Bạn đang xem bài viết Lá ngón: Độ nguy hiểm, độc tính và cách sơ cứu khi ngộ độc tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Không phải tự dưng mà lá ngón được ví như một loại “thuốc độc” khiến nhiều người phải dè chừng khi nhắc tới, và mong ước rằng nó chỉ nên ở yên trong văn chương. Tại sao lại vậy? Hãy để Mị nói cho mọi người nghe nhé!

Cây lá ngón thường mọc ở đâu?

Lá ngón là loại cây thường mọc tại vùng núi phía bắc nước ta như Hòa Bình, Cao Bằng, Hà Tây, Hà Giang, Lào Cai, Tuyên Quang hoặc Măng Đen. Ngoài ra, cây lá ngón còn mọc ở một số nước vùng nhiệt đới, một số vùng của Trung Quốc, Châu mỹ.

Cách nhận biết cây lá ngón

Cách nhận biết cây lá ngónCách nhận biết cây lá ngón

Theo Wikipedia: Đây là một loại cây leo thân quấn thường xanh, dài tới 12m, cành không có lông, trên thân hơi có khía dọc.

Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài, hơi hình mác, đầu nhọn, phía cuống nhọn hoặc hơi từ, mép nguyên, bóng nhẵn, dài 7-12 cm, rộng 2,5-5,5 cm.

Hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá. Cánh hoa màu vàng. Mùa hoa tháng 6, 8, 10.

Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài một cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.

Tham khảo thêm:  

Đây được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất gồm: cây củ chi, lá ngón, trúc đào và cây sui. Vì vậy, chỉ cần ăn 3 lá ngón là bạn sẽ mất mạng ngay lập tức.

Lương y đa khoa Bùi Hồng Minh, Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình cho hay lá ngón thường được biết đến với nhiều tên như: Câu vẫn, Hoàng đằng, Đoạn trường thảo, Co ngón, Hồ mạn trường, Hồ mạn đằng, Thuốc rút ruột,… Lá ngón thuộc họ mã tiền, loại cây khá phổ biến ở miền rừng núi nước ta, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang,….

Độc tính trong lá ngón nguy hiểm đến mức nào?

Trong lá ngón có chứa một chất kịch độc có thể giết người trong “nháy mắt”. Loại độc tố trong lá ngón là hoạt chất alkaloid.

Alkaloid được biết đến là những hợp chất hữu cơ có chứa dị vòng nitơ, có tính bazơ, thường gặp ở trong nhiều loài thực vật và đôi khi còn tìm thấy trong một vài loài động vật.

Đặc biệt, alkaloid có hoạt tính sinh lý rất cao đối với cơ thể con người và động vật, nhất là hệ thần kinh. Một lượng nhỏ alkaloid cũng có thể gây chết người.

Đây là một loại độc tố nguy hiểm. Loại độc trong lá ngón ngấm rất nhanh chỉ mất 5-30 phút qua đường tiêu hóa, thời gian gây chết người trung bình của độc lá ngón trong vòng từ 1 – 7 tiếng.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Ra-ma buộc tội - Cánh diều 10 Ngữ văn lớp 10 trang 28 sách Cánh diều tập 1

Theo nghiên cứu về lá ngón được nhóm nghiên cứu tại khoa Sinh, Đại học Đà Lạt, chỉ cần ngắt lá, bẻ cành, để chất nhựa độc dính vào tay rồi vô tình tiếp xúc với đồ ăn, vết thương hở, lập tức các độc tính sẽ gây ra triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn dẫn đến chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Thành phần có thể giết người trong loại cây này là các alkaloid chứa trong toàn bộ cây, độc tính giảm dần theo thứ tự rễ, lá, hoa, quả và thân cây.

Theo lương y Hồng Minh, độc lá ngón gây tử vong rất nhanh vì độc tính nội tại quá mạnh.

Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó dẫn đến mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cách đây hơn 60 năm, nhà văn Tô Hoài viết: “Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa”. Bây giờ, thời đại đã khác, hãy cứ để lá ngón nằm yên trong văn chương, chứ đừng đưa lá ngón ra đời thường.

Cách xử trí khi bị ngộ độc lá ngón

Lá ngón không dễ phân biệt, những người chưa từng gặp qua sẽ dễ nhầm lẫn với một số loại cây khác, nhất là những bạn trẻ hay đi du lịch miền núi, nhỡ đâu trúng độc của lá ngón cần phải nhanh trí xử lí ngay để không dẫn đến tình huống xấu nhất. Vì nếu không phát hiện sớm, sơ cứu, cấp cứu khẩn trương và điều trị kịp thời, người trúng độc có thể mất mạng sau 1-7 giờ ngộ độc.

Tham khảo thêm:   Bộ đề kiểm tra 1 tiết chương 1 Đại số lớp 8 (13 đề) Đề kiểm tra chương 1 Đại số 8

Do vậy, khi phát hiện người bị ngộ độc cây lá ngón, phương pháp xử trí ban đầu hết sức quan trọng, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như gây nôn: uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn, sau đó nhanh chóng chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ độc chất, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, uống than hoạt, truyền dịch.

Sau đó khẩn trương vận chuyển bệnh nhân tới bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu điều trị giải độc và tích cực tránh những biến chứng muộn nặng nề, nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong.

Hy vọng qua bài viết này mọi người đã biết lá ngón nguy hiểm đến mức nào. Vì thế hãy cẩn thận bảo vệ bản thân bạn và những người xung quanh khi gặp loại lá này, tuyệt đối không bẻ hoa để chụp hình, cũng như tránh xa chúng ngay nhé.

Nguồn: Tổng hợp

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lá ngón: Độ nguy hiểm, độc tính và cách sơ cứu khi ngộ độc tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *