Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 18: Lực có thể làm quay vật Giải KHTN 8 Cánh diều trang 91, 92, 93 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 18: Lực có thể làm quay vật giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 91, 92, 93.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 18 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 18 Chủ đề 4: Tác dụng làm quay của lực – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 18

Câu 1

Vì sao cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm?

Trả lời:

Cần phải kéo nhẹ lực kế trong khi thực hiện các thao tác thí nghiệm để chỉ làm cho thanh nhựa (2) chuyển động, tránh làm xê dịch trụ thép (4) hoặc chuyển động của vật khác không mong muốn xảy ra.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi khảo sát chất lượng đầu năm môn Toán lớp 5 năm 2023 - 2024 5 Đề kiểm tra chất lượng đầu năm lớp 5 (Có đáp án)

Câu 2

Nêu một số ví dụ trong thực tế về lực tác dụng làm quay vật.

Trả lời:

Ví dụ:

  • Lái xe ô tô: người lái xe tác dụng lực vào vô – lăng làm vô – lăng quay quanh trục của nó.
  • Trò chơi vòng quay mặt trời: các carbin quay quanh một trục cố định.

Câu 3

Nêu các ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách:

a. Tăng độ lớn của lực.

b. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

c. Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Trả lời:

Ví dụ trong thực tế cần làm tăng mômen lực bằng cách:

a. Tăng độ lớn của lực.

Trường hợp nắp lọ quá chặt, ta cần tăng lực tác dụng vào nắp để làm nó quay và mở được.

b. Tăng khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Trường hợp ốc quá chặt, người thợ sửa chữa thường phải dùng thêm một đoạn ống thép để nối dài thêm cán của chiếc cờ – lê giúp tháo ốc ra dễ hơn.

c. Tăng đồng thời cả độ lớn của lực và khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.

Trong trường hợp cần kéo một vật nặng ở dưới hố lên nếu ta tăng đồng thời cả lực kéo và khoảng cách từ trục quay tới giá của lực thì sẽ đưa vật lên được dễ dàng hơn.

Tham khảo thêm:   KHTN 8 Bài 7: Nồng độ dung dịch Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 35, 36, 37, 38

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 18

Trong hình 18.1, tay người tác dụng lực như thế nào thì cánh cửa không quay?

Hình 18.1

Trả lời:

Tay người tác dụng lực có giá song song hoặc cắt trục quay thì sẽ làm cánh cửa không quay.

Hình 18.1

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 18: Lực có thể làm quay vật Giải KHTN 8 Cánh diều trang 91, 92, 93 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *