Bạn đang xem bài viết Lá khế có tác dụng gì? Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá khế tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Lá khế là loại lá lành tính, vị chát vậy nên có tác dụng giải độc và thanh nhiệt rất tốt. Cùng tìm hiểu rõ hơn với Wikihoc.com về tổng quan cây khế và tác dụng thần kỳ của lá khế chữa bệnh như nào nhé!

Tổng quan về cây khế

Cây khế có tên khoa học là Averrhoa carambola là loài cây ăn quả ở các nước nhiệt đới Đông Nam Á – Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Philippines. Khi cây trưởng thành hoàn toàn có chiều cao khoảng 5- 12 m. Hoa của cây khế có màu đỏ tím, nhỏ và những cánh có hình vuông. Quả khế hình ngôi sao màu vàng cam khi chín, quả giòn có vị ngọt chua xen lẫn và có thể ăn trực tiếp hoặc ngâm chua, nấu ăn.

Về mặt y học, quả khế có tác dụng nhuận tràng và được dùng để chữa sốt cảm, huyết áp và bệnh tiểu đường. Ngoài ra, lá khế còn được dùng làm thuốc chữa bệnh thấp khớp, những bộ phận khác cũng có nhiều công dụng như: Hoa chống ho, hạt trị hen suyễn, đau bụng và vàng da.

Tham khảo thêm:   Lễ Thất Tịch ăn chè đậu đỏ - FA thoát ế, có đôi có cặp bên nhau trọn kiếp

Tổng quan về cây khếTổng quan về cây khế

Thành phần hóa học của lá khế

Theo một nghiên cứu từ trường Đại học Cần Thơ, cao chiết ethanol của lá khế có chứa các chất như: Alkaloid, flavonoid, steroid, đường khử, triterpene, tanin và saponin.

Thông qua thử nghiệm ức chế biến tính albumin bởi nhiệt từ cao chiết lá khế, cho thấy còn có tác dụng kháng viêm in vitro.

Thành phần hóa học của lá khếThành phần hóa học của lá khế

Lá khế có tác dụng gì?

Lá khế có những thành phần chứa nhiều kháng khuẩn, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây dị ứng, ngứa da. Bên cạnh đó, lá khế còn thanh mát, giải nhiệt cơ thể rất tốt và còn chữa một số bệnh như:

Điều hoà huyết áp

Những chất chiết xuất từ lá khế đã tạo nên sự ức chế co lại của mạch máu, cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể và giúp điều hòa huyết áp ổn định. Đây là một giải pháp rất tốt để ngăn chặn những sự dao động lên xuống của huyết áp tâm thu và tâm trương. Ngoài ra, các hợp chất có trong lá khế như: Flavonoid, phytochemical và saponin cũng có tác dụng hạ huyết áp.

Thúc đẩy tiêu hóa

Nhờ những chất xơ tự nhiên trong lá khế nên có khả năng làm dịu các triệu chứng táo bón, giảm đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy. Lá và quả khế chín còn là “ thần dược” giúp hạn chế các vấn đề về tiêu hoá, đường ruột.

Chữa mề đay, mẩn ngứa

Vì trong thành phần của lá khế có chứa rất nhiều chất kháng khuẩn nên giúp tiêu diệt vi khuẩn kích ứng, ngứa da.

Tham khảo thêm:   Toán 8 Hoạt động thực hành và trải nghiệm Chủ đề 2: Thực hành tạo Hologram Giải Toán 8 Cánh diều trang 90, 91, 92, 93

Theo y học cổ truyền, lá khế rất lành tính, có vị chua, chát mang lại tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Vậy nên lá khế được dùng phổ biến để điều trị các chứng dị ứng, mẩn ngứa, nổi mề đay,…

Nổi mề đay cũng là một triệu chứng dị ứng thường gặp, hãy xem ngay cách chữa mề đay bằng mẹo để áp dụng nhé!

Chữa đau họng và sổ mũi

Trong khế có nhiều dưỡng chất như: Vitamin C, vitamin B hay các khoáng chất thiết yếu như: Kẽm, sắt, kali,… giúp nâng cao hệ miễn dịch và trị được các bệnh như đau họng, sổ mũi.

Tác dụng của lá khếTác dụng của lá khế

Các bài thuốc chữa bệnh từ lá khế

Vì lá khế có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, sau đây là các bài thuốc thường được dùng như:

Chữa chứng nổi mề đay và ngứa da

  • Chuẩn bị: 20g lá khế
  • Thực hiện: Bạn rửa sạch lá khế, nấu để lấy nước uống hoặc tắm bằng nước khế 2 lần/ngày. Bạn cũng có thể dùng lá khế tươi đã rửa sạch, giã nát và đắp vào vùng bị mề đay, ngứa da.

Trị chứng đau họng và sổ mũi

  • Chuẩn bị: 90-120g quả khế tươi
  • Thực hiện: Bạn cũng rửa sạch quả khế và ép lấy nước uống đến khi khỏi bệnh

Trị chứng tiểu tiện không thông, choáng váng, đau đầu

  • Chuẩn bị: 20-40g lá chanh tươi, 20-40g lá khế tươi
  • Thực hiện: Bạn đem ngâm rửa sạch các lá rồi giã nát và vắt lấy nước. Sau đó, bạn chia thành 2 lần uống và dùng trước khi ăn.
Tham khảo thêm:  

Trị chứng ho khan và ho có đờm

  • Chuẩn bị: Hoa khế
  • Thực hiện: Bạn lấy hoa khế đi tẩm rượu gừng hoặc nước gừng rồi sao thơm trên chảo và sắc uống từ 4-12g/ ngày

Các bài thuốc chữa bệnh từ lá khếCác bài thuốc chữa bệnh từ lá khế

Những điều cần lưu ý khi dùng dược liệu từ khế

  • Đối với trẻ em trong giai đoạn phát triển, người mắc bệnh thận và người có nguy cơ bị loãng xương cao không nên dùng quá nhiều khế. Vì trong quả chứa axit oxalic – gây cản trở sự hấp thu canxi từ các thực phẩm khác.
  • Ngoài ra với khế chua, không nên dùng cho những người mắc bệnh dạ dày vì khế chua chứa rất nhiều axit và hạn chế ăn lúc đói.
  • Mặc dù, khế có nhiều thành phần cung cấp dinh dưỡng và tác dụng dược lý rất tốt nhưng bạn chỉ nên bổ sung với liều lượng vừa phải để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
  • Trong thời gian điều trị, nếu có bất cứ biểu hiện hay vấn đề nào, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn chuyên môn kịp thời.

Lưu ý khi dùng dược liệu từ khếLưu ý khi dùng dược liệu từ khế

Wikihoc.com mong rằng với những chia sẻ bổ ích trên đã giúp các bạn hiểu hơn về tác dụng và các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá khế. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khoẻ.

Nguồn: Net Med

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lá khế có tác dụng gì? Các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ lá khế tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *