Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó Giải KHTN 8 Cánh diều trang 77, 78, 79, 80 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 77, 78, 79, 80.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 15 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 15 Chủ đề 3: Khối lượng riêng và áp suất – Phần 2: Năng lượng và sự biến đổi cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 15

Câu 1

Em hãy trả lời câu hỏi ở phần mở đầu bài học.

Trả lời:

Khi xô nước còn chìm trong nước thì nó chịu lực do nước tác dụng có phương thẳng đứng chiều từ dưới lên đóng vai trò lực đẩy giúp ta nâng vật được dễ dàng hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước.

Tham khảo thêm:   Tổng hợp 16 cách giảm cân tại nhà an toàn, không dùng thuốc

Câu 2

Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế.

Trả lời:

Ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế:

  • Con người có thể nổi trên mặt nước và bơi.
  • Tàu thuyền di chuyển trên sông, biển.

Câu 3

Trong trường hợp nào sau đây, nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn?

  • Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 mL được nút kín.
  • Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5 L được nút kín.

Trả lời:

Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 mL được nút kín dễ hơn nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5 L được nút kín vì lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai nhựa rỗng có thể tích 500 mL nhỏ hơn lực đẩy Acsimet tác dụng lên chai nhựa rỗng có thể tích 5 L.

Câu 4

Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm?

Trả lời:

Một khúc gỗ lớn nổi được trong nước vì trọng lượng của khúc gỗ nhỏ hơn lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên khúc gỗ, còn trọng lượng của viên bi thép lớn hơn lực đẩy Acsimet của nước tác dụng lên viên bi nên nó chìm.

Câu 5

Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi trên nước?

Câu 5

Trả lời:

Khi miếng đất nặn được nặn thành vật như hình 15.7b (kiểu dạng như chiếc thuyền) thì thể tích của nó chìm trong nước tăng lên dẫn đến lực đẩy Ác si mét tăng lên, khi đó lực đẩy Ác si mét lớn hơn trọng lượng của vật dẫn đến vật nổi trên nước.

Tham khảo thêm:  

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 15

Biểu diễn lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng (hình 15.4).

Hình 15.4

Trả lời:

Hình 15.4

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó Giải KHTN 8 Cánh diều trang 77, 78, 79, 80 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *