Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí Giải KHTN 8 Cánh diều trang 27, 28, 29, 30, 31 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 27, 28, 29, 30, 31.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 4 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 4 Chủ đề 1: Phản ứng hóa học – Phần 1: Chất và sự biến đổi chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 4

Câu 1

Xác định số nguyên tử có trong:

a) 2 mol nguyên tử nhôm (aluminium).

b) 1,5 mol nguyên tử carbon.

Trả lời:

Áp dụng: Mol là lượng chất có chứa 6,022 × 1023 hạt vi mô (nguyên tử, phân tử, …) của chất đó.

a) Số nguyên tử có trong 2 mol nguyên tử nhôm (aluminium):

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Kể về một việc làm tốt của bạn em (Dàn ý + 10 mẫu) kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - Tuần 31

2 × 6,022 × 1023 = 1,2044 × 1024 (nguyên tử).

b) Số nguyên tử có trong 1,5 mol nguyên tử carbon:

1,5 × 6,022 × 1023 = 9,033 × 1023 (nguyên tử).

Câu 2

Quan sát hình 4.3, cho biết khối lượng 1 mol nguyên tử đồng và khối lượng 1 mol phân tử sodium chloride.

Hình 4.3

Trả lời:

– Khối lượng của 1 mol nguyên tử đồng là 64 gam.

– Khối lượng 1 mol phân tử sodium chloride là 58,5 gam.

Câu 3

Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, cho biết khối lượng mol nguyên tử hydrogen, nitơ (nitrogen) và magnesium.

Trả lời:

Dựa vào bảng tuần hoàn:

  • Khối lượng mol nguyên tử hydrogen là: 1,008 gam/ mol.
  • Khối lượng mol nguyên tử nitơ (nitrogen) là: 14,01 gam/ mol.
  • Khối lượng mol nguyên tử magnesium là: 24,31 gam/ mol.

Câu 4

Quan sát hình 4.4, cho biết ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và nhiệt độ 25oC), thể tích 1 mol khí là bao nhiêu?

Hình 4.4

Trả lời:

Ở điều kiện chuẩn (áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C), thể tích 1 mol khí là 24,79 lít.

Câu 5

Nếu không dùng cân, làm thế nào có thể biết được 24,79 lít khí N2 nặng hơn 24,79 lít khí H2 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất)?

Trả lời:

Để so sánh khí N2 nặng hơn khí H2 bao nhiêu lần (ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất) mà không dùng cân người ta so sánh khối lượng mol của hai khí đó.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thời khóa biểu (trang 43) Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức Tập 1 - Tuần 5

Cụ thể: frac{M_{N2}}{M_{H2}}=frac{28}{2}=14. Vậy ở điều kiện chuẩn khí N2 nặng hơn khí H2 là 14 lần.

Câu 6

Làm thế nào để biết khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?

Trả lời:

Để so sánh khí A nặng hay nhẹ hơn khí B, người ta so sánh khối lượng của cùng một thể tích khí A và khí B trong dùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 4

Luyện tập 1

Tính số phân tử nước và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 3 mol phân tử nước.

Trả lời:

– 3 mol phân tử nước chứa số phân tử nước là:

3 × 6,022 × 1023 = 1,8066 × 1024 (phân tử).

– Cứ 1 phân tử nước chứa 2 nguyên tử hydrogen và 1 nguyên tử oxygen.

Vậy 3 mol phân tử nước chứa:

+ Số nguyên tử hydrogen là: 2 × 1,8066 × 1024 = 3,6132 × 1024 (nguyên tử).

+ Số nguyên tử oxygen là: 1 × 1,8066 × 1024 = 1,8066 × 1024 (nguyên tử).

Luyện tập 2

Tính khối lượng mol phân tử khí oxygen và khí carbon dioxide.

Trả lời:

Áp dụng: Khối lượng mol phân tử của một chất có cùng trị số với khối lượng phân tử chất đó tính theo đơn vị amu.

Vậy:

Khối lượng mol phân tử khí oxygen là: 16 × 2 = 32 (gam/ mol).

Khối lượng mol phân tử khí carbon dioxide là: 12 + 16 × 2 = 44 (gam/ mol).

Luyện tập 3

Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:

Tham khảo thêm:  

Chất

Số mol (n) (mol)

Khối lượng mol (M) (g/mol)

Khối lượng (m) (gam)

Cách tính

Nhôm

0,2

27

5,4

mAl = 0,2 × 27 = 5,4 (gam)

Nước

2

?

?

?

Khí oxygen

?

?

16

?

Khí nitơ

?

?

28

?

Sodium chloride

0,4

?

?

?

Magnesium

?

?

12

?

Trả lời:

Áp dụng công thức:

n=frac{m}{M}(mol)⇒m=ntimes M(gam); M=frac{m}{n}(g/mol).

Chất

Số mol (n) (mol)

Khối lượng mol (M) (g/mol)

Khối lượng (m) (gam)

Cách tính

Nhôm

0,2

27

5,4

mAl = 0,2 × 27 = 5,4 (gam)

Nước

2

18

36

MH2O=1×2+16=18(g/mol)

mH2O=2×18=36(gam)

Khí oxygen

0,5

32

16

MO2=2×16=32(g/mol)

n_{O2}=frac{16}{32}=0,5(mol)

Khí nitơ

1

28

28

MN2=2×14=28(g/mol)

n_{N2}=frac{28}{28}=1(mol)

Sodium chloride

0,4

58,5

23,4

MNaCl = 23 + 35,5 = 58,5 (g/mol)

mNaCl = 0,4 × 58,5 = 23,4 (gam)

Magnesium

0,5

24

12

MMg = 24 (gam/ mol)

n_{Mg}=frac{12}{24}=0,5(mol)

Luyện tập 4

Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:

Chất Các đại lượng đơn vị
M (g/mol) n (mol) m (g) V (l) (đktc)
CO2 ? ? 17,6 ?
N2 ? ? ? 4,958
H2 ? 0,5 ? ?

Trả lời:

Áp dụng các công thức:

n=frac{m}{M}(mol)⇒m=ntimes M(gam); M=frac{m}{n}(g/mol).

V=ntimes24,79 (lit)⇒n=frac{V}{24,79}(mol).

Chất Các đại lượng đơn vị
M (g/mol) n (mol) m (g) V (l) (đktc)
CO2 44 0,4 17,6 9,916
N2 28 0,3 5,6 4,958
H2 2 0,5 1 12,395

Luyện tập 5

Có ba quả bóng bay giống nhau về kích thước và khối lượng. Lần lượt bơm cùng thể tích mỗi khí H2 , CO2 , O2 vào từng quả bóng bay trên. Điều gì sẽ xảy ra khi thả ba quả bóng bay đó trong không khí?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 4: Mol và tỉ khối của chất khí Giải KHTN 8 Cánh diều trang 27, 28, 29, 30, 31 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *