Tính chất giao hoán của phép cộng được biết đến là một tính chất cực kỳ đặc trưng để giúp việc tính toán chính xác, hiệu quả hơn. Vậy nên, để hiểu rõ hơn về tính chất giao hoán phép cộng và cách học hiệu quả, đừng bỏ qua bài viết sau đây Wikihoc sẽ chia sẻ chi tiết hơn.
Tính chất giao hoán của phép cộng là gì?
Như bài viết trước, chúng ta đã tìm hiểu tính chất giao hoán là gì thì đây là một tính chất áp dụng trong phép cộng và phép nhân.
Trong đó, tính giao hoán của phép cộng được hiểu là khi đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì kết quả của chúng cũng không thay đổi.
a + b = b + a
Ngoài ra, trong một phép tính cộng với tính giao hoán, cho phép ta thực hiện phép tính theo bất kỳ thứ tự nào. Vậy nên, khi cộng nhiều số hạng, ta có thể thực hiện cộng con số nào trước, con số nào sau cũng được và kết quả đều như nhau.
Ví dụ:
Các dạng toán về tính chất giao hoán của phép cộng thường gặp
Đối với tính giao hoán của phép cộng, các em thường sẽ được làm quen và giải các dạng bài tập sau:
Dạng 1: Công thức định nghĩa
Phương pháp giải: Các em phải nắm rõ kiến thức lý thuyết của tính giao hoán a + b = b + a để có thể chọn đáp án chính xác theo đề bài đưa ra.
Ví dụ: Bảo nói “32 + 45 + 16 = 16 + 32 + 45” đúng hay sai.
Giải: Dựa vào lý thuyết của tính chất giao hoán, khi đổi chỗ các số hạng của phép tổng thì kết quả tổng không thay đổi. Nên 32 + 45 + 16 = 16 + 32 + 45 là đúng, đều bằng 93.
=> Bảo nói đúng.
Dạng 2: Điền số còn thiếu vào chỗ trống
Phương pháp giải: Áp dụng đặc điểm tính giao hoán của phép cộng để có thể suy đoán chính xác con số còn thiếu vào chỗ chấm.
Ví dụ: 29 + 15 + 38 = 15 + … + 29
Giải: Trong phép cộng có tính chất giao hoán, nên ta được 29 + 15 + 38 = 15 + 38 + 29
Dạng 3: So sánh phép tính
Phương pháp giải: Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để so sánh nhanh chóng mà không cần tính kết quả.
Ví dụ: Điền dấu >, <, = vào chỗ chấm
a. 42 + 15 + 38 … 38 + 15 + 42
b. 23 + 73 + 12 … 32 + 12 + 73
Giải:
a. 42 + 15 + 38 = 38 + 15 + 42
b. 23 + 73 + 12 < 32 + 12 + 73
Dạng 4: Giải toán có lời văn
Phương pháp giải: Ta phải đọc kỹ đề bài đưa ra, để biết có những dữ kiện nào, yêu cầu những gì. Sau đó áp dụng với tính chất giao hoán của tổng để tìm được đáp án chính xác.
Ví dụ: Bảo có tổng cộng 15 viên bi xanh và 10 viên bi đỏ, An cũng có 10 viên bi xanh với 15 viên bi đỏ. Hỏi ai có nhiều viên bi hơn?
Giải: Bảo và An đều có số viên bi bằng nhau, vì 15 + 10 = 10 + 15 = 25 viên bi.
Bí quyết học và ghi nhớ tính chất giao hoán phép cộng hiệu quả
Về cơ bản, tính giao hoán của phép cộng cũng không quá khó hiểu, nhưng là tiền để để bé có thể học được nhiều kiến thức cao hơn của phép tính này. Chính vì vậy, để giúp bé học toán tốt hơn và có niềm đam mê với môn học này, bố mẹ có thể áp dụng những bí quyết sau đây:
Xây dựng nền tảng toán học vững chắc cho trẻ cùng Wikihoc Math
Toán học là một bộ môn khá khô khan, nhưng rất quan trọng với sự phát triển tư duy não bộ và ứng dụng trong thực tiễn. Chính vì vậy, nếu bố mẹ cần có phương pháp dạy học phù hợp để bé cảm thấy hứng thú trong mỗi giờ học toán tại nhà, cũng như khi học trên lớp từ đó mới giúp con tiếp thu và yêu thích môn học này.
Tuy nhiên, nhiều bố mẹ hiện nay khá bận rộn không có nhiều thời gian để hỗ trợ bé học, cũng như không có nhiều kỹ năng sư phạm. Chính vì vậy, bạn có thể tham khảo ngay ứng dụng dạy học toán tư duy tiếng Anh Wikihoc Math để làm công cụ hỗ trợ dạy bé học hiệu quả.
Wikihoc Math là ứng dụng dạy học toán tư duy bằng tiếng Anh do Wikihoc phát triển, với nội dung bám sát chương trình GDPT mới của Bộ GDĐT đưa ra dành cho đối tượng trẻ mầm non và tiểu học. Cụ thể, Wikihoc Math cung cấp hơn 400 bài học dưới dạng video, hình ảnh minh họa sống động để giúp bé tiếp thu được kiến thức một cách dễ dàng nhất.
Sau đó, bé sẽ được luyện tập, thực hành nhiều hơn thông qua 10.000 hoạt động tương tác mà Wikihoc Math cung cấp. Điều này sẽ giúp bé thực sự hiểu được ý nghĩa của toán, cũng như mở mang tư duy toán học và quan trọng quá trình học vừa được chơi sẽ giúp gia tăng sự hứng thú và yêu thích môn học này hơn.
Tất cả bài học đều dựa trên 60 chủ đề toán của 7 chuyên đề lớn giúp trẻ dễ dàng nắm bắt các khái niệm toán học như số, tập đếm, phép tính, tư duy đại số, hình học, đo lường,… Mỗi kiến thức đều sẽ chia thành 4 cấp độ từ dễ đến khó để bố mẹ lựa chọn bài học phù hợp với độ tuổi và năng lực của trẻ.
Đặc biệt hơn, khi học toán trên Wikihoc Math bé sẽ phải học bằng tiếng Anh nên qua đó giúp con rèn luyện ngoại ngữ tốt hơn. Tuy nhiên, với những bé yếu ngoại ngữ vẫn hoàn toàn có thể học được vì nội dung đều được Wikihoc cá nhân hóa, kết hợp cùng hình ảnh video minh họa rõ ràng sẽ giúp con vừa học được toán, vừa học tiếng Anh tốt hơn.
Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm về Wikihoc Math ngay video sau đây:
Học tính chất giao hoán của phép cộng dựa vào ví dụ gắn liền thực tiễn
Để giúp bé dễ dàng hình dung hơn về tính giao hoán trong phép cộng, bố mẹ có thể lấy các ví dụ gần gũi với bé, hay dùng những đồ vật xung quanh làm công cụ hỗ trợ học tập. Chẳng hạn như lấy 5 quả táo + 3 quả quýt kết quả cũng sẽ bằng 5 quả quýt với 3 quả táo đều là 8 quả.
Khi lấy ví dụ càng thực tiễn, bé không chỉ dễ dàng hình dung mà con sẽ thấy dễ hiểu hơn, từ đó bé sẽ ghi nhớ tốt hơn thay vì chỉ học trên sách vở.
Cùng bé thực hành, luyện tập nhiều hơn
Học đi đôi với hành luôn đúng trong mọi trường hợp, lĩnh vực hay bất kỳ môn học nào. Nếu bé chỉ nắm vững lý thuyết mà không thực hành thì rất dễ nhanh quên. Vậy nên, bố mẹ cần tạo điều kiện để bé được thực hành, luyện tập thường xuyên.
Việc thực hành thường xuyên có thể đến từ việc cùng bé làm nhiều bài tập, bố mẹ thường xuyên đặt các câu hỏi liên quan để kiểm tra kiến thức của bé, tự tổ chức các trò chơi về phép cộng, giải câu đố, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới,…
Chính những điều này sẽ góp phần giúp bé mở rộng vốn kiến thức của mình hơn, hiểu và nắm chắc được kiến thức cũng như phát triển tư duy tốt hơn khi học toán.
Một số bài tập về tính giao hoán phép cộng để bé luyện tập
Dưới đây là một số bài tập liên quan về tính chất giao hoán của phép cộng mà bố mẹ có thể cho bé tự luyện:
Bài 1: Nêu kết quả tính:
a) 468 + 379 = 847
379 + 468 = …..
b) 6509 + 2876 = 9385
2876 + 6509 = …..
c) 4268 + 76 = 4344
76 + 4268 = …..
Bài 2: Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm:
a) 48 + 12 = 12 + …..
65 + 297 = ….. + 65
…. + 89 = 89 + 177
b) m + n = n + ….
84 + 0 = …. + 84
a + 0 = …. + a = …..
Bài 3: So sánh các biểu thức sau:
a) 2975 + 4017 …. 4017 + 2975
2975 + 4017 …. 4017 + 3000
2975 + 4017 …. 4017 + 2900
b) 8264 + 927 …. 927 + 8300
8264 + 927 …. 900 + 8264
8264 + 927 …. 927 + 8264
Bài 4: Lan nói: “78964+9<9+78964“. Đúng hay sai?
Bài 5: Cho biểu thức: (699750+70)+147563 Tìm biểu thức có giá trị bằng biểu thức đã cho.
Bài 6: Bình gấp được 450 con hạc giấy màu đỏ, 219 con hạc màu xanh. Nam cũng gấp được 210 con hạc màu xanh vả 450 con hạc giấy màu đỏ. Hỏi ai gấp được nhiều hạc giấy hơn?
Kết luận
Kiến thức cơ bản toán về tính chất giao hoán của phép cộng thực chất không quá khó nhớ hay khó hiểu. Tuy nhiên, bố mẹ nên yêu cầu trẻ nắm vững để tạo tiền đề cho các kiến thức nâng cao hơn ở lớp học cao hơn. Cũng như bạn có thể áp dụng những bí quyết trên để giúp nâng cao hiệu quả học tập của con mình nhé.