Bạn đang xem bài viết ✅ Kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ Văn đạt điểm tối đa Đọc hiểu văn bản ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Cách làm đề đọc hiểu văn bản là một trong những tài liệu cực kì hữu ích, quan trọng với các em học sinh lớp 12.

Trong đề thi, kiểm tra Ngữ văn phần đọc hiểu văn bản chủ yếu sử dụng bài tập và câu hỏi tự luận. Do đó học sinh cần đọc kĩ câu hỏi, bài tập và lựa chọn nội dung trả lời, cách diễn đạt đúng với yêu cầu. Nội dung các câu hỏi và các bài tập đọc hiểu văn bản thường hướng vào các vấn đề sau: nội dung của văn bản, đoạn văn, những vấn đề về hình thức, nghệ thuật của văn bản như: Bố cục văn bản, các phương thức biểu đạt, các biện pháp tu từ, hình ảnh, chi tiết, từ ngữ…. Vậy dưới đây là toàn bộ kiến thức về cách làm phần đọc hiểu môn Ngữ văn mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh đó các em tham khảo thêm 27 đề đọc hiểu môn Ngữ Văn theo cấu trúc đề thi THPT quốc gia, Bộ 110 đề thi đọc hiểu luyện thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn.

Đặc điểm của kiểu bài đọc hiểu văn bản

Phần đọc hiểu Ngữ văn 12, cũng giống như phần đọc hiểu của những lớp 10, 11 mà các em đã học trước đó. Bài tập phần đọc hiểu Ngữ văn có chung những đặc điểm như sau:

– Kiểu bài đọc hiểu nằm ở Phần I (3 điểm) trong đề thi THPTQG Ngữ văn. Ngữ liệu đọc hiểu thường là một đoạn văn bản có thể thuộc bất cứ loại văn bản nào. Từ văn bản khoa học, báo chí, công vụ đến văn bản nghệ thuật. Miễn là văn bản ấy được viết bằng ngôn từ. Nhưng chủ yếu là văn bản nghị luận.

Yêu cầu đề bài của kiểu bài đọc – hiểu văn bản

Thông thường đề bài sẽ yêu cầu các em đọc hiểu và trả lời 4 câu hỏi nhỏ. Các em sẽ hiểu rõ hơn khi tham khảo các cách làm bài đọc hiểu ngữ văn dưới đây. Các câu hỏi phần đọc hiểu sẽ tập trung vào 1 số khía cạnh như:

  • Nội dung chính của văn bản hoặc ý nghĩa của văn bản.
  • Các thông tin quan trọng của văn bản: nhan đề, phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.
  • Những hiểu biết về từ ngữ, cú pháp, chấm câu, cấu trúc, thể loại văn bản.
  • Một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản và tác dụng của chúng.

Những kiểu câu hỏi thường sử dụng ở phần Đọc hiểu

  • Ở dạng câu hỏi nhận biết: Thường hỏi xác định phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ, tìm từ ngữ, hình ảnh, xác định cách trình bày văn bản…
  • Ở dạng câu hỏi hiểu: Thường hỏi học sinh hiểu như thế nào về một câu nói trong văn bản; hỏi theo học sinh thì vì sao tác giả lại cho rằng, nói rằng…(kiểu hỏi này là để xem học sinh và tác giả có đồng quan điểm hay không); Kiểu câu hỏi theo tác giả… Ba kiểu hỏi này thường lặp đi lặp lại.
  • Ở dạng câu hỏi vận dụng: Thường yêu cầu học sinh rút ra thông điệp có ý nghĩa, điều tâm đắc hoặc chỉ ra những việc làm cụ thể của bản thân.

Cách làm đề đọc hiểu văn bản

Bước 1: Đọc thật kỹ đề bài, đọc đến thuộc lòng rồi hãy làm từng câu, dễ trước khó sau.

  • Đề văn theo hướng đổi mới có 2 phần: đọc hiểu và làm văn. Phần đọc hiểu thường xoay quanh nhiều vấn đề, thí sinh cần nắm vững những kiến thức cơ bản sau:
  • Nhận biết 6 phong cách ngôn ngữ văn bản. Dựa ngay vào các xuất xứ ghi dưới phần trích của đề bài để nhận dạng được các phong cách như: Báo chí, Văn chương nghệ thuật, Khoa học, Chính luận, Khẩu ngữ hay Hành chính công vụ.
  • Xác định 5 phương thức biểu đạt của văn bản dựa vào các từ ngữ hay cách trình bày. Đoạn trích thấy có sự việc diễn biến (Tự sự), nhiều từ biểu lộ xúc động (Biểu cảm), nhiều từ khen chê, bộc lộ thái độ (Nghị luận), nhiều từ thuyết trình, giới thiệu về đối tượng (Thuyết minh) và có nhiều từ láy, từ gợi tả sự vật, sự việc (Miêu tả).
  • Nhận biết các phép tu từ từ vựng (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, lặp từ, nói quá, nói giảm, chơi chữ…); tu từ cú pháp (lặp cấu trúc câu, giống kiểu câu trước; đảo ngữ; câu hỏi tu từ; liệt kê).
  • Các biện pháp tu từ có tác dụng làm rõ đối tượng nói đến, tăng thêm gợi cảm, gợi hình ảnh, âm thanh, màu sắc, làm đối tượng hấp dẫn, sâu sắc.
  • Đối với, các văn bản trong đề chưa thấy bao giờ, học sinh cần đọc nhiều lần để hiểu từng câu, từng từ, hiểu nghĩa và biểu tượng qua cách trình bày văn bản, liên kết câu, cách ngắt dòng… để có thể trả lời những câu hỏi: Nội dung chính của văn bản, tư tưởng của tác giả gửi gắm trong văn bản.,thông điệp rút ra từ văn bản…

Bước 2: Đọc các yêu cầu, gạch chân các từ ngữ quan trọng, câu quan trọng. Việc làm này giúp các em lí giải được yêu cầu của dề bài và xác định hướng đi đúng cho bài làm, tránh lan man, lạc đề.

Bước 3: Luôn đặt câu hỏi và tìm cách trả lời: Ai? Cái gì? Là gì? Như thế nào? Kiến thức nào? Để bài làm được trọn vẹn hơn, khoa học hơn tránh trường hợp trả lời thiếu.

Bước 4: Trả lời tách bạch các câu, các ý. Chọn từ ngữ, viết câu và viết cẩn thận từng chữ.

Bước 5: Đọc lại và sửa chữa chuẩn xác từng câu trả lời. Không bỏ trống câu nào, dòng nào.

Một số lưu ý trong quá trình làm bài

  • Viết đúng từ ngữ, trình bày rõ ràng, đúng chính tả, dấu câu, không viết dài.
  • Chỉ dùng thời gian khoảng 30 phút làm câu hỏi đọc hiểu. Trả lời đúng câu hỏi của đề.
  • Làm trọn vẹn từng câu, không bỏ ý, không viết vội vàng để giành chắc chắn từng 0,25 điểm bài.

Mẹo làm bài đọc hiểu thi THPT Quốc gia

A. Phần đọc hiểu

– Đề bài người ta thường đưa một khổ thơ hoặc một đoạn và yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu hỏi.

– Các câu hỏi thường gặp:

  • Xác định thể thơ/ Xác định phong các ngôn ngữ của đoạn trích
  • Nội dung chính của khổ thơ/ đoạn trích là gì? (Câu chủ đề của đoạn trích là gì – với đoạn văn)
  • Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu trong khổ thơ/ đoạn trích? Tác dụng của chúng?

2. Giải quyết đề

2.1. Với thơ

– Câu hỏi 1:

+ Xác định thể thơ bằng cách đếm số chữ trong từng câu thơ. Thông thường trong bài người ra đề sẽ cho vào các thể thơ bốn chữ/ năm chữ/ bảy chữ/ lục bát

+ Các thể thơ trung đại như thất ngôn bát cú (7 chữ/ câu, 8 câu/bài), thất ngôn tứ tuyệt (7 chữ/ câu, 4 câu/ bài) xác định bằng cách đếm số chữ trong một câu và số câu trong một bài. (Các thể thơ thuộc giai đoạn trung đại trong đề thường ít cho nhưng phải nắm được cách xác định)

– Câu hỏi 2: Đưa nội dung chính của khổ thơ, tức là dụng ý cuối cùng của tác giả.

Ví dụ:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể….

=> Nội dung: Trạng thái của con sóng và các cung bậc cảm xúc của tình yêu trong trái tim người con gái đang yêu.

– Câu 3: phân tích khổ thơ như bình thường, tức là đi từ nghệ thuật đến nội dung của khổ thơ. Xác định nội dung khổ thơ theo trình tự sau: Lớp nghĩa trên bề mặt (diễn xuôi câu thơ) -> liên tưởng, tưởng tượng (các hình ảnh thơ trong câu thơ) -> Dụng ý của tác giả

2.2. Với văn

– Câu 1 (Thường là xác định phong cách ngôn ngữ/ Phương thức biểu đạt/Thao tác lập luận của đoạn trích):

* Có một số loại phong cách ngôn ngữ cơ bản sau:

a. Khẩu ngữ (Sinh hoạt): được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, là ngôn ngữ sinh hoạt đời thường với ba hình thức chủ yêu là trò chuyện, nhật kí, thư từ; tồn tại chủ yếu dưới dạng nói.

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Mang đậm dấu ấn cá nhân

+ Dùng những từ ngữ mang tính cụ thể, giàu hình ảnh cảm xúc.

+ Những từ ngữ chỉ nhu cầu về vật chất và tinh thần thông thường (ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,…) chiếm tỉ lệ lớn

=> Một số hiện tượng nổi bật: lớp từ ngữ chỉ tồn tại trong phong cách này như tiếng tục, tiếng lóng,…; sử dụng nhiều từ láy, đặc biệt là các từ láy tư (đỏng đa đỏng đảnh, hậu đà hậu đậu, tầm bậy tầm bạ,….); dùng cách nói tắt (hihu, …); sử dụng kết hợp từ không có quy tắc (xấu điên xấu đảo, xấu như con gấu,…)

+ Thường sử dụng câu đơn, đặc biệt là những câu cảm thán, câu chào hỏi…

+ Kết cấu trong câu có thể tỉnh lược tối đa hoặc dài dòng, lủng củng .

b. Khoa học: dùng trong nghiên cứu, học tập với ba hình thức chuyên sâu, giáo khoa và phổ cập; tồn tại chủ yếu dưới dạng viết.

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Sử dụng nhiềuchính xác các thuật ngữ khoa học.

+ Sử dụng các từ ngữ trừu tượng, không biểu lộ cảm xúc cá nhân.

+ Các đại từ ngôi thứ ba và ngôi thứ nhất với ý nghĩa khái quát được sử dụng nhiều như người ta, chúng ta, chúng tôi…

+ Câu hoàn chỉnh, cú pháp câu rõ ràng, chỉ có một cách hiểu.

+ Câu ghép điều kiện – kết quả thường được sử dụng phổ biến trong phong cách ngôn ngữ này, chứa nhiều lập luận khoa học và khả năng logic của hệ thống.

+ Thường sử dụng những cấu trúc khuyết chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định (vì hướng tới nhiều đối tượng chứ không bó hẹp trong phạm vi một đối tượng)

c. Báo chí: sử dụng trong lĩnh vực báo chí với ba dạng tồn tại chủ yếu dạng nói (đài phát thanh), dạng hình – nói (thời sự), dạng viết (báo giấy).

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Từ ngữ có tính toàn dân, thông dụng

+ Từ có màu sắc biểu cảm, cảm xúc: giật tít trên các báo mạng, báo lá cải

+ Sử dụng nhiều từ có màu sắc trang trọng hoặc lớp từ ngữ riêng của phong cách báo chí.

d. Chính luận: Dùng trong các lĩnh vực chính trị xã hội (thông báo, tác động, chứng minh)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, dẫn chứng xác thực để tỏ rõ quan điểm, lập trường của cá nhân.

+ Sử dụng đa dạng các loại câu: đơn, ghép, tường thuật, nghi vấn, cảm thán…

+ Câu văn thường dài, chia làm tầng bậc làm tư tưởng nêu ra được chặt chẽ

+ Sử dụng lối nói trùng điệp, cách so sánh giàu tính liên tưởngtương phản để nhấn mạnh vào thông tin người viết cung cấp

e. Hành chính: Sử dụng trong giao tiếp hành chính (nhà nước – nhân dân, nhân dân với các cơ quan nhà nước…)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Lớp từ ngữ hành chính mang nét riêng, nghiêm chỉnh, có thể chế của sự diễn đạt hành chính

+ Dùng những từ ngữ chính xác về nội dung, không sử dụng những từ thể hiện cảm xúc cá nhân

+ Từ Hán Việt chiếm tỉ lệ lớn.

+ Sử dụng câu trần thuật là chủ yếu, chỉ có một nghĩa

f. Văn chương (Bao gồm các thể loại văn học: nghị luận, trào phúng, kịch, văn xuôi (lãng mạn, hiện thực), kí, tùy bút…)

Các đặc điểm ngôn ngữ:

+ Các yếu tố âm thanh, vần, điệu, tiết tấu được vận dụng một cách đầy nghệ thuật

+ Sử dụng rất đa dạng các loại từ cả từ phổ thông và địa phương, biệt ngữ => độc đáo của phong cách ngôn ngữ văn chương: Mỗi thể loại văn có một phong cách khác nhau và mỗi tác giả có phong cách nghệ thuật khác nhau.

+ Cấu trúc câu được sử dụng là hầu hết các loại câu, sự sáng tạo trong các cấu trúc câu thường dựa vào khả năng của người nghệ sĩ.

Xác định phong cách ngôn ngữ văn học dựa trên các đặc điểm ngôn ngữ của chúng. Tránh tình trạng nhầm lẫn giữa các phong cách với nhau.

Mẹo: Thông thường khi cho một đoạn trích người ra đề sẽ cho biết nguồn trích dẫn của đoạn trích ở đâu. Học sinh có thể dựa vào đó để xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

* Phương thức biểu đạt

STT

Phương thức

Khái niệm

Dấu hiệu nhận biết

1

Tự sự

– Dùng ngôn ngữ để kể lại một hoặc một chuỗi các sự kiện, có mở đầu -> kết thúc

– Ngoài ra còn dùng để khắc họa nhân vật (tính cách, tâm lí…) hoặc quá trình nhận thức của con người

– Có sự kiện, cốt truyện

– Có diễn biến câu chuyện

– Có nhân vật

– Có các câu trần thuật/đối thoại

2

Miêu tả

Dùng ngôn ngữ để tái hiện lại những đặc điểm, tính chất, nội tâm của người, sự vật, hiện tượng

– Các câu văn miêu tả

– Từ ngữ sử dụng chủ yếu là tính từ

3

Biểu cảm

Dùng ngôn ngữ bộc lộ cảm xúc, thái độ về thế giới xung quanh

– Câu thơ, văn bộc lộ cảm xúc của người viết

– Có các từ ngữ thể hiện cảm xúc: ơi, ôi….

4

Thuyết minh

Trình bày, giới thiệu các thông tin, hiểu biết, đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng

– Các câu văn miêu tả đặc điểm, tính chất của đối tượng

– Có thể là những số liệu chứng minh

5

Nghị luận

Bàn bạc phải trái, đúng sai nhằm bộc lộ rõ chủ kiến, thái độ của người nói, người viết rồi dẫn dắt, thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến của mình

– Có vấn đề nghị luận và quan điểm của người viết

– Từ ngữ thường mang tính khái quát cao (nêu chân lí, quy luật)

– Sử dụng các thao tác: lập luận, giải thích, chứng minh

6

Hành chính – công vụ

Là phương thức giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa nước này và nước khác trên cơ sở pháp lí

– Hợp đồng, hóa đơn…

– Đơn từ, chứng chỉ…

(Phương thức và phong cách hành chính công vụ thường không xuất hiện trong bài đọc hiểu)

* Thao tác lập luận

STT

Thao tác lập luận

Khái niệm

1

Giải thích

Dùng lí lẽ để cắt nghĩa, giảng giải sự vật, hiện tượng, khái niệm

2

Phân tích

Chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố có tính hệ thống để xem xét đối tượng toàn diện

3

Chứng minh

Dùng dẫn chứng xác thực, khoa học để làm rõ đối tượng

Dẫn chứng thường phong phú, đa dạng trên nhiều phương diện

4

So sánh

Đặt đối tượng trong mối tương quan, cái nhìn đối sánh để thấy đặc điểm, tính chất của nó

5

Bình luận

Đưa ra nhận xét, đánh giá, bàn bạc của cá nhân về một vấn đề

6

Bác bỏ

Trao đổi, tranh luận để bác bỏ những ý kiến sai lệch

Tham khảo thêm:   PUBG Mobile 2.8: Chi tiết thay đổi, nhân vật, chế độ chơi mới

– Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích thường là câu mở đầu (viết theo lối diễn dịch) hoặc câu kết thúc (viết theo lối quy nạp) – khi đề bài yêu cầu xác định câu chủ đề.

Trong trường hợp họ yêu cầu xác định nội dung chính của đoạn trích tức là kiểm tra khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát của học sinh nên học sinh cần phải khái quát nội dung bằng ngôn ngữ của mình.

Mẹo: Lớp từ ngữ nào xuất hiện nhiều nhất trong bài chắc chắn nội dung của đoạn trích sẽ theo chiều hướng của lớp từ ấy. Chẳng hạn lớp từ ngữ tiêu cực khi nói tới một hiện tượng xã hội => Nội dung chính của đoạn trích sẽ là: tác hại của…

– Câu 3: Xác định biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích

+ Nếu là một đoạn trích trong tác phẩm văn học => phân tích nó giống như phân tích tác phẩm (yêu cầu học sinh nắm được bài)

+ Nếu là đoạn trích từ các bài viết trên báo hoặc các hình thức khác thì có một số biện pháp nghệ thuật chủ yếu sau: liệt kê; lặp cấu trúc, từ ngữ; chứng minh (đưa các dẫn chứng cụ thể); đối lập (nội dung câu trước với câu sau); tăng tiến (mức độ tăng dần từ câu trước đến câu sau)

STT

Kiến thức

Khái niệm

Ví dụ

1

Từ đơn

Là từ chỉ có một tiếng

Nhà, bàn, ghế,…

2

Từ phức

Là từ có từ hai tiếng trở lên

Nhà cửa, hợp tác xã,…

3

Từ ghép

Là những từ phức được tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ với nhau

Quần áo, ăn uống, chợ búa….

4

Từ láy

Là những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng

Long lanh, âm ỉ…

5

Thành ngữ

Loại từ có cấu tạo cố định, có vai trò như một từ

Có chí thì nên, kiến bò miệng chén

6

Tục ngữ

Những câu nói tổng kết kinh nghiệm dân gian

Ngựa non háu đá; chó treo, mèo đậy…

7

Nghĩa của từ

Là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị

Bàn, ghế, văn, toán…

8

Từ nhiều nghĩa

là từ mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau do hiện tượng chuyển nghĩa của từ mang lại

Lá phổi của thành phố

9

Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Là hiện tượng tạo ra thêm nghĩa mới cho một từ đã có trước đó tạo ra từ nhiều nghĩa (nghĩa gốc (đen) -> nghĩa chuyển (bóng))

Bà em đã 70 xuân

10

Từ đồng âm

Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng không liên quan tới nhau về mặt ngữ nghĩa

Con ngựa đá con ngựa đá

11

Từ đồng nghĩa

Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau

Heo – lợn, ngô – bắp, chết – hi sinh….

12

Từ trái nghĩa

Là những từ có ý nghĩa trái ngược nhau

Béo – gầy, chăm – lười, xinh – xấu…

13

Từ Hán Việt

Là những từ gốc Hán được phát âm theo cách của người Việt

Phi cơ, hỏa xa, biên cương, viễn xứ…

14

Từ tượng hình

Là những từ gợi tả hình dáng, dáng vẻ, trạng thái của sự vật

Lom khom, mập mạp, gầy gò…

15

Từ tượng thanh

Là những từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

Khúc khích, xào xạc, rì rầm…

16

Ẩn dụ

Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi tả cho sự diễn đạt

Uống nước nhớ nguồn; Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi – Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng….

17

Nhân hóa

Là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật…bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi với con người

Trâu ơi ta bảo trâu này

Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta….

18

Nói quá

Là biện pháp phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm

Nở từng khúc ruột; một giọt máu đào hơn ao nước lã….

19

Nói giảm nói tránh

Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển để tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự

Bác đã đi về theo tổ tiên

Mac, Lê nin thế giới người hiền

20

Liệt kê

Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt loại từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng, tình cảm

Chiều chiều lại nhớ chiều chiều

Nhớ người thục nữ khăn điều vắt vai

21

Điệp ngữ

Biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh

Không có kính rồi xe không có đèn

Không có mui xe thùng xe có xước…

22

Chơi chữ

Lợi dụng những đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước…làm câu văn hấp dẫn hơn

Con mèo cái nằm trên mái kèo…

B. Câu nghị luận xã hội (2 điểm): Trình bày quan điểm cá nhân về một hiện tượng, quan niệm nào đó.

1. Các dạng NLXH thường gặp

1.1. Nghị luận về một hiện tượng đời sống

– Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về một vấn đề, hiện tượng đang tồn tại trong đời sống hiện nay.

Phân loại:

+ Hiện tượng tốt có tác động tích cực (tiếp sức mùa thi, hiến máu nhân đạo…)

+ Hiện tượng xấu có tác động tiêu cực (Bạo lực học đường, tai nạn giao thông…)

+ Dạng đề thi nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.

1.2. Nghị luận về một tư tưởng đạo lý

– Khái niệm: Trình bày quan điểm cá nhân về các vấn đề của đời sống xã hội như : đạo đức, tư tưởng, văn hoá, nhân sinh quan, thế giới quan,…

– Có thể khái quát một số vấn đề thường được đưa vào đề thi như: Về nhận thức (lí tưởng , mục đích sống); Về tâm hồn,tính cách, phẩm chất (lòng nhân ái, vị tha, độ lượng…, tính trung thực ,dũng cảm chăm chỉ , cần cù, …); Về quan hệ gia đình, quan hệ xã hội (Tình mẫu tử , tình anh em, tình thầy trò , tình bạn, tình đồng bào…); Về lối sống, quan niệm sống,…

2. Phân biệt 2 dạng nghị luận

Các bước làm

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Bước 1 (chung) giải thích

– Tìm những từ khó trong câu để giải thích. VD: giông tố, cúi đầu…

– Giải thích nghĩa của cả câu, bao gồm cả nghĩa đen và nghĩa bóng.

Giải thích xem hiện tượng đó là gì?

VD: hiện tượng xuống cấp về đạo đức của một bộ phận giới trẻ; hiện tượng thanh niên sống thờ ơ, vô cảm với cuộc đời…

Bước 2

BÀN LUẬN: đặt các câu hỏi để khai thác vấn đề ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh như trình bày ở trên

HIỆN TRẠNG của hiện tượng tồn tại trong thực tế đời sống là gì? Phân tích mặt đúng – sai của hiện tượng đó.

VD: xuống cấp đạo đức được thể hiện qua những khía cạnh nào (quan hệ thầy trò, quan hệ con cái – cha mẹ…); sống thờ ơ, vô cảm được thể hiện qua mặt nào (vô trách nhiệm với chính bản thân mình, ko có lí tưởng, mục đích sống; chai sạn về cảm xúc…)

Bước 3

PHẢN BIỆN lại vấn đề: trả lời câu hỏi được đưa ra ở phía trên.

NGUYÊN NHÂN của hiện tượng là gì?

+ Khách quan: do môi trường xung quanh tác động vào nhận thức của con người (bố mẹ li thân, gia đình không hạnh phúc, sống trong một môi trường đầy rẫy những tệ nạn xã hội….)

+ Chủ quan: do chính bản thân mỗi con người (lí chí không có, sống buông thả, vô trách nhiệm, bất cần và đôi khi là có vấn đề về tâm lí….)

Bước 4

Hậu/hệ quả: mà hiện tượng tác động tới đời sống xã hội

– Xã hội

– Cá nhân

Bước 5

BÀI HỌC CHO BẢN THÂN: tự rút ra bài học cho mình nói riêng và cho thế hệ học sinh,sinh viên nói chung

BIỆN PHÁP khắc phục hiện tượng đó: (Các biện pháp chung cho tất cả các hiện tượng đời sống xã hội)

+ Tuyên truyền, giải thích, nâng cao nhận thức cho người dân và cho học sinh, sinh viên.

+ Mỗi người cần tự học tập, rèn luyện bản thân cho vững vàng, bản lĩnh để đối mặt với cuộc đời.

+Đối với học sinh, sinh viên: trau dồi tri thức và làm đầy tâm hồn mình để nó phát triển đúng hưởng chứ không lệch lạc…

3. Kỹ năng phân tích đề:

3.1. NLXH về hiện tượng đời sống: Xác định ba yêu cầu

– Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào ? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào?

– Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,…

– Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn).

3.2. NLXH về tư tưởng đạo lí: Các bước phân tích đề :

– Đọc kĩ đề bài ,gạch chân các từ then chốt (những từ chứa đựng ý nghĩa của đề), chú ý các yêu cầu của đề (nếu có), xác định yêu cầu của đề (Tìm hiểu nội dung của đề, tìm hiểu hình thức và phạm vi tư liệu cần sử dụng).

– Cần trả lời các câu hỏi sau: Đây là dạng đề nào? Đề đặt ra vấn đề gì cần giải quyết? Có thể viết lại rõ ràng luận đề ra giấy?

– Có 2 dạng đề:

+ Đề nổi, học sinh dễ dàng nhận ra và gạch dưới luận đề trong đề bài.

+ Đề chìm, học sinh cần đọc kĩ đề bài, dựa vào ý nghĩa câu nói, câu chuyện , văn bản được trích dẫn mà xác định luận đề.

C. Câu nghị luận văn học: Phân tích giống như bình thường

– Mở bài: Nêu được tác phẩm gì, của ai, yêu cầu của đề bài

– Thân bài:

+ Đoạn đầu tiên: Nêu những nét khái quát nhất về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, nội dung tóm tắt của tác phẩm (trong trường hợp đề bài yêu cầu phân tích một phần), yêu cầu của đề bài.

+ Lí giải nhan đề, lời đề từ

+ Phân tích tác phẩm theo bố cục bình thường (Phần chốt lại của mỗi ý cần nhấn mạnh yêu cầu của đề bài)

+ Tổng kết: Sau khi phân tích xong cả tác phẩm, có phần tổng kết lại nghệ thuật, nội dung chính và đặc biệt là nêu quan điểm của mình về ý kiến người ta yêu cầu trong đề bài => Phần này sẽ được cho điểm sáng tạo và cộng điểm, vì ít học sinh chú ý đến nó.

=> Trong trường hợp không kịp viết kết bài thì phần tổng kết sẽ làm nhiệm vụ đấy, tức bài của mình vẫn đầy đủ kết cấu 3 phần

=> Trường hợp đang viết thân bài nhưng hết thời gian, chấm chấm thân bài để xuống viết luôn kết bài, ĐẢM BẢO 3 PHẦN của bài văn.

– Kết bài: Đánh giá khái quát nội dung, nghệ thuật và giá trị của tác phẩm, nhắc lại ý kiến trong đề bài

D. Một số lưu ý

– Trong bài nghị luận về một hiện tượng đời sống hoặc một tư tưởng đạo lí cần có một đoạn lập luận (đưa lí lẽ) rồi mới tới dẫn chứng.

– Các dẫn chứng đưa ra cần tiêu biểu, là các hiện tượng xã hội nóng bỏng: Nick Vujicic, Bác Hồ, Nguyễn Ngọc Kí, Edison,… Dẫn chứng cần lấy trên tất cả các lĩnh vực, không nên bó hẹp trong một khuôn khổ nhất định => Thể hiện tầm hiểu biết và sự trải nghiệm cá nhân.

– Trong bài viết tránh xưng tôi và đưa cái tôi vào trong bài, nên sử dụng đại từ mang ý nghĩa khái quát là ta, chúng ta, họ.

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách pha cà phê phin to đậm đà, thơm ngon đúng chuẩn

– Khi phân tích tác phẩm văn học, chỉ mở rộng bằng các dẫn chứng (thơ, văn) khi thực sự nhớ chính xác nếu không thì tuyệt đối không được đưa vào.

Sơ đồ tư duy phần đọc – hiểu

Sơ đồ tư duy về các phong cách ngôn ngữ
Sơ đồ tư duy về các phong cách ngôn ngữ
Sơ đồ tư duy về các phương thức biểu đạt
Sơ đồ tư duy về các phương thức biểu đạt
Sơ đồ tư duy về các thao tác lập luận
Sơ đồ tư duy về các thao tác lập luận
Sơ đồ tư duy về các biện pháp tu từ từ vựng
Sơ đồ tư duy về các biện pháp tu từ từ vựng

Một số đề đọc hiểu ôn thi THPT Quốc gia

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 – Đề 1

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

Đáp án

Phần Câu Nội dung Điểm
I

ĐỌC HIỂU 3.00
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0.50
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm) 0.50
3 – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. 1.00
4 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình…) 1.00

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 – Đề 2

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích dưới đây:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU 3,0
1

Điều cần làm trước mắt là:

– tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp;

– tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;

– nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.(Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm)

0,5
2

– Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành …..dấu tích gì không?

– Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa.( Lưu ý : HS chỉ cần đưa ra 1 câu hoặc 3 câu cũng được )

0,75

3

– Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:

+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…;

+ song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…

0,75

4

– Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục.

0,5

0,5

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 – Đề 3

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích sau:

Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao. Trong cuộc chiến này, nếu muốn lật ngược thế cờ, đẩy giặc virus Covid ra khỏi cơ thể, dập dịch thành công ở mỗi quốc gia, nhân loại, thì con người phải nghĩ đến con người. Cá nhân nghĩ đến mình, những cũng phải nghĩ đến mọi người. Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô vtội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia. Chỉ cần Covid xâm nhập vào một quốc gia, nhưng quốc gia ấy và các quốc gia khác không phong tỏa, lơ là phòng chống, thì đại dịch sẽ hoành hành, tàn phá khắp hành tinh.

Mỗi người hãy hòa mình vào dân tộc, nhân loại. Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên. Không phá đi rồi xây. Không hủy diệt rồi nuôi trồng. Không đối đầu. Không đối nghịch. Không đối kháng. Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật. Một con voi, con hổ, hay con sâu cái kiến, một loài côn trùng, một loại vi khuẩn, một chủng virus nào đó cũng có vị thế trong vũ trụ của Tạo hóa. Con người chớ ngạo mạn đến mức khùng điên làm chúa tể của muôn loài không chế, thống trị chúng sinh, mà không biết sống hòa nhập hòa bình trong sinh thái cân bằng.

Nhận thức lại về thiên nhiên và giống loài trên trái đất để ứng xử là một điều cần thiết. Hy vọng nhân loại sẽ đi qua đại dịch Covid 19. Sau bão giông, trời lại sáng. Những cánh rừng lại xanh. Ngựa, dê, hổ báo nô đùa với con người. Chim chóc đậu nơi cửa sổ nghiêng ngó đầu nhìn đôi vợ chồng trẻ sau một đêm nồng nàn đang ngủ nướng. Nắng mới tràn mọi ngõ ngách! Cuộc sống thường nhật an lành sẽ lại về trong hạnh phúc bình dị.

(https://vietnamnet.vn – “Loài người có bớt ngạo mạn?” (trích) – Sương Nguyệt Minh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 2: Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách nào?

Câu 3: Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia?

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt, mỏng manh, nhỏ bé biết bao? Vì sao?

Đáp án

Phần Câu Nội dung Điểm
I ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt: nghị luận 0,5

2

Theo tác giả “Loài người hãy hòa nhập với thiên nhiên” bằng những cách sau:
– Không phá đi rồi xây.
– Không hủy diệt rồi nuôi trồng.
– Không đối đầu.
– Không đối nghịch.
– Không đối kháng.
– Con người phải đặt trong môi trường sinh thái của thiên nhiên, chung sống hòa bình với vạn vật

0,5

3

– Sự lây lan Covid 19 từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus corona COVID-19 rất dễ lây truyền qua nhiều con đường… Đặc biệt,
những người không có triệu chứng vẫn có thể lan truyền virus COVID-19. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được.
– Vì thế, chỉ cần Covid đục thủng phòng tuyến ở một người, và người đó chủ quan, vô tình, tiếp xúc vô tội vạ, không cách ly toàn xã hội, thì đội quân virus sẽ tràn lan cả cộng đồng, cả quốc gia.

1,0

4

Thí sinh tự do nêu quan điểm, lí giải hợp lí, thuyết phục, làm rõ vấn đề, có thể nêu theo 3 hướng:
– Đồng tình và giải thích được vì sao đồng tình.
– Không đồng tình và giải thích được vì sao không đồng tình.
– Vừa đồng tình, vừa không đồng tình và giải thích được lí do.
* đồng tình với quan điểm của tác giả: Giặc Covid đang áp đặt luật chơi cho loài người, và đã thấy rõ con người mới yếu ớt,
mỏng manh, nhỏ bé biết bao.
– Vì: Trên thực tế…
+ “Giặc Covid” rất dễ lây truyền từ người sang người bằng nhiều con đường. Virus này đang áp dụng luật chơi cho loài người: Nó chỉ cần chọc thủng “phòng tuyến ở một người”, mà người đó lại chủ quan, tiếp xúc với người khác, thì như phản ứng “dây truyền”, nó nhanh chóng tràn lan cả cộng đồng, hủy diệt con
người, tàn phá mọi thành tựu con người gây dựng nên.
+ Trên thế giới có hàng triệu người bị nhiễm virus corona, hàng trăm nghìn người chết vì dịch bệnh này. Ngay ở các cường quốc lớn trên thế giới có nền y học hiện đại, phát triển, cũng bị giặc Covid 19 hành hoành, gây cảnh chết chóc, đau thương, bị thiệt hại nặng nề trên mọi lĩnh vực…Thế giới đã và đang điêu đứng vì
đại dịch này.
+ Cuộc chiến chống lại “giặc Covid ” vô cùng nan giải, đòi hỏi con người phải đoàn kết lại, cùng chung tay đẩy lùi đại dịch.

1,0

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 – Đề 4

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Cuộc sống luôn có nhiều áp lực nên không phải lúc nào ta cũng có đủ vững chãi để làm chủ hết bản thân, nhất là khi có những biến động bất ngờ. Trong những lúc tâm tư rối bời hoảng loạn hay chán chường lạc lõng, ta luôn ước ao có một người thân bên cạnh để được chia sẻ. Dù người ấy chẳng giúp ta giải quyết được vấn đề, thậm chí chẳng khuyên được một điều gì bổ ích, nhưng chỉ cần thái độ lắng nghe hết lòng cũng đủ khiến ta vơi đi rất nhiều phiền muộn rồi. Cho nên, được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Thế nhưng, điều nghịch lý là ai cũng muốn người khác lắng nghe mình, còn mình lại không chịu lắng nghe ai cả.

(….) Nếu ta thực sự muốn giúp người kia vơi đi những nỗi khổ niềm đau đang đè nặng trong lòng, thì việc trước tiên là ta phải biết lắng nghe họ. Cũng như vị thầy thuốc trước khi chẩn mạch kê toa thì phải luôn quan sát thần sắc của bệnh nhân. Sau đó, lắng nghe thật kĩ càng những báo cáo hay những lời than thở về bệnh trạng. Khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ. Dù ta không phải nhà tâm lý trị liệu, nhưng với lòng chân thành và thái độ lắng nghe đúng đắn, chắc chắn ta sẽ giúp được người kia ít nhiều. Vì vậy mỗi khi chúng ta chuẩn bị lắng nghe, ta phải hỏi kỹ lại mình đã thật sự vào vai của một người cứu giúp chưa?

(Theo Minh Niệm, Hiểu về trái tim, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.160-162)

Câu 1. Đoạn văn bản trên sử dụng thao tác lập luận nào?

Câu 2. Theo tác giả, khi chúng ta lắng nghe cần có thái độ như thế nào?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “khi ta quyết định lắng nghe một người đang khổ, tức là tức là ta đang đóng vai thầy thuốc để chữa trị bệnh cho họ”?

Câu 4. Theo anh/chị, chúng ta cần lưu ý điều gì khi lắng nghe ai đó?

II. LÀM VĂN

Được lắng nghe là nhu cầu không thể thiếu của con người. Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến trên.

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 – Đề 5

I. Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.

(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.

(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.

(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)

1. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)

2. Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác?

3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?

4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.

II. Làm văn

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.

Đề đọc hiểu Ngữ văn 12 – Đề 6

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

“Nắm nhau tôi chôn góc phù sa sông Mã
Trăm thác nghìn ghềnh cuộn xoáy vào tơ
Làng cong xuống dáng tre già trước tuổi
Tiếng gọi đò khuya sạt cả đôi bờ.

Con hến, con trai một đời nằm lệch
Lấm láp đất bùn đứng thẳng cũng nghiêng
Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát
Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng.

Hạt thóc củ khoai đặt đâu cũng thấp
Cả những khi rổ rá đội lên đầu
Chiếc liềm nhỏ không còn nơi cắt chấu
Gặt hái xong rồi rơm, rạ bó nhau.”

(Nguyễn Minh Khiêm, Một góc phù sa, NXB Hội Nhà văn 2007, tr 18&19)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ/hình ảnh nói về quê hương bình dị, gần gũi trong kí ức của nhà thơ.

Câu 3. Hai câu thơ Mẹ gạt mồ hôi để ngoài câu hát/Giấc mơ tôi ngọt hơi thở láng giềng gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

Câu 4. Bài học cuộc sống có ý nghĩa nhất với anh/chị khi đọc đoạn thơ trên là gì? Vì sao?

Đáp án

Phần Câu Nội dung Điểm
I

ĐỌC HIỂU 3.00
1 Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm/Phương thức biểu cảm 0.50
2 Các từ ngữ/hình ảnh: phù sa sông Mã, con hến, con trai, hạt thóc, củ khoai, rơm, rạ… (Thí sinh chỉ ra được một đến ba từ ngữ/hình ảnh cho 0.25 điểm, từ bốn từ ngữ/hình ảnh trở lên cho 0.50 điểm) 0.50
3 – Hình ảnh người mẹ tần tảo, lạc quan yêu đời– Kí ức về tuổi thơ gắn bó với quê hương, xóm giềng và người mẹ yêu quý. Kí ức đẹp đẽ đó sẽ theo mãi cuộc sống con người. 1.00
4 Thí sinh có thể đưa ra những bài học khác nhau nhưng cần lí giải vấn đề phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật (Một số bài học: Trân trọng những người thân yêu xung quanh mình; Gần gũi, gắn bó với quê hương, coi đó là nguồn cội quan trọng đối với bản thân mình…)

Đề đọc hiểu Ngữ văn – Đề 7

I. ĐỌC HIỂU

Đọc đoạn trích dưới đây:

Tuổi trẻ là đặc ân vô giá của tạo hóa ban cho bạn. Vô nghĩa của đời người là để tuổi xuân trôi qua trong vô vọng.(…) Người ta bảo, thời gian là vàng bạc, nhưng sử dụng đúng thời gian của tuổi trẻ là bảo bối của thành công. Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống. Nếu chỉ chăm chăm và tán dương tài năng thiên bẩm thì chẳng khác nào chim trời chỉ vỗ cánh mà chẳng bao giờ bay được lên cao. Mỗi ngày trôi qua rất nhanh. Bạn đã dành thời gian cho những việc gì ? Cho bạn bè, cho người yêu, cho đồng loại và cho công việc? Và có bao giờ bạn rùng mình vì đã để thời gian trôi qua không lưu lại dấu tích gì không ?

Các bạn hãy xây dựng tầm nhìn rộng mở (…), biến tri thức của loài người, của thời đại thành tri thức bản thân và cộng đồng, vận dụng vào hoạt động thực tiễn của mình. Trước mắt là tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp; tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân; nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm. Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt, thiếu nó không chỉ chông chênh mà có khi vấp ngã.

(Theo Báo mới.com; 26/ 03/ 2016)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1: Chỉ ra điều cần làm trước mắt được nêu trong đoạn trích.

Câu 2: Phân tích ngắn gọn tác dụng của câu hỏi tu từ được sử dụng trong đoạn trích trên.

Câu 3: Anh/chị hiểu thế nào về ý kiến: “Trường đời là trường học vĩ đại nhất, nhưng để thành công bạn cần có nền tảng về mọi mặt”?

Câu 4: Anh/chị có cho rằng “Tài năng thiên bẩm chỉ là điểm khởi đầu, thành công của cuộc đời là mồ hôi, nước mắt và thậm chí là cuộc sống” không? Vì sao?

Đáp án

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU 3,0
1

Điều cần làm trước mắt là:

– tích lũy tri thức khi còn ngồi trên ghế nhà trường để mai ngày khởi nghiệp;

– tự mình xây dựng các chuẩn mực cho bản thân;

– nhận diện cái đúng, cái sai, cái đáng làm và cái không nên làm.(Lưu ý: HS nêu đủ các điều cần làm mới cho điểm tối đa; chỉ nêu được 2/3 điều thì cho 0,25 điểm)

0,5
2

– Câu hỏi tu từ: Bạn đã giành …..dấu tích gì không?

– Tác dụng: Hỏi thể hiện sự trăn trở về việc sử dụng quỹ thời gian, cảnh báo việc để thời gian trôi qua một cách vô nghĩa. Từ đó nhắc nhở mỗi người trân quý thời gian và có ý thức sử dụng thời gian hiệu quả, ý nghĩa.( Lưu ý : HS chỉ cần đưa ra 1 câu hoặc 3 câu cũng được )

0,75

3

– Ý kiến Trường đời….mọi mặt có thể hiểu:

+ đời sống thực tiến là một môi trường lí tưởng, tuyệt vời để chúng ta trau dồi kiến thức, rèn luyện kinh nghiệm, bồi dưỡng nhân cách…;

+ song muốn thành công trước hết ta cần chuẩn bị hành trang, xây dựng nền móng vững chắc từ nhiều môi trường giáo dục khác như gia đình, nhà trường…

0,75

4

– Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình.

– Lí giải hợp lí, thuyết phục.

0,5

0,5

Đề đọc hiểu số 8

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn, dù nó có đầy đủ tiện nghi đến đâu đi nữa. nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng. Mảnh vườn này có thể làm chủ nhân của nó êm ấm một thời gian dài, nhất là khi lớp rào bao quanh không còn làm họ vướng mắt nữa. Nhưng hễ có một cơn dông tố nổi lên là cây cối sẽ bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kì một nơi hoang dại nào. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mong manh như thế. Con người cần một đại dương mênh mông bị bão táp làm nổi sóng nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.”

[Theo A.L.Ghec-xen, 3555 câu danh ngôn, NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 1997]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 3: Chỉ ra tác dụng của việc dùng phép so sánh trong văn bản trên. [0,5 điểm]

Câu 4: Theo quan điểm riêng của anh/ chị, cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình gây ra những tác hại gì? [Trả lời ít nhất 2 tác hại trong khoảng 5-7 dòng] [0,25 điểm]

ĐÁP ÁN

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: phương thức nghị luận/ nghị luận.

Câu 2. Nội dung chính của văn bản trên: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm/bác bỏ một quan niệm sống sai lầm: sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình.

Câu 3. Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người (cuộc sống đầy đủ tiện nghi; cuộc sống biệt lập;cuộc sống lúc sóng gió; …) với một mảnh vườn (mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm, sạch sẽ và gọn gàng; mảnh vườn có lớp rào bao quanh; mảnh vườn lúc dông tố nổi lên;…)

Tác dụng: việc sử dụng pháp so sánh khiến đoạn văn trở nên sinh động, truyền cảm, dễ hiểu, có sức thuyết phục cao chứ không khô khan như khi chỉ sử dụng lí lẽ thuần túy.

Câu 4. Nêu ít nhất 02 tác hại của cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình theo quan điểm riêng của bản thân, không nhắc lại quan điểm của tác giả trong đoạn trích đã cho. Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.

Đề đọc hiểu số 9

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Người đàn bà nào dắt đứa nhỏ đi trên đường kia ? Khuôn mặt trẻ đẹp chim vào những miền xa nào..

Đứa bé đang lẫm chẫm muôn chạy lên, hai chân nó cứ ném về phía trước, bàn tay hoa hoa một điệu múa kì lạ.

Và cái miệng líu lo không thành lời, hát một bài hát chưa từng có.

Ai biết đâu, đứa bé bước còn chưa vững lại chính là nơi dựa cho người đàn bà kia sống. Người chiến sĩ nào đỡ bà cụ trên đường kia?

Đôi mắt anh có cái ánh riêng của đôi mắt đã nhiều lần nhìn vào cái chết. Bà cụ lưng còng tựa trên cánh tay anh bước tìmg bước run rẩy.

Trên khuôn mặt già nua, không biết bao nhiêu nếp nhăn đan vào nhau, mỗi nếp nhăn chứa đựng bao nỗi cực nhọc gắng gỏi một đời.

Ai biết đâu, bà cụ bước không còn vững lại chính là nơii dựa cho người chiến sĩ kia đi qua những thử thách.

(Nguyễn Đình Thi, Tia nắng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983)

Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 2: Hãy chỉ ra nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản trên. [0,25 điểm]

Câu 3: Qua văn bản trên, anh/ chị hiểu thế nào là nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời? [0,5 điểm]

Câu 4: Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng. [0,5 điểm

ĐÁP ÁN

Câu 1. Văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật/ văn chương.

Câu 2. Nghịch lí trong hai câu in đậm của văn bản: Thông thường người yếu đuối tìm nơi dựa ở người vững mạnh. Ở đây ngược lại. Người mẹ trẻ khỏe dựa vào đứa con mới biết đi chập chững. Anh bộ đội dạn dày chiến trận dựa vào cụ già bước từng bước run rẩy trên đường.

Câu 3. Nơi dựa của mỗi người trong cuộc đời mà bài thơ đề cập đến là nơi dựa tinh thần, nơi con người tìm thấy niềm vui, ý nghĩa sống, …

Câu 4. Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp từ (đứa bé, bà cụ, …), điệp ngữ (ai biết đâu, lại chính là nơi dựa, …), điệp cấu trúc (câu mở đầu của 2 đoạn có cấu trúc giống nhau, câu kết của 2 đoạn cũng vậy), điệp kết cấu giữa hai đoạn.

Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, hài hòa giữa hai đoạn thơ, góp phần khẳng định nơi dựa của mỗi người trong cuộc sống chính là nơi ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc.

Để củng cố thêm kiến thức môn Ngữ Văn, mời các bạn tham khảo thêm một số tài hay dưới đây.

  • 11 đề tham khảo môn Văn chốt thi THPT Quốc gia
  • Chuyên đề ôn thi cấp tốc môn Văn thi THPT quốc gia
  • Cách phân tích những tác phẩm văn học trọng tâm thi THPT quốc gia
  • Chiến thuật ôn thi môn Văn THPT quốc gia – Phần nghị luận văn học

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kỹ năng làm phần đọc hiểu môn Ngữ Văn đạt điểm tối đa Đọc hiểu văn bản của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

Tham khảo thêm:   Đề thi vào 10 môn Tổ hợp năm 2023 - 2024 sở GD&ĐT Hưng Yên Đáp án đề thi Tổng hợp Hưng Yên 2023

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *