Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 41: Hệ sinh thái Giải KHTN 8 Cánh diều trang 188, 189, 190, 191, 192 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 41: Hệ sinh thái giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 188, 189, 190, 191, 192.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 41 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 41 Chủ đề 8: Sinh thái – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 41

Câu 1

Quan sát hình 41.2, nêu các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái và mối quan hệ giữa các thành phần này.

Hình 41.2

Trả lời:

– Các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái:

  • Môi trường sống (thành phần vô sinh): ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật,…
  • Quần xã sinh vật (thành phần hữu sinh): sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải.

– Mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc cơ bản của hệ sinh thái: Các thành phần vô sinh và hữu sinh của hệ sinh thái tác động qua lại lẫn nhau, đồng thời, các sinh vật trong thành phần hữu sinh của hệ sinh thái cũng luôn tương tác với nhau tạo thành một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Tham khảo thêm:   10 quán cơm tấm quận 3 ngon, nổi tiếng nhắc tới là thèm

Câu 2

Lấy ví dụ cho mỗi kiểu hệ sinh thái và cho biết các thành phần của hệ sinh thái đó theo mẫu bảng sau:

Hệ sinh thái

Trả lời:

Ví dụ cho mỗi kiểu hệ sinh thái và các thành phần của mỗi hệ sinh thái đó:

Tên của hệ sinh thái

Thành phần vô sinh (Môi trường sống)

Thành phần hữu sinh (Quần xã sinh vật)

Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa

Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật,…

Cây gỗ, cây cỏ, dương xỉ, rêu, kiến, rắn, hươu, voi,…

Hệ sinh thái hồ nước ngọt

Ánh sáng, nhiệt độ, đất, nước, xác sinh vật,…

Cá chép, tôm, con trai, cá rô phi, rong đuôi chó, bèo tây,…

Hệ sinh thái đồng ruộng

Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, đất, nước, xác sinh vật,…

Lúa, cỏ, ốc bươu vàng, cua đồng, châu chấu, sâu ăn lá,…

Câu 3

Vẽ chuỗi thức ăn có các loài sinh vật sau: diều hâu, cỏ, châu chấu, ếch, rắn.

Trả lời:

Chuỗi thức ăn được tạo nên từ các loài sinh vật trên là:

Cỏ → Châu chấu → Ếch → Rắn → Diều hâu

Câu 4

Liệt kê một số chuỗi thức ăn có trong hình 41.4. Các chuỗi thức ăn đó có mắt xích nào chung?

Hình 41.4

Trả lời:

– Một số chuỗi thức ăn có trong hình 41.4:

  • Cây xanh → Thỏ → Linh Miêu → Sư Tử.
  • Cây xanh → Chuột → Linh Miêu → Sư Tử.
  • Cây xanh → Chuột → Rắn → Linh Miêu → Sư Tử.

– Các chuỗi thức ăn trên có mắt xích chung là: Cây xanh, Linh Miêu, Sư Tử, Nấm/ Giun đất/ Vi sinh vật.

Câu 5

Nêu ý nghĩa của tháp sinh thái.

Trả lời:

Ý nghĩa của tháp sinh thái: Tháp sinh thái giúp xem xét mức độ hiệu quả dinh dưỡng của mỗi bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái.

Câu 6

Hãy xác định tên của ba loại tháp trong hình 41.5. Giải thích vì sao?

Hình 41.5

Trả lời:

– Tháp số 1 là tháp số lượng, vì tháp này được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Tham khảo thêm:   Đi sapa mặc gì? Cách phối đồ đi sapa thời thượng cho 4 mùa

– Tháp số 2 là tháp khối lượng, vì tháp này được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một đơn vị diện tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.

– Tháp số 3 là tháp năng lượng, vì tháp này được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên một đơn vị diện tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 7

Quan sát hình 41.6, mô tả quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái.

Hình 41.6

Trả lời:

Quá trình trao đổi vật chất và chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái xảy ra giữa các sinh vật trong quần xã và giữa quần xã với môi trường thông qua chu trình vật chất và dòng năng lượng:

– Trong hệ sinh thái, các chất vô cơ từ môi trường ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các mắt xích của chuỗi và lưới thức ăn (sinh vật sản xuất → sinh vật tiêu thụ → sinh vật phân giải) rồi trả lại môi trường.

– Nguồn năng lượng trong hệ sinh thái phần lớn được lấy từ năng lượng ánh sáng mặt trời. Năng lượng từ ánh sáng mặt trời được truyền vào quần xã ở mắt xích đầu tiên là sinh vật sản xuất, sau đó truyền theo một chiều qua các bậc dinh dưỡng, năng lượng giảm dần do sinh vật sử dụng và trả lại môi trường dưới dạng nhiệt.

Câu 8

Quan sát hình 41.7, vận dụng những hiểu biết của bản thân, hãy nêu đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái.

Hình 41.6

Trả lời:

Đặc điểm, ý nghĩa của mỗi hệ sinh thái:

– Hệ sinh thái rừng Cúc Phương:

+ Đặc điểm: Là hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa, xanh quanh năm, có quần thể động, thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi, có thể hình thành nên nhiều tầng tán, nhưng do địa hình dốc nên tầng tán thường không liên tục. Là nơi sinh sống của nhiều loài thú, chim, bò sát, lưỡng cư và hàng ngàn loài côn trùng, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam.

Tham khảo thêm:  

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái rừng Cúc Phương là nơi dự trữ nguồn gene phong phú, bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, bảo vệ đa dạng sinh học; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

– Hệ sinh thái biển Nha Trang:

+ Đặc điểm: Là nơi có độ đa dạng sinh học cao, là nơi cư trú của nhiều loài san hô, cá cảnh biển và các loài hải sản. Các loài thực vật, tảo, rong biển cũng góp phần tạo nên đa dạng sinh học.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái biển Nha trang là nơi dự trữ nguồn gen phong phú, có vai trò quan trọng đối với tự nhiên và con người: tham gia điều hòa khí hậu, là nơi sống của nhiều loài sinh vật, cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho con người; đồng thời, cũng là nơi tham quan du lịch tạo sự phát triển kinh tế bền vững.

– Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long:

+ Đặc điểm: Là nơi canh tác đa dạng nhưng chủ yếu dựa trên nền lúa, đây là hệ sinh thái được duy trì dưới tác động thường xuyên của con người.

+ Ý nghĩa: Hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp tạo ra lương thực, thực phẩm và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp tạo đà cho sự phát triển kinh tế; ngoài ra, hệ sinh thái này cũng có vai trò quan trọng trong bảo vệ đa dạng sinh học,…

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 41

Lấy ví dụ về lưới thức ăn trong tự nhiên.

Trả lời:

Ví dụ về lưới thức ăn trong tự nhiên:

Thức ăn trong tự nhiên

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 41: Hệ sinh thái Giải KHTN 8 Cánh diều trang 188, 189, 190, 191, 192 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *