Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 27: Sự truyền nhiệt Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 123, 124, 125, 126, 127 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 27: Sự truyền nhiệt giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 123, 124, 125, 126, 127 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 27 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về sự truyền nhiệt, công thức tính nhiệt lượng tỏa ra. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 27 Sự truyền nhiệt mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 27 CTST

Câu 1

Tiến hành Thí nghiệm 1 và trả lời các câu hỏi sau:

a. Vì sao các kẹp giấy rơi xuống?

b. Các kẹp giấy rơi xuống theo thứ tự nào?

Trả lời:

a. Các kẹp giấy rơi xuống vì miếng sáp đính nó với thanh đồng tan chảy do nhận được nhiệt lượng từ đầu thanh đồng được đèn cồn nung nóng truyền tới.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 41 Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 8 trang 41 sách Chân trời sáng tạo tập 1

b. Các kẹp giấy rơi xuống theo thứ tự từ gần tới xa so với vị trí đèn cồn hay đầu thanh đồng được hơ nóng: D, C, B, A.

Câu 2

Kể tên và nêu công dụng của một số vật dẫn nhiệt tốt và vật cách nhiệt tốt trong Hình 27.2.

Trả lời:

– Các vật dẫn nhiệt tốt trong hình 27.2 a:

+ Bàn là inox: là phẳng quần áo (đồ bằng vải).

+ Ấm nước bằng kim loại: đun nước.

+ Xoong nhôm/ inox: đun thức ăn.

+ Thìa inox: múc thức ăn.

– Các vật dẫn nhiệt kém trong hình 27.2 b:

+ Áo bông, nỉ: giữ nhiệt cho cơ thể.

+ Găng tay len, cao su: giữ nhiệt cho bàn tay.

+ Cốc uống nước bằng sứ: đựng đồ uống, giúp tay cầm không bị nóng.

+ Thìa gỗ: múc thức ăn, tránh nóng, dễ cầm.

Câu 3

Mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra với nước trong Thí nghiệm 2.

Trả lời:

– Hiện tượng xảy ra với nước trong Thí nghiệm 2: Nước màu tan dần, nước trong ống di chuyển thành dòng làm nước màu cũng di chuyển thành dòng theo chiều kim đồng hồ.

– Giải thích: Nếu không đun nóng bằng đèn cồn thì nước màu sẽ tan dần ở miệng ống và hòa tan dần về cả hai phía của ống nước. Nhưng khi được đun nóng thì lớp nước phía đáy ống gần đèn cồn nhận được nhiệt lượng từ ngọn lửa đèn cồn truyền tới nóng lên, nhẹ hơn di chuyển lên trên, lớp nước phía trên lạnh hơn di chuyển xuống dưới lấp đầy chỗ trống, lại tiếp tục được ngọn lửa đèn cồn làm nóng và di chuyển lên trên. Cứ như vậy tạo thành dòng di chuyển lớp nước nóng và lớp nước lạnh, đồng thời nước màu tan dần ở miệng ống cũng di chuyển theo dòng nước đó, chúng ta sẽ nhìn thấy nó di chuyển thành dòng theo chiều kim đồng hồ.

Tham khảo thêm:   15 kiểu tóc xoăn sóng đẹp, hợp với nhiều khuôn mặt

Câu 4

Vẽ hình mô tả các dòng đối lưu trong thí nghiệm Hình 27.5.

Câu 5

Bức xạ nhiệt được truyền qua các môi trường nào? Nêu ví dụ minh họa.

Trả lời:

Bức xạ nhiệt được truyền qua các môi trường: chân không, chất khí, chất lỏng và chất rắn.

Ví dụ:

+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chân không: Viên đá lạnh để ngoài ánh nắng Mặt Trời bị tan chảy.

+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất khí: ngồi cạnh bếp lửa, sau một thời gian ta thấy người ấm lên.

+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất lỏng: Đặt tay gần cốc nước nóng sau một thời gian tay ta ấm dần lên.

+ Bức xạ nhiệt qua môi trường chất rắn: Đặt tay gần thỏi than nóng sau một thời gian tay ta ấm dần lên.

Câu 6

Mô tả sự truyền năng lượng nhiệt trong hiệu ứng nhà kính khí quyển (Hình 27.8).

Trả lời:

Mặt Trời truyền năng lượng nhiệt xuống Trái Đất dưới hình thức bức xạ nhiệt. Phần lớn bức xạ nhiệt của Mặt Trời truyền xuyên qua khí quyển đến mặt đất, đồng thời một phần bức xạ nhiệt của Mặt Trời được khí quyển phản xạ vào không gian. Bầu khí quyển bao quanh Trái Đất có tác dụng giống như một nhà lớp kính, khi Trái Đất nhận được nhiệt từ Mặt Trời làm nó nóng dần lên và cũng bức xạ nhiệt vào không gian, phần lớn bức xạ nhiệt của Trái Đất bị khí quyển phản xạ trở lại Trái Đất làm cho bề mặt của Trái Đất và không khí bao quanh nóng lên; chỉ có một phần nhỏ bức xạ nhiệt của Trái Đất thoát ra không gian bên ngoài.

Tham khảo thêm:   Cách đổi tên trong Zalo, đặt tên Zalo với ký tự đặc biệt

Câu 7

Sự nóng lên toàn cầu có thể gây ra những hệ quả gì? Bản thân các em có thể đóng góp những việc làm thiết thực như thế nào để giảm tác hại của hiệu ứng nhà kính khí quyển?

Vận dụng KHTN 8 Bài 27 Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1

Vì sao cửa kính hai lớp có khả năng cách nhiệt tốt?

Vận dụng 2

Vì sao máy lạnh treo tường (máy điều hòa nhiệt độ) thường được lắp ở vị trí cao trong phòng, còn lò sưởi được bố trí ở gần mặt đất?

Vận dụng 3

Chế tạo mô hình trong câu hỏi ở phần Mở đầu bài học.

Trả lời:

Các em quan sát hình ảnh và chế tạo mô hình bằng cách sử dụng các vật liệu:

+ giấy màu bất kì để tạo chong chóng,

+ giấy màu đen để làm ống khói (nhằm hấp thụ nhiệt tốt hơn).

+ Đèn sợi đốt.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 27: Sự truyền nhiệt Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 123, 124, 125, 126, 127 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *