Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 120, 121, 122 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 120, 121, 122 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 26 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về Năng lượng nhiệt và nội năng. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 26 Năng lượng nhiệt và nội năng mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Bài 26 CTST

Câu hỏi 1

Trong thí nghiệm Brown (Hình 26.1), các hạt phấn hoa trong nước chuyển động như thế nào khi quan sát qua kính hiển vi?

Trả lời:

Trong thí nghiệm Brown, các hạt phấn hoa trong nước chuyển động không ngừng về mọi phía khi quan sát qua kính hiển vi.

Tham khảo thêm:   Soạn bài Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ Soạn văn 12 tập 1 tuần 6 (trang 84)

Câu hỏi 2

Vì sao gọi sự chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt?

Trả lời:

Gọi sự chuyển động hỗn độn không ngừng của các nguyên tử, phân tử là chuyển động nhiệt vì sự chuyển động của các nguyên tử, phân tử liên quan chặt chẽ với nhiệt độ.

Câu hỏi 3

Phân biệt năng lượng nhiệt và nội năng của một vật.

Trả lời:

Năng lượng nhiệt Nội năng
Phân biệt là tổng động năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật. là tổng động năng và thế năng của các phân tử, nguyên tử cấu tạo nên vật.

Câu hỏi 4

Vì sao hơi nước sôi (Hình 26.2) có thể làm bật nắp ấm, còn nếu nước trong ấm chưa sôi thì không xảy ra điều đó?

Trả lời:

Khi nước trong ấm sôi tức nhiệt độ của nước tăng lên nhiều so với khi nước chưa sôi, các phân tử nước chuyển động nhanh hơn rất nhiều so với các phân tử nước khi nước chưa sôi. Động năng của các phân tử nước khi nước sôi tăng lên, do đó nội năng của phân tử nước tăng dẫn tới có nhiều phân tử nước chuyển động lên trên cao va chạm vào nắp ấm tạo ra lực đẩy lớn đủ để làm bật nắp ấm lên.

Câu hỏi 5

Vì sao khi vật bị cọ xát thì nội năng của vật tăng?

Trả lời:

Khi vật bị cọ xát thì nhiệt độ của vật tăng lên làm các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh hơn làm nội năng của vật tăng lê

Tham khảo thêm:   Mẹo phối đồ đi chơi cá tính cho bạn gái dạo phố thêm thu hút

Câu hỏi 6

Tiến hành đo năng lượng nhiệt với một thể tích nước V1 vừa đủ rồi lặp lại phép đo với thể tích nước V_2=frac{V_1}{2}(giữ nguyên nhiệt độ ban đầu). Hoàn thành Bảng 26.1.

Trả lời:

Thực hiện thí nghiệm ta thu được số liệu minh họa sau (các em tham khảo):

a. So sánh: Năng lượng nhiệt mà nước thu vào khi nhiệt độ tăng thêm 50C, 100C lớn hơn năng lượng nhiệt của nước ở nhiệt độ ban đầu.

b. So sánh: Thể tích nước cần đun lớn hơn thì giá trị năng lượng nhiệt cần thiết để đun sôi nước tăng lên.

Câu hỏi 7

Trong thí nghiệm ở Hình 26.3, năng lượng được chuyển hóa như thế nào?

Trả lời:

Năng lượng điện được chuyển hóa thành năng lượng nhiệt.

Luyện tập KHTN 8 Bài 26 Chân trời sáng tạo

Khi người thợ rèn thả một thanh sắt đã nung nóng đỏ vào trong chậu nước lạnh thì nội năng của thanh sắt và của chậu nước thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Khi người thợ rèn thả một thanh sắt đã nung nóng đỏ vào trong chậu nước lạnh thì nội năng của thanh sắt giảm đi và nội năng của chậu nước tăng lên.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 26: Năng lượng nhiệt và nội năng Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 120, 121, 122 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Tác phẩm Người lái đò sông Đà In trong tập Sông Đà (1960), Nguyễn Tuân

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *