Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 39, 40, 41, 42 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 8 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về tốc độ phản ứng và chất xúc tác. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 8 Tốc độ phản ứng và chất xúc tác mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

KHTN 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

  • Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8
  • Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 8 CTST

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8

Câu 1

Quan sát Hình 8.1, hãy cho biết hiện tượng nào xảy ra chậm, hiện tượng nào xảy ra nhanh.

Tham khảo thêm:   Bài tập phản ứng tạo phức của NH3 Bài tập Hóa học lớp 11

Trả lời:

– Hiện tượng que diêm cháy diễn ra nhanh.

– Hiện tượng bu lông bị gỉ sét diễn ra chậm.

Câu 2

Theo em, các phản ứng hoá học khác nhau thì thời gian phản ứng có giống nhau không.

Trả lời:

Các phản ứng hoá học khác nhau thì thời gian phản ứng cũng khác nhau.

Câu 3

Ống nghiệm nào có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

Ống nghiệm (2) có hiện tượng sủi bọt khí nhanh hơn, do nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (2) là 2M cao hơn nồng độ H2SO4 ở ống nghiệm (1) là 0,1M.

Câu 4

Vì sao nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng?

Trả lời:

Nồng độ chất phản ứng càng lớn thì tốc độ phản ứng càng tăng. Do nồng độ các chất phản ứng tăng làm tăng số va chạm có hiệu quả nên tốc độ phản ứng tăng

Câu 5

Tốc độ khí thoát ra ở hai ống nghiệm có giống nhau không? Giải thích

Trả lời:

Tốc độ thoát khí ở hai ống nghiệm là khác nhau. Cụ thể ống nghiệm (1) được đun nóng khí thoát ra nhanh và mạnh hơn, do tốc độ phản ứng lớn hơn.

Câu 6

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Trả lời:

Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Tham khảo thêm:   Cách làm mứt dừa ngon dẻo thơm, béo ngon dịp Tết 2024

Câu 7

Ống nghiệm nào có lượng khí thoát ra nhanh hơn? Giải thích.

Trả lời:

Ống nghiệm (2) có lượng khí thoát ra nhanh hơn do có tốc độ phản ứng lớn hơn.

Câu 8

Diện tích tiếp xúc của một chất có ảnh hưởng như thế nào đến tốc độ phản ứng?

Trả lời:

Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.

Câu 9

Ống nghiệm nào sinh ra khí oxygen sớm hơn để làm que đóm bùng cháy trở lại?

Trả lời:

Ống nghiệm (2) sinh ra khí oxygen sớm hơn để làm que đóm bùng cháy trở lại.

Câu 10

Ở ống nghiệm (2) có thêm một ít bột MnO2, chất này có tác dụng gì đến tốc độ phản ứng so với ống nghiệm (1) không có MnO2?

Trả lời:

MnO2 là chất xúc tác, có tác dụng làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn (tăng tốc độ phản ứng) so với không dùng chất xúc tác.

Câu 11

Quan sát Hình 8.6, các yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được sử dụng trong đời sống thực tiễn.

Trả lời:

a) Chẻ nhỏ củi để nhóm lửa dễ hơn: yếu tố diện tích tiếp xúc.

b) Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh: yếu tố nhiệt độ.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Đường về quê mẹ Cánh diều Ngữ văn lớp 8 trang 47 sách Cánh diều tập 1

c) Dùng quạt để nhóm lửa: yếu tố nồng độ.

Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 8 CTST

Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng hay nước lạnh. Giải thích.

Trả lời:

Theo em, viên thuốc sủi sẽ tan nhanh hơn trong cốc nước nóng. Do nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 39, 40, 41, 42 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *