Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 143, 144, 145, 146, 147 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 143, 144, 145, 146, 147.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 30 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 30 Chủ đề 7: Cơ thể người – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 30

Câu 1

Quan sát hình 30.2, nêu một số đặc điểm cấu tạo và chức năng của các thành phần máu theo gợi ý ở bảng 30.1.

Hình 30.2

Trả lời:

Thành phần của máu

Đặc điểm cấu tạo

Chức năng

Huyết tương

Gồm nước và các chất dinh dưỡng, chất hòa tan khác.

Vận chuyển các chất.

Tế

bào

máu

Tiểu cầu

Không nhân, chỉ là các mảnh chất tế bào của tế bào sinh tiểu cầu.

Tham gia vào quá trình đông máu.

Bạch cầu

Có nhân, không màu.

Tham gia bảo vệ cơ thể.

Hồng cầu

Hình đĩa, lõm hai mặt, không nhân, màu đỏ.

Tham gia vận chuyển chất khí (O2 và CO2).

Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cài đặt Google Chrome OS từ USB

Câu 2

Quan sát hình 30.3 và giải thích tại sao nói viêm là phản ứng miễn dịch.

Hình 30.3

Trả lời:

Viêm là phản ứng miễn dịch vì: Viêm xảy ra khi các tế bào bạch cầu trong cơ thể tăng cường hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của mầm bệnh. Nhờ đó, viêm giúp hạn chế và loại bỏ các mô bị tổn thương để cơ thể có thể bắt đầu tự chữa lành vết thương.

Câu 3

Quan sát hình 30.5 và cho biết tên các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu A, B, AB và O.

Hình 30.5

Trả lời:

Các loại kháng nguyên, kháng thể ở mỗi nhóm máu:

Nhóm máu A

Nhóm máu B

Nhóm máu AB

Nhóm máu O

Kháng nguyên

A

B

A và B

Không có

kháng nguyên

Kháng thể

anti–B

anti–A

Không có kháng thể anti–A và anti–B

Kháng thể anti–A và anti–B

Câu 4

Quan sát hình 30.8:

a) Nêu tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn.

b) Mô tả đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi) và vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể).

Hình 30.8

Trả lời:

a) Tên và chức năng các cơ quan của hệ tuần hoàn:

Tên cơ quan

Chức năng

Tim

Co dãn đều đặn và liên tục giúp đẩy máu ra động mạch và hút máu từ tĩnh mạch về tim.

Hệ mạch máu

Động mạch

Vận chuyển máu từ tim đến mao mạch.

Mao mạch

Là nơi thực hiện trao đổi chất (dinh dưỡng, chất thải,…) và khí (O2, CO2) giữa máu và tế bào của cơ thể.

Tĩnh mạch

Vận chuyển máu từ mao mạch trở về tim.

Tham khảo thêm:   Cách tăng dung lượng Dropbox cực hiệu quả

b) Đường đi của máu trong hai vòng tuần hoàn:

– Vòng tuần hoàn tuần hoàn nhỏ (vòng tuần hoàn phổi): Máu đỏ thẫm (giàu carbon dioxide) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi lên phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí giữa máu và khí ở các phế nang thông qua các mao mạch phổi, máu đỏ thẫm trở thành máu đỏ tươi (giàu oxygen). Máu giàu oxygen theo tĩnh mạch đổ về tim, đổ vào tâm nhĩ trái.

– Vòng tuần hoàn lớn (vòng tuần hoàn cơ thể): Máu giàu oxygen và các chất dinh dưỡng từ tâm thất trái theo động mạch chủ đi đến các cơ quan trong cơ thể, tại đây, diễn ra quá trình trao đổi chất giữa máu và các cơ quan thông qua hệ thống mao mạch. Oxygen và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho các tế bào, mô, cơ quan; đồng thời, máu nhận lại các chất thải, carbon dioxide và trở thành máu đỏ thẫm. Các chất thải được vận chuyển đến cơ quan bài tiết, carbon dioxide theo tĩnh mạch về tim, đổ vào tâm nhĩ phải.

Câu 5

Nêu tên, nguyên nhân của một số bệnh về máu và hệ tuần hoàn.

Trả lời:

Tên bệnh

Nguyên nhân

Thiếu máu

– Do thiếu sắt, thiếu acid folic, vitamin B12.

– Do suy tủy xương, suy thận mạn, tán huyết miễn dịch,…

– Do mất quá nhiều máu khi bị thương, khi đến kì kinh nguyệt,…

Huyết áp cao

– Do chế độ ăn nhiều đường và muối, thức ăn chứa nhiều chất béo,…

– Do hệ quả của một số bệnh lí như bệnh thận, bệnh tuyến giáp, u tuyến thượng thận,…

– Do tuổi già (mạch máu bị mất dần độ đàn hồi).

– Do di truyền.

Xơ vữa

động mạch

– Do chế độ ăn chưa hợp lí (ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, nội tạng, da, mỡ động vật,…), hút thuốc lá, ít vận động,… dẫn đến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao sẽ kết hợp với Ca2+ ngấm vào thành mạch.

– Do tuổi già (thành mạch giảm đàn hồi, trở nên xơ cứng hơn).

Sốt

xuất huyết

– Do vật trung gian truyền bệnh là muỗi vằn truyền virus gây bệnh vào máu.

Sốt rét

– Do muỗi Anopheles truyền kí sinh trùng Plasmodium gây bệnh.

Tham khảo thêm:   15 màu tóc nâu đồng siêu đẹp không bao giờ lỗi mốt

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 30

Theo em, “mụn trứng cá” trên da có phải là phản ứng miễn dịch không? Vì sao?

Trả lời:

– “Mụn trứng cá” trên da là phản ứng miễn dịch của cơ thể.

– Vì: Khi lỗ chân lông bị bít tắc, vi khuẩn phát triển mạnh khiến bạch cầu sẽ được huy động đến để tiêu diệt vi khuẩn dẫn đến tạo ổ viêm, hình thành “mụn trứng cá”, biểu hiện là mụn nhỏ, tấy đỏ, có đốm mủ. Như vậy, “mụn trứng cá” chính là phản ứng bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự tấn công của vi khuẩn nên “mụn trứng cá” trên da được coi là phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 30: Máu và hệ tuần hoàn ở người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 143, 144, 145, 146, 147 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *