Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN Lớp 6 Bài 11: Oxygen. Không khí Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Oxygen, Không khí giúp các em học sinh lớp 6 nhanh chóng trả lời các câu hỏi SGK Khoa học tự nhiên 6Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36, 37, 38, 39, 40, 41.

Với lời giải Khoa học tự nhiên 6 trang36 – 41 chi tiết từng phần, từng bài tập, các em dễ dàng ôn tập, củng cố kiến thức Bài 11 Chương II: Chất quanh ta. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo soạn giáo án cho học sinh của mình. Mời thầy cô và các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Phần mở đầu

❓ Em đã biết không khí xung quanh ta cần thiết cho sự sống và sự cháy. Em có thể giải thích tại sao con người phải sử dụng bình dưỡng khí khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng không?

Trả lời:

Vì khi lặn dưới nước, khi lên núi cao hoặc khi đi du hành tới Mặt Trăng, những nơi đó không đủ hoặc không có không khí để con người hô hấp do đó cần phải dùng tới bình dưỡng khí.

I. Oxygen trên Trái Đất

❓Nêu dẫn chứng cho thấy oxygen có trong không khí, trong nước, trong đất.

Trả lời:

Oxygen đều có trong không khí, trong nước, trong đất. Vì dù sống trên mặt đất hay nước, hay không khí, mọi động thực vật cần oxygen để tồn tại. Và trong không khí, trong nước và trong đất có rất nhiều động vật sinh sống và phát triển. Trong không khí có: côn trùng, chim, …; trong nước có các loài cá, rùa, ếch, …; trong đất có: giun, ấu trùng, … các sinh vật đó cho thấy ở cả không khí, nước, đất đều có oxygen.

Tham khảo thêm:  

II. Tính chất vật lí và tầm quan trọng của oxygen

Câu 1

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể nào?

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -890C. Khi đó oxygen ở thể khí, lỏng hay rắn.

3. Em có biết rằng oxygen có ở mọi nơi trên Trái Đất.

a) Em có nhìn thấy oxygen không?

b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước có phải là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước hay không?

Trả lời:

1. Ở nhiệt độ phòng, oxygen tồn tại ở thể khí.

2. Nhiệt độ lạnh nhất trên Trái Đất từng ghi lại được là -890C, khi đó oxygen ở thể khí.

3. a) Ta không nhìn thấy khí oxygen.

b) Cá và nhiều sinh vật sống được trong nước là bằng chứng cho thấy oxygen tan trong nước.

Câu 2

1. Kể các ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất mà em biết.

2. Nêu một số ví dụ cho thấy vai trò của oxygen đối với sự sống và sự cháy.

Trả lời:

1. Ứng dụng của khí oxygen trong đời sống và trong sản xuất:

  • Được dùng trong y tế để làm chất duy trì hô hấp, hoặc dùng trong các bình lặn của thợ lặn, ngoài ra còn dùng để cung cấp cho phi công trong những trường hợp không khí loãng,…
  • Sử dụng làm chất oxy hóa
  • Dùng làm thuốc nổ
  • Oxi cũng được dùng nhiều trong công nghiệp hóa chất, luyện thép, hàn cắt kim loại (đèn xì axetylen), sản xuất rượu …

2. Oxygen có vai trò quan trọng trong sự sống và sự cháy:

Trong sự sống:

  • Các loài động, thực vật cần có oxy để duy trì sự sống và phát triển, …
  • Con người nếu không có oxy để thở cũng không tồn tại được.

Trong sự cháy:

  • Đốt ngọn nến trong chiếc hộp kín, khi lượng oxy trong hộp hết thì cây nến sẽ tắt dần.
  • Đốt ngọn nến trong không khí, thì lượng oxy trong không khí sẽ giúp ngọn nến cháy rất lâu.

III. Thành phần của không khí

Câu 1

❓Khí Oxygen chiếm bao nhiêu phần trăm thể tích không khí?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay (Dàn ý + 12 Mẫu) Viết đoạn văn về việc đọc sách của giới trẻ hiện nay

Trả lời:

Khí Oxygen chiếm 21% phần trăm thể tích không khí

Câu 2

❓Khí nào có phần trăm thể tích lớn nhất trong không khí?

Trả lời:

Khi nitrogen có phần trăm lớn nhất trong không khí

Hoạt động

Câu 1: Em hãy cho biết hiện tượng nào chứng minh trong không khí có chứa hơi nước?

Trả lời:

Hiện tượng xuất hiện các giọt nước bám bên ngoài ống nghiệm A cho thấy trong không khí chứa hơi nước vì ống A chứa nước đá nên nhiệt độ thấp khiến cho hơi nước bên ngoài bị ngưng tụ, bám vào thành ống nghiệm tạo thành các giọt nước.

Câu 2: Hãy trả lời câu hỏi:

a) Khi nào em biết oxygen trong cốc đã hết?

b) Chiều cao cột nước dâng lên bằng bao nhiêu phần chiều cao của cốc?Từ đó suy ra oxygen chiếm khoảng bao nhiêu phần không khí?

Trả lời:

a) Khi khí oxygen hết thì cây nến tắt. Bởi muốn duy trì sự chảy phải có oxygen.

b) Nhận thấy cột nước dâng lên khoảng frac{1}{5} chiều cao của cốc. Lượng nước dâng lên này tỉ lệ với lượng oxygen mất đi, do đó trong không khí, oxygen chiếm khoảng frac{1}{5}  thể tích không khí.

IV. Vai trò của không khí

❓Nêu vai trò của không khí đối với sự sống

Trả lời:

Vai trò của không khí với sự sống:

  • Là thành phần quan trọng trong quá trình hô hấp của con người, động vật, thực vật, …
  • Giúp điều hòa khí hậu, giúp bề mặt Trái Đất không quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Khí Cacbonic trong không khí cần thiết cho quá trình quang hợp của cây xanh.
  • Không khí giúp bảo vệ Trái đất khỏi các thiên thạch rơi từ vũ trụ.

V. Sự ô nhiễm không khí

1. Quan sát hình 11.7 và nêu ra các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí.

Hình 11.7

2. Ô nhiễm không khí có tác hại gì với đời sống?

3. Em có thể làm gì để góp phần giảm ô nhiễm không khí?

4. Một bạn nói: “Carbon dioxide không phải là khí độc nhưng có nhiều trong không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe”. Ý kiến của bạn đó có đúng không?

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 6: Phân tích nhân vật Lý thông trong truyện Thạch Sanh (5 mẫu) Nhưng bài văn hay nhất lớp 6
Trả lời:

1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí:

  • Lượng rác thải con người thải ra môi trường ngày càng nhiều và không được xử lý.
  • Cháy rừng làm giảm lượng cây xanh, tạo ra nhiều khói bụi, khí độc hại ra môi trường.
  • Khói ô tô chứa nhiều khí thải độc hại thải ra không khí.
  • Khói từ các nhà máy chứa nhiều khí độc, Cacbonic, … gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính, ..

2. Tác hại của ô nhiễm không khí với đời sống:

  • Làm giảm tầm nhìn
  • Gây biến đổi khí hậu
  • Đe dọa sức khỏe, tính mạng của con người và sinh vật…

3. Để góp phần giảm ô nhiễm không khí ta có thể:

  • Trồng nhiều cây xanh trong khu mình đang sống
  • Tuyên truyền cho mọi người xung quanh về ý thức bảo vệ không khí
  • Hạn chế đi xe máy, ô tô thay vào đó có thể đi xe đạp hoặc xe bus, …

4. Bạn đó nói đúng, khó carbon dioxide không phải là khí độc nhưng nếu có nhiều không khí thì không khí cũng bị ô nhiễm, có hại cho sức khỏe. Khi nồng độ carbon dioxide trong không khí cao, gây hiệu ứng nhà kính, làm trái đất nóng lên, ảnh hưởng nghiêm trục đến môi trường sinh thái

Em có thể?

Câu 1: Nêu được ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng.

Trả lời:

Ý nghĩa của việc trồng rừng và bảo vệ rừng là:

  • Rừng là môi trường sống và là lá phổi xanh của con người
  • Rừng cung cấp gỗ quí, thảo dược quí, là nới trú ẩn cho động vật
  • Rừng điều hòa khí hậu, hạn chế thiên tai

Câu 2: Lập kế hoạch các công việc em mà em có thể làm để bảo vệ môi trường không khí

Trả lời:

– Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

– Trồng nhiều cây xanh

– Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải,… do xây dựng.

– Tuyên truyền, vận động , nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN Lớp 6 Bài 11: Oxygen. Không khí Sách Khoa học tự nhiên 6 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 36 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *