Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái Giải KHTN 8 Cánh diều trang 179, 180, 181 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 179, 180, 181.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 38 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 38 Chủ đề 8: Sinh thái – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 38

Câu 1

Quan sát hình 38.1 và cho biết:

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình. Từ đó, rút ra các loại môi trường sống của sinh vật.

b) Những sinh vật nào có cùng loại môi trường sống.

Hình 38.1

Trả lời:

a) Nơi sống của các sinh vật có trong hình:

  • Con sùng đất: Trong lòng đất.
  • Con giun: Trong lòng đất.
  • Con bò: Trên mặt đất.
  • Con sâu: Trong thân cây.
  • Cây đước: Đầm lầy, đất bùn ở vùng nước mặn, nước lợ.
  • Cây gỗ, cỏ,…: Trên mặt đất.
  • Cá: Trong nước.
  • Vi khuẩn đường ruột: Trong đường ruột của người.
Tham khảo thêm:  

→ Các loại môi trường sống của sinh vật: Môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.

b) Các sinh vật có cùng loại môi trường sống:

  • Môi trường trong đất: Sùng đất và giun đất.
  • Môi trường sinh vật: Sâu đục thân và vi khuẩn đường ruột.
  • Môi trường trên cạn: Cây đước, con bò, cây gỗ, cỏ.
  • Môi trường dưới nước: Cá.

Câu 2

Quan sát hình 38.2 và cho biết:

a) Có những nhân tố nào của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây?

b) Trong các nhân tố đó, những nhân tố nào là nhân tố vô sinh, những nhân tố nào là nhân tố hữu sinh?

Hình 38.2

Trả lời:

a) Những nhân tố của môi trường tác động đến sự sinh trưởng và phát triển của cây: Ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm, con người, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất.

b) Trong các nhân tố trên:

  • Nhân tố vô sinh gồm: Ánh sáng, gió, nhiệt độ, độ ẩm.
  • Nhân tố hữu sinh gồm: Con người, động vật ăn thực vật, sinh vật trong đất.

Câu 3

Phân biệt nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh. Cho ví dụ.

Trả lời:

Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh

Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh

– Là những nhân tố vật lí, hóa học của môi trường; các nhân tố này tác động đến đặc điểm hình thái, chức năng sinh lí và tập tính của sinh vật.

– Là các nhân tố sống tác động đến sinh vật; các nhân tố này tạo nên mối quan hệ giữa các sinh vật trong môi trường (quan hệ hỗ trợ, cạnh tranh hoặc đối địch).

– Ví dụ: Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí,… là các nhân tố vô sinh tác động đến cây xanh.

– Ví dụ: Cùng sống trên một cánh đồng lúa, cỏ dại cạnh tranh chất dinh dưỡng với lúa nên khi cỏ dại phát triển thì năng suất lúa giảm

Tham khảo thêm:   Phong cách ngôn ngữ: Cách nhận biết phong cách ngôn ngữ Các phong cách ngôn ngữ

Câu 4

Quan sát hình 38.3, cho biết:

a) Gấu có đặc điểm gì thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực?

b) Xương rồng có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc?

Hình 38.3

Trả lời:

a) Đặc điểm của gấu thích nghi với nhiệt độ giá lạnh ở vùng Bắc cực: Có bộ lông và lớp mỡ dày giúp giữ ấm, không có lông mi do lông mi có thể gây đóng băng trên mắt, bộ lông màu trắng giúp chúng ngụy trang, có tập tính ngủ đông và hoạt động trong mùa hạ vào ban ngày.

b) Đặc điểm của xương rồng thích nghi với điều kiện khô hạn ở sa mạc: Lá biến đổi thành gai để hạn chế thoát hơi nước, thân mọng nước giúp dự trữ nước, thân thường xẻ rãnh dọc từ đỉnh thân tới gốc để tạo thành dòng chảy hướng dòng nước mưa hoặc sương xuống gốc, rễ nông và lan rộng để lấy được nhiều nước mưa hoặc sương.

Câu 5

Quan sát hình 38.4 và cho biết cá rô phi có thể:

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ nào?

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ nào?

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ nào?

Hình 38.4

Trả lời:

Cá rô phi có thể:

a) Tồn tại được trong khoảng nhiệt độ từ 5,6oC – 42oC.

b) Sinh trưởng, phát triển thuận lợi ở khoảng nhiệt độ từ 20oC – 35oC.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 13 cách làm mì xào ngon, đơn giản, ai cũng làm được

c) Sinh trưởng, phát triển tốt nhất ở nhiệt độ là 30oC.

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 38

Kể tên các loại môi trường sống. Lấy ví dụ một số sinh vật sống trong môi trường theo mẫu bảng 38.1.

Bảng 38.1

Trả lời:

Bảng 38.1. Môi trường sống và một số sinh vật sống trong môi trường đó

Môi trường sống

Sinh vật

Môi trường trên cạn

Trâu, bò, gà, mèo, hươu, hổ, ngựa, gấu, châu chấu, cây bàng, cây dương xỉ, cây đào, cây táo,…

Môi trường dưới nước

Cá mè, cá chép, bạch tuộc, mực, tôm, cá voi, san hô, cây rong đuôi chó,…

Môi trường trong đất

Giun đất, sùng đất, chuột chù, sên ma,…

Môi trường sinh vật

Giun đũa, giun kim, sán dây, sán lá gan, rận, chấy,…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 38: Môi trường và các nhân tố sinh thái Giải KHTN 8 Cánh diều trang 179, 180, 181 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *