Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 12: Muối Giải KHTN 8 Cánh diều trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải bài tập KHTN 8 Bài 12: Muối giúp các em học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều trang 62, 63, 64, 65, 66, 67.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 12 được biên soạn bám sát theo chương trình SGK. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 12 Chủ đề 2: Acid – Base – pH – Oxide – Muối – Phần 1: Chất và sự biến đổi chất cho học sinh của mình. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi hình thành kiến thức, kĩ năng Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 12

Cho biết các muối: Na3PO4, MgCl2, CaCO3, CuSO4, KNO3 tương ứng với acid nào trong số các acid sau: HCl, H2SO4, H3PO4, HNO3, H2CO3.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 10 Unit 5: Writing Soạn Anh 10 trang 58 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời:

Muối

Na3PO4

MgCl2

CaCO3

CuSO4

KNO3

Acid tương ứng

H3PO4

HCl

H2CO3

H2SO4

HNO3

Trả lời câu hỏi Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 12

Luyện tập 1

Gọi tên các muối sau: KCl, ZnSO4, MgCO3, Ca3(PO4)2, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3.

Trả lời:

Công thức hóa học Tên gọi
KCl Potassium chloride
ZnSO4 Zinc sulfate
MgCO3 Magnesium carbonate
Ca3(PO4)2 Calcium phosphate
Cu(NO3)2 Copper(II) nitrate
Al2(SO4)3 Aluminium sulfate

Luyện tập 2

Sử dụng bảng tính tan, cho biết muối nào sau đây tan được trong nước: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, BaCO3, MgSO4

Trả lời:

Các muối tan trong nước là: K2SO4, Na2CO3, AgNO3, KCl, CaCl2, MgSO4

Luyện tập 3

Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam, dung dịch ZnSO4 không màu. Viết phương trình hoá học xảy ra khi ngâm Zn trong dung dịch CuSO4, dự đoán sự thay đổi về màu của dung dịch trong quá trình trên.

Trả lời:

– Phương trình hoá học xảy ra: Zn + CuSO4→ ZnSO4 + Cu.

– Dự đoán sự thay đổi màu của dung dịch: Dung dịch nhạt màu dần đến mất màu.

Luyện tập 4

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Cho Fe vào dung dịch CuSO4.

b) Cho Zn vào dung dịch AgNO3.

Trả lời:

Phương trình hoá học xảy ra:

a) Fe + CuSO4 → FeSO4+ Cu.

b) Zn + 2AgNO3→ Zn(NO3)2 + 2Ag.

Luyện tập 5

Dự đoán các hiện tượng xảy ra trong các thí nghiệm sau:

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Cùng nhau ta đi lên

a) Nhỏ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch Na2CO3.

b) Nhỏ dung dịch HCl loãng vào dung dịch AgNO3.

Giải thích và viết phương trình hoá học xảy ra (nếu có).

Trả lời:

a) Hiện tượng: có khí thoát ra.

Giải thích: H2SO4 loãng tác dụng với Na2CO3 sinh ra khí CO2 theo phương trình hoá học: H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2↑ + H2O.

b) Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng.

Giải thích: HCl tác dụng với AgNO3 sinh ra kết tủa trắng là AgCl theo phương trình hoá học: HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3.

Luyện tập 6

Viết phương trình hoá học xảy ra trong các trường hợp sau:

a) Dung dịch FeCl3 tác dụng với dung dịch NaOH.

b) Dung dịch CuCl2 tác dụng với dung dịch KOH.

Trả lời:

a) FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

b) CuCl2 + 2KOH → Cu(OH)2↓ + 2KCl.

Luyện tập 7

Hoàn thành các phương trình hoá học theo các sơ đồ sau:

a) MgO + ? → MgSO4 + H2O

b) KOH + ? → Cu(OH)2↓ + ?

Trả lời:

a) MgO + H2→ MgSO4+ H2O

b) 2KOH + CuCl2 → Cu(OH)2↓ + 2KCl.

Luyện tập 8

Viết phương trình hoá học xảy ra giữa các dung dịch sau:

a) Dung dịch NaCl với dung dịch AgNO3.

b) Dung dịch Na2SO4 với dung dịch BaCl2.

c) Dung dịch K2CO3 với dung dịch Ca(NO3)2.

Trả lời:

a) NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3.

b) Na2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + 2NaCl.

c) K2CO3 + Ca(NO3)2 → CaCO3↓ + 2KNO3.

Tham khảo thêm:   9 sở thú hot nhất Việt Nam cho cuối tuần vui nhộn

Luyện tập 9

Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển hoá sau:

CuO →(1) CuSO4 →(2) CuCl2 →(3) Cu(OH)2

Trả lời:

Các phương trình hoá học theo sơ đồ:

(1) CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2.

(2) CuSO4 + BaCl2 → BaSO4↓ + CuCl2.

(3) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl.

Luyện tập 10

Viết ba phương trình hoá học khác nhau để tạo ra Na2SO4 từ NaOH.

Luyện tập 11

Viết ba phương trình hoá học khác nhau để điều chế CuCl2.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 12: Muối Giải KHTN 8 Cánh diều trang 62, 63, 64, 65, 66, 67 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *