bé quen dần với sữa mới. Nó cũng tốt hơn để hệ tiêu hóa của bé kịp thích nghi với sữa mới.

– Giảm cữ sữa tạm thời nếu bé đang rơi vào tình trạng chán sữa hay sợ uống sữa, khi đó mẹ có thể tăng lượng ăn cho bé và bổ sung vào đó các thực phẩm giàu canxi (tôm, cua, cá…). Hoặc với các bé lớn mẹ có thể thay thế bằng sữa tươi hay các chế phẩm từ sữa cho bé (lưu ý độ tuổi và lượng dùng).

– Lưu ý lượng sữa thích hợp với nhu cầu độ tuổi của bé.

  • Những thắc mắc về sữa công thức mẹ không biết hỏi ai

Đừng ép bé uống quá mức nhu cầu khiến bé sợ mà từ chối sữa công thức

Đừng ép bé uống quá mức nhu cầu khiến bé sợ mà từ chối sữa công thức

Mẹ tham khảo liều lượng sữa chuẩn 1 ngày theo từng giai đoạn:

– Trẻ 1 tuần tuổi: 60 ml sữa/bữa x 7 bữa/ngày.

Tham khảo thêm:   Trái trâm đặc sản của mùa hè và là những tác dụng đối với sức khoẻ ít người biết

– Trẻ 2 – 4 tuần: 70 ml sữa/bữa x 7 bữa/ngày.

– Trẻ 1 – 2 tháng: 120 ml sữa/bữa x 7 bữa/ngày.

– Trẻ 3 – 4 tháng: 150 ml sữa/bữa x 6 bữa/ngày.

– Trẻ 5 – 6 tháng: 180 ml sữa/bữa x 5 bữa/ngày + 1 – 2 bữa bột loãng + nước quả (trái cây)

– Trẻ từ 7 – 8 tháng: 200 ml sữa/bữa x 3 bữa/ngày + 2 – 3 bữa bột đặc + nước quả (trái cây).

– Trẻ từ 9 – 12 tháng: 200 ml sữa/bữa x 2 bữa/ngày + 3 – 4 bữa bột đặc + nước quả ( trái cây).

Cuối cùng

Nếu đã thử mọi cách mà bé vẫn quay lưng với sữa công thức, mẹ đừng cố ép sẽ càng khiến bé sợ và từ chối.

Hãy ngưng việc làm quen và chờ 1 thời gian sau đó để thử lại. Có thể giai đoạn này bé không thích vì cách mẹ tiếp cận không phù hợp khiến bé sợ và từ chối nhưng lần thử sau đó lại rất dễ dàng. Quan trọng là mẹ hãy cố xác định được nguyên nhân bé từ chối sữa để có hướng tiếp cận phù hợp cho con.

Tham khảo thêm: 5 mẹo dân gian trị ọc sữa cho trẻ sơ sinh hiệu quả mà an toàn

Bởi vì sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng với trẻ nên việc cho bé làm quen với sữa công thức hay loại sữa khác ngoài sữa mẹ là việc sớm hay muộn mà thôi. Để bé dễ làm quen với loại sữa mới, mẹ đừng bỏ qua những mẹo hay tham khảo được nhé. Ngoài ra còn được nghiên cứu bởi các thương hiệu lớn như Vinamilk, sữa Enfagrow, sữa Optimum, sữa Frisolac, Morinaga…để đảm bảo trẻ phát triển toàn diện.

Đừng quên xem những bài viết về sức khỏe mẹ và bé tại Khỏe đẹp mỗi ngày, Mẹ và bé.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Làm gì khi bé không chịu bú sữa công thức? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *