Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 27: Khái quát về cơ thể người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 128, 129, 130 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 27: Khái quát về cơ thể người giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 128, 129, 130.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 27 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 27 Chủ đề 7: Cơ thể người – Phần 3: Vật sống cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 27

Câu 1

Quan sát hình 27.2 và cho biết tên các hệ cơ quan trong cơ thể người.

Hình 27.2

Trả lời:

Tên các hệ cơ quan trong cơ thể người:

1 – Hệ vận động

2 – Hệ tiêu hóa

3 – Hệ tuần hoàn

4 – Hệ hô hấp

5 – Hệ bài tiết

6 – Hệ thần kinh

7 – Hệ nội tiết

8 – Hệ sinh dục

Tham khảo thêm:  

Câu 2

Cho biết mỗi cơ quan ở hình 27.1A thuộc hệ cơ quan nào.

Hình 27.1A

Trả lời:

Tên cơ quan ở hình 27.1A Hệ cơ quan
a. Thận Hệ bài tiết
b. Phổi Hệ hô hấp
c. Gan Hệ tiêu hóa và hệ bài tiết
d. Ruột Hệ tiêu hóa
e. Dạ dày
g. Cơ quan sinh dục nam Hệ sinh dục
h. Não Hệ tuần kinh
i. Tim Hệ tuần hoàn

Câu 3

Dựa vào bảng 27.1, nêu tên và chức năng chính của các cơ quan. Từ đó, nêu khái quát chức năng của mỗi hệ cơ quan.

Bảng 27.1

Trả lời:

Tên và chức năng của cơ quan:

Hệ cơ quan Tên cơ quan Chức năng chính của các cơ quan Chức năng của hệ cơ quan
Hệ vận động Xương Nâng đỡ, tạo hình dáng, vận động Nâng đỡ, tạo hình dáng, bảo vệ nội quan, giúp cơ thể vận động.
Cơ vân Tạo hình dáng, vận động
Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa: Khoang miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già, hậu môn Tiêu hóa thức ăn, vận chuyển thức ăn, hấp thu chất dinh dưỡng Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được và thải chất bã ra ngoài.
Tuyến tiêu hóa: Tuyến nước bọt, tuyến vị, tuyến gan, tuyến tụy, tuyến ruột Tiết enzyme, dịch tiêu hóa
Hệ tuần hoàn Tim Co bóp hút và đẩy máu Vận chuyển các chất trong cơ thể tới nơi cần thiết, giúp cho sự trao đổi chất ở tế bào.
Hệ mạch máu gồm động mạch, tĩnh mạch, mao mạch Vận chuyển máu
Hệ hô hấp Phổi Thực hiện trao đổi khí Giúp cơ thể trao đổi khí (O2 và CO2).
Đường dẫn khí gồm: khoang mũi, hầu, họng, thanh quản, khí quản, phế quản Sưởi ấm, làm ẩm, làm sạch không khí hít vào, dẫn khí
Hệ bài tiết Da Tiết mồ hôi Bài tiết nước tiểu, chất thải, duy trì tính ổn định của môi trường trong.
Gan Phân giải chất độc, thải sản phẩm, phân giải hồng cầu
Phổi và đường dẫn khí Trao đổi O2 và CO2
Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái Bài tiết nước tiểu
Hệ thần kinh Dây thần kinh Dẫn truyền xung thần kinh Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của cơ thể.
Não, tủy sống Lưu trữ, xử lí thông tin
Hệ nội tiết Các tuyến nội tiết: tuyến tùng, vùng dưới đồi, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến ức, tuyến tụy, tuyến trên thận, tinh hoàn, buồng trứng Tiết các hormone Điều hòa các quá trình sinh lí của cơ thể đặc biệt là quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong các tế bào của cơ thể.
Hệ sinh dục Ở nữ: buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ Tạo trứng, nuôi dưỡng thai nhi, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nữ Giúp cơ thể sinh sản, duy trì nòi giống.
Ở nam: Tinh hoàn, ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành, dương vật Tạo tinh trùng, hình thành đặc điểm sinh dục thứ phát ở nam
Tham khảo thêm:   Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Tây Tiến (Dàn ý + 6 Mẫu) Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

Trả lời câu hỏi Vận dụng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 27

Nêu ví dụ thể hiện sự phối hợp của các cơ quan trong thực hiện chức năng của hệ cơ quan.

Trả lời:

Ví dụ thể hiện sự phối hợp của các cơ quan trong thực hiện chức năng của hệ cơ quan:

  • Khi một vận động viên tập tạ, cơ co dãn phối hợp cùng sự hoạt động của các khớp làm xương chuyển động, tạo nên cử động nâng hạ tạ.
  • Khi chúng ta hít vào, hoạt động của các cơ quan trong đường dẫn khí (mũi, khí quản, phế quản) đưa không khí ấm, ẩm, sạch, giàu O2 đi vào phổi để thực hiện trao đổi khí ở phổi. Quá trình thở ra đưa không khí giàu CO2 từ phổi qua các cơ quan trong đường dẫn khí ra ngoài môi trường.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 27: Khái quát về cơ thể người Giải KHTN 8 Cánh diều trang 128, 129, 130 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *