Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện Giải KHTN 8 Cánh diều trang 99, 100, 101 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 99, 100, 101.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 20 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 20 Chủ đề 5: Điện – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 20

Câu 1

Sử dụng dấu cộng (+) để mô tả điện tích dương và dấu trừ (-) để mô tả điện tích âm, em hãy vẽ vào vở hai vật có hình dạng bất kì để mô tả: Sau khi cọ xát, một vật trở nên nhiễm điện dương, vật kia trở nên nhiễm điện âm.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Áo mới Cà Mau

Trả lời:

Câu 1

Câu 2

Giải thích hiện tượng nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len và nhiễm điện ở áo len khi cởi áo len.

Trả lời:

– Khi cởi áo len, chiếc áo len cọ xát với lớp áo khác làm nó bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, gây ra hiện tượng phóng điện làm ta có thể thấy tia lửa điện nhỏ kèm theo tiếng nổ lách tách phát ra ở khu vực tiếp xúc.

– Khi cọ xát quả bóng bay vào áo len thì quả bóng bay và áo len bị nhiễm điện do cọ xát do bị mất hoặc thừa electron, làm nhiễm điện trái dấu. Do vậy chúng có thể hút nhau.

Câu 3

Nêu và giải thích một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tiễn.

Trả lời:

– Sử dụng quạt điện một thời gian thì thấy cánh quạt điện, đặc biệt là mép cánh quạt bị bám bụi nhiều là do khi cánh quạt quay ma sát với không khí làm cánh quạt bị nhiễm điện và có khả năng hút bụi bẩn trong không khí.

– Một trong những nguyên nhân tạo thành các đám mây dông bị nhiễm điện là do sự cọ xát mạnh giữa những giọt nước trong luồng không khí bốc lên cao. Khi đó, giữa các đám mây bị nhiễm điện hoặc giữa đám mây nhiễm điện với mặt đất xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa. Do nhiệt độ cao của tia lửa điện, không khí bị giãn nở đột ngột, phát ra tiếng nổ gọi là tiếng sấm (khi có tia lửa điện giữa hai đám mây) hoặc tiếng sét (khi có tia lửa điện giữa đám mây và mặt đất).

Tham khảo thêm:   Gợi ý 10 cách phối đồ cho người mập bụng hiệu quả, chuẩn dáng xinh

Câu 4

Nêu ví dụ về các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

Trả lời:

Quạt điện, bếp điện, đèn điện, … khi được nối với nguồn điện và có dòng điện chạy qua thì đều hoạt động.

Câu 5

Nêu ví dụ về vật cách điện và vật dẫn điện trong cuộc sống.

Trả lời:

– Ví dụ về vật cách điện như: nhựa, thủy tinh, gỗ khô, nước cất, …

– Ví dụ về vật dẫn điện như: đồng, bạc, không khí ẩm, nước thường, …

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 20

Chỉ ra những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện ở công tắc điện, cầu chì, đèn điện.

Trả lời:

– Cấu tạo công tắc điện gồm:

  • Bộ phận cách điện: vỏ thường được làm bằng nhựa.
  • Bộ phận dẫn điện: các cực, các tiếp điểm thường được làm bằng đồng.

-Cấu tạo cầu chì hộp gồm:

  • Bộ phận cách điện: vỏ cầu chì thường làm bằng sứ
  • Bộ phận dẫn điện: các tiếp điểm thường làm bằng đồng và dây chì.

– Cấu tạo bóng đèn sợi đốt gồm:

  • Bộ phận cách điện: bóng thủy tinh.
  • Bộ phần dẫn điện: đuôi đèn, sợi đốt.

– Cấu tạo bóng đèn tuýp huỳnh quang gồm:

  • Bộ phận dẫn điện: chân đèn, hai điện cực.
  • Bộ phận cách điện: ống thủy tinh.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 20: Sự nhiễm điện Giải KHTN 8 Cánh diều trang 99, 100, 101 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

Tham khảo thêm:   Khám phá mèo Siberian, đặc điểm, cách nuôi, giá bán

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *