Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 9: Base Giải KHTN 8 Cánh diều trang 51, 52, 53, 54 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 9: Base giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 51, 52, 53, 54.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 9 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 9 Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối – Phần 1: Chất và sự biến đổi chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 9

Trong các chất sau đây, những chất nào là base: Cu(OH)2, MgSO4, NaCl, Ba(OH)2?

Trả lời:

Base là những hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hydroxide. Khi tan trong nước, base tạo ra ion OH−.

Tham khảo thêm:   Kịch bản và lời dẫn chương trình văn nghệ 20/11 trường Mầm non 5 Lời dẫn chương trình văn nghệ 20/11 hay nhất

Vậy những chất là base là: Cu(OH)2, Ba(OH)2.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 9

Luyện tập 1

Dựa vào bảng tính tan, cho biết những base nào dưới đây là kiềm: KOH, Fe(OH)2, Ba(OH)2, Cu(OH)2.

Trả lời:

Base tan trong nước còn được gọi là kiềm.

Vậy các base kiềm là: KOH; Ba(OH)2.

Luyện tập 2

Có hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong. Nêu cách phân biệt hai dung dịch trên bằng:

a) quỳ tím.

b) phenolphthalein.

Trả lời:

a) Cách phân biệt hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong bằng quỳ tím:

– Đánh số thứ tự các lọ đựng dung dịch, trích mỗi lọ dung dịch một ít vào ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

– Cho vào mỗi mẫu thử một mẩu quỳ tím.

  • Nếu quỳ tím chuyển sang màu xanh → dung dịch nước vôi trong.
  • Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ → dung dịch giấm ăn.

b) Cách phân biệt hai dung dịch giấm ăn và nước vôi trong bằng phenolphthalein:

– Đánh số thứ tự các lọ đựng dung dịch, trích mỗi lọ dung dịch một ít vào ống nghiệm đánh số tương ứng (trích mẫu thử).

– Cho vào mỗi mẫu thử một vài giọt phenolphthalein:

  • Nếu dung dịch trong ống nghiệm chuyển sang màu hồng → dung dịch nước vôi trong.
  • Nếu dung dịch trong ống nghiệm không đổi màu → dung dịch giấm ăn.

Luyện tập 3

Viết các phương trình hóa học xảy ra khi cho các base: KOH, Cu(OH)2, Mg(OH)2 lần lượt tác dụng với:

Tham khảo thêm:   50 câu trắc nghiệm từ vựng, ngữ pháp tiếng Anh hay (Có đáp án) Trắc nghiệm Tiếng Anh ôn thi THPT Quốc gia 2023

a) dung dịch HCl.

b) dung dịch H2SO4.

Trả lời:

Các phương trình hóa học xảy ra:

a) KOH + HCl → KCl + H2O

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O.

b) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O.

Luyện tập 4

Hoàn thành các phương trình hóa học theo sơ đồ sau:

a) KOH + ? → K2SO4 + H2O

b) Mg(OH)2 + ? → MgSO4 + H2O

c) Al(OH)3+ H2SO4 → ? + ?

Trả lời:

a) 2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

b) Mg(OH)2 +H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

c) 2Al(OH)3 + H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 9: Base Giải KHTN 8 Cánh diều trang 51, 52, 53, 54 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *