Bạn đang xem bài viết Lá khổ qua có ăn được không? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là loại cây có chứa nhiều dưỡng chất và được dùng để chế biến các món ăn hằng ngày trong bữa cơm như khổ qua nhồi thịt, canh khổ qua cá thác lác, khổ qua xào trứng,… Vậy thì lá khổ qua có thể chế biến được các món ăn tương tự vậy hay không?

Lá khổ qua có ăn được không?

Câu trả lời tất nhiên là có. Theo y học dân gian thì trái và cả lá khổ qua có tính hàn, có chức năng chống viêm, hạ sốt, phòng trị các chứng bệnh thông thường. Chúng được xem là một món ăn có vị thuốc.

Thường thì phần lá và phần đọt của lá khổ qua còn non sẽ trở thành nguyên liệu cho các món luộc, món canh hoặc dùng để xào. Canh lá khổ qua được nấu chung với thịt, xương heo hoặc chả cá đều rất thơm ngon và bổ dưỡng. Một số món ăn hằng ngày được chế biến từ lá khổ qua như canh lá khổ qua, lá khổ qua chiên tỏi, lá khổ qua nấu cá rô,…

Tham khảo thêm:   Sổ theo dõi sức khỏe trẻ Mầm non Mẫu sổ theo dõi sức khỏe học sinh

Các món ăn với lá khổ quaCác món ăn với lá khổ qua

 Lá mướp đắng có tác dụng gì?

Tắm cho trẻ bị rôm sẩy

Theo Đông y, lá khổ qua còn có chức năng là giải nhiệt cơ thể, giải độc, chữa một số bệnh như viêm họng, tiểu đường, đau mắt, di tinh, mộng tinh,…

Bác sĩ Đặng Thị Ngoan là bác sĩ Nhi – Sơ sinh tại Khoa Sơ sinh Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long cho biết lá khổ qua (mướp đắng) dùng để nấu tắm cho trẻ bị rôm sẩy rất hiệu quả bởi vì chúng có tính mát và hơi hàn nên chữa rất tốt.

Phụ nữ mang thai không nên ăn lá khổ quaPhụ nữ mang thai không nên ăn lá khổ qua

Tốt cho người bệnh huyết áp cao

Bên cạnh đó, bác sĩ Ngô Thị Tâm là một bác sĩ khoa nội cho rằng trái và lá khổ qua có chứa nhiều vitamin C, A, B, protein, beta-carotene, chất chống oxy hoá, hàm lượng kali cao. Chính nhờ những dưỡng chất đó mà giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể, bổ mắt và tốt cho người bị bệnh huyết áp cao.

Lá mướp đắng tốt cho người bị huyết áp caoLá mướp đắng tốt cho người bị huyết áp cao

Hỗ trợ điều trị ung thư

Y học hiện đại đã chứng minh lá khổ qua có công dụng diệt vi khuẩn và virus, hỗ trợ người mắc bệnh ung thư trong quá trình xạ trị. Khoa học đã tìm ra những thức ăn chứa vị đắng có chứa nhiều vitamin B17, có sức “chống phá” tế bào ung thư trong đó có lá khổ qua.

Tham khảo thêm:   Lịch sử Địa lí lớp 4 Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương Giải Lịch sử Địa lí lớp 4 sách Cánh diều

Lá mướp đắng hỗ trợ điều trị ung thưLá mướp đắng hỗ trợ điều trị ung thư

Lưu ý khi ăn lá khổ qua

Trong một số trường hợp không nên sử dụng lá khổ qua và trái khổ qua, đó là phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị hạ đường huyết, người bị bệnh về tiêu hoá,…

Phụ nữ mang thai không nên ăn lá khổ quaPhụ nữ mang thai không nên ăn lá khổ qua

Lá khổ qua rất tốt cho cơ thể nhưng phải ăn một liều lượng vừa phải, không nên quá lạm dụng vì có thể xảy ra một số tình huống phản tác dụng.

Vậy là bạn đã có được thông tin lá khổ qua có ăn được không rồi chứ? Lá khổ qua không những ăn được mà còn có tính dược, là một vị thuốc để chữa trị một số bệnh. Bên cạnh đó, chúng ta cần chú ý các trường hợp không nên dùng lá khổ qua để tránh những tình huống đáng tiếc nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lá khổ qua có ăn được không? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *