Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 10: Base Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 50, 51, 52 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 10: Base giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 50, 51, 52 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 Bài 10 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về khái niệm, tính chất hóa học của Base. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình. Vậy sau đây là nội dung chi tiết bài giải KHTN 8 Bài 10 Base mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Câu hỏi thảo luận KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 10

Câu 1

Thành phần phân tử của base có đặc điểm gì chung?

Trả lời:

Thành phần phân tử của base có nhóm (OH-).

Câu 2

Hãy cho biết mối quan hệ giữa số nhóm OH và hoá trị của kim loại trong phân tử base.

Tham khảo thêm:  

Trả lời:

Số nhóm OH bằng hoá trị của kim loại trong phân tử base.

Câu 3

Trường hợp nào base được gọi là kiềm?

Trả lời:

Base tan được gọi là kiềm.

Câu 4

Màu sắc của các base không tan là đặc trưng cho kim loại (M) hay nhóm hydroxide (OH)?

Trả lời:

Màu sắc của các base không tan là đặc trưng cho kim loại (M).

Câu 5

Hãy nhận xét sự đổi màu của các chất chỉ thị ở Thí nghiệm 1 và 2.

Trả lời:

Thí nghiệm 1: Quỳ tím chuyển sang màu xanh.

Thí nghiệm 2: Dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu hồng.

Câu 6

Nếu thay dung dịch NaOH bằng dung dịch KOH người ta cũng thấy chất chỉ thị đổi màu tương tự. Sự đổi màu chất chỉ thị là do ion nào gây nên?

Trả lời:

Sự đổi màu chất chỉ thị là do ion OH- gây nên.

Câu 7

Nêu hiện tượng xảy ra sau khi cho dung dịch HCl vào ở Thí nghiệm 3. Giải thích.

Luyện tập Khoa học tự nhiên 8 Bài 10 CTST

Luyện tập trang 50

Viết công thức chung của base chứa kim loại M hóa trị n.

Trả lời:

Công thức chung: M(OH)n.

Luyện tập trang 51

Sử dụng bảng tính tan ở Phụ lục 1, hãy xác định các base sau đây tan hay không tan trong nước: NaOH; Fe(OH)3; Fe(OH)2; KOH.

Trả lời:

– Base tan trong nước: NaOH; KOH.

– Base không tan trong nước: Fe(OH)3; Fe(OH)2.

Luyện tập trang 52

Bằng cách đơn giản nào ta có thể nhận biết dung dịch có tính base?

Tham khảo thêm:   Học phí Học viện Báo chí và Tuyên truyền Học viện Báo chí và Tuyên truyền điểm chuẩn

Trả lời:

Bằng cách sử dụng giấy quỳ tím hoặc dung dịch phenolphthalein ta có thể nhận biết dung dịch có tính base.

Luyện tập trang 52

Nêu hiện tượng và viết phương trình hoá học khi cho từ từ dung dịch H2SO4 loãng vào dung dịch KOH (có nhỏ 1 – 2 giọt phenolphthalein).

Trả lời:

Hiện tượng: Trước phản ứng dung dịch có màu hồng; sau phản ứng dung dịch không màu.

Phương trình hoá học:

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + 2H2O

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 10: Base Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 50, 51, 52 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *