Bạn đang xem bài viết ✅ KHTN 8 Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9, 10, … 15 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học tự nhiên 8 Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn giúp các em học sinh lớp 8 trả lời các câu hỏi phần thảo luận, luyện tập trang 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 sách Chân trời sáng tạo.

Giải KHTN 8 bài Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn giúp các em học sinh hiểu được kiến thức về một số dụng cụ hóa chất, quy tắc sử dụng hóa chất an toàn. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp thầy cô soạn giáo án cho riêng mình.

Giải Câu thảo luận KHTN 8 Chân trời sáng tạo bài 1

Câu 1 trang 6

Hãy cho biết một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm.

Trả lời:

– Một số dụng cụ thường dùng trong thực hành thí nghiệm:

+ Dụng cụ đo thể tích (cốc chia vạch, ống đong…)

+ Dụng cụ chứa hoá chất (lọ thuỷ tinh có nút nhám, bình tam giác, ống nghiệm, …)

+ Dụng cụ đun nóng (đèn cồn, bát sứ …)

+ Dụng cụ lấy hoá chất (thìa thuỷ tinh, ống hút nhỏ giọt, …)

+ Một số dụng cụ thí nghiệm khác (giá thí nghiệm bằng sắt, giá ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống dẫn khí …)

Câu 2 trang 6

Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng, em cần chú ý điều gì? Giải thích.

Trả lời:

Để đọc được giá trị chính xác khi đo thể tích chất lỏng cần:

– Đặt dụng cụ đo thẳng đứng (để đo được thể tích chất lỏng một cách chính xác).

– Đặt tầm mắt ngang bằng với phần đáy lõm dung dịch, đóng đến vạch chỉ thị và đọc chỉ số (để đọc được giá trị thể tích chính xác).

Câu 3 trang 6

Để bảo quản các hoá chất rắn nên dùng dụng cụ nào trong Hình 1.2? Giải thích.

Trả lời:

Để bảo quản hoá chất rắn nên dùng lọ thuỷ tinh có nút nhám, do dụng cụ này kín (có nắp) giúp hạn chế tạp chất lẫn vào hoá chất rắn, ngoài ra còn giúp làm chậm sự oxi hoá của hoá chất.

Tham khảo thêm:   Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình dạng chuyển động Ôn tập Toán 8

Câu 4 trang 7

Tại sao không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm?

Trả lời:

Không lấy đầy hoá chất lỏng vào ống nghiệm khi làm thí nghiệm, chỉ nên lấy hoá chất lỏng dưới ½ ống nghiệm, để:

+ Thuận lợi cho quá trình thao tác;

+ Ngăn ngừa rơi vãi hoá chất, gây nguy hiểm cho người thí nghiệm và mọi người xung quanh.

Câu 5 trang 7

Vì sao tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp?

Trả lời:

Do cồn dễ bay hơi, dễ bắt lửa (dễ cháy) do đó để tắt lửa đèn cồn ta nên đậy nhanh nắp và tuyệt đối không dùng miệng thổi để tắt lửa đèn cồn.

Câu 6 trang 7

Hãy nêu cách sử dụng ống hút nhỏ giọt.

Trả lời:

Cách sử dụng ống hút nhỏ giọt: Ống hút nhỏ giọt dùng để lấy hoá chất ở dạng lỏng. Khi sử dụng, bóp quả bóp cao su và nhúng đầu nhọn của ống vào trong chất lỏng hoặc dung dịch, từ từ nhả quả bóp cao su để chất lỏng hoặc dung dịch đi vào bên trong thân ống, sau đó cho ống hút nhỏ giọt vào dụng cụ thí nghiệm, nhẹ nhàng bóp quả bóp cao su để lấy chất lỏng hoặc dung dịch ra ngoài.

Câu 7 trang 8

Hãy nêu một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm và công dụng của chúng.

Trả lời:

Một số dụng cụ hỗ trợ thí nghiệm:

– Giá thí nghiệm bằng sắt: dùng để giữ cố định bình cầu, bình tam giác, ống nghiệm, … trong các thí nghiệm đun, chiết, tách …

– Giá để ống nghiệm: dùng để đặt các ống nghiệm trong quá trình thí nghiệm.

– Kẹp ống nghiệm: dùng để hỗ trợ giữ chặt ống nghiệm giúp ta thực hiện an toàn các thí nghiệm.

– Đĩa thuỷ tinh: dùng để đựng các mẩu chất, mẩu vật, …

– Ống dẫn khí: được sử dụng để dẫn khí qua các bình hay ống nghiệm trong các thí nghiệm liên quan đến chất khí.

– Đũa thuỷ tinh: thường dùng để khuấy khi hoà tan các chất rắn trong dung dịch.

Câu 8 trang 8

Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ. Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? Giải thích.

Trả lời:

Kẹp ống nghiệm bằng kẹp ở khoảng 1/3 ống nghiệm tính từ miệng ống.

Mục đích:

+ Thuận lợi cho thao tác thí nghiệm;

+ Hạn chế rơi ống nghiệm, hoặc rơi vãi hoá chất trong ống nghiệm ra ngoài gây nguy hiểm.

Câu 9 trang 9

Quan sát Hình 1.6, hãy chỉ ra hoá chất ở thể rắn, lỏng và khí.

Trả lời:

– Hoá chất ở thể rắn: kẽm (zinc, Zn); lưu huỳnh (sulfur, S); calcium carbonate (CaCO3).

– Hoá chất ở thể lỏng: dung dịch copper(II) sulfate (CuSO4); dung dịch bromine (Br2).

Tham khảo thêm:   Tự làm nước gạo rang thơm ngon bổ dưỡng cho cả nhà

– Hoá chất ở thể khí: oxygen (O2).

Câu 10 trang 9

Tại sao phải phân biệt hoá chất nguy hiểm và hoá chất dễ cháy nổ?

Trả lời:

Dựa vào tính chất và mức độ ảnh hưởng của hoá chất đến con người và môi trường mà phân biệt hoá chất nguy hiểm và hoá chất dễ cháy nổ.

– Hoá chất nguy hiểm là hoá chất có những đặc tính nguy hiểm như: oxi hoá mạnh, ăn mòn mạnh, gây độc với con người, ảnh hưởng đến môi trường, …

– Hoá chất dễ cháy nổ là những hoá chất có thể gây cháy, nổ hoặc cùng các chất khác tạo thành hỗn hợp cháy, nổ, trong điều kiện nhất định về thành phần, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất.

Câu 11 trang 10

Quan sát Hình 1.9, hãy giải thích những việc được làm và không được làm để sử dụng hoá chất an toàn.

Trả lời:

– Những việc được làm để sử dụng hoá chất an toàn:

+ Hoá chất được đựng trong lọ có dán nhãn và phải được đậy kín để tránh lấy nhầm hoá chất và bảo quản hoá chất được lâu dài.

+ Hoá chất có tính độc hại, trên nhãn có ghi chú riêng để lưu ý khi sử dụng, tránh rủi ro khi làm thí nghiệm.

+ Không tự ý trộn lẫn hoá chất vì có thể gây nguy hiểm (sinh ra chất độc, cháy, nổ …)

+ Hoá chất dùng xong nếu còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa để tránh làm hư hỏng hoá chất trong bình chứa.

+ Cần phải rửa sạch ống hút nhỏ giọt trước và sau khi lấy chất lỏng để loại bỏ tạp chất, hạn chế sai lệch kết quả thí nghiệm.

+ Đặt hoá chất rắn lên giấy lót hoặc đĩa thuỷ tinh để bảo vệ cân, đồng thời giữ cho hoá chất được tinh khiết.

– Những việc không được làm để sử dụng hoá chất an toàn:

+ Không được dùng tay tiếp xúc với hoá chất tránh nguy hiểm, mất an toàn khi thực hành.

+ Không được nếm hoặc ngửi trực tiếp hoá chất tránh bị ngộ độc hoá chất.

Câu 12 trang 11

Bằng trải nghiệm thực tế hoặc đọc thông tin trên internet, sách, báo, … hãy so sánh cách sử dụng máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử.

Trả lời:

So sánh cách sử dụng máy đo huyết áp cơ và máy đo huyết áp điện tử:

– Giống nhau:

+ Người được đo đều phải có tư thế đo phù hợp, nằm hoặc ngồi trên ghế và để tay duỗi trên mặt bàn sao cho cánh tay ngang với vị trí của tim.

+ Đều cần quấn vòng bít quanh vị trí cánh tay/ cổ tay.

– Khác nhau:

Máy đo huyết áp cơ

Máy đo huyết áp điện tử

Sau khi quấn vòng bít, thực hiện các thao tác sau:

– Gắn ống nghe lên tai để nghe mạch đập trong quá trình đo, đặt phần loa của ống nghe ở trên mạch và dưới vòng bít.

– Nắm quả bóng cao su bên tay phải và bơm vòng bít lên, bóp căng khóa tay đến khi tạo được áp lực cao hơn huyết áp. Nới lỏng bộ truyền động bên tay trái và để lực nén khí trong vòng bít giảm nhẹ, kiểm tra vòng bít. Khi nghe rõ nhịp tim, đọc kết quả huyết áp tối đa và đọc giá trị huyết áp tối thiểu khi không nghe thấy nhịp đập của tim.

Sau khi quấn vòng bít, thực hiện các thao tác sau:

– Ấn nút On/Off để khởi động máy, vòng bít sẽ tự động được bơm hơi.

– Khi đã đạt mức cần thiết, áp suất vòng bít tự động giảm dần. Khi hoàn thành, máy sẽ phát ra tiếng “pip”.

Đọc kết quả bằng cách xem giá trị trên đồng hồ đo.

Kết quả đo huyết áp sẽ được hiển thị trên màn hình: giá trị huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu và nhịp tim.

Tham khảo thêm:   Lịch sử 6 Bài 1: Lịch sử và cuộc sống Soạn Sử 6 trang 9 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Câu 13 trang 11

Sử dụng máy đo huyết áp sẽ rèn luyện kĩ năng nào khi học tập môn Khoa học tự nhiên?

Câu 14 trang 11

Máy ảnh, ống nhòm được sử dụng trong việc phát triển kĩ năng nào khi học tập môn Khoa học tự nhiên?

Câu 15 trang 12

Em đã sử dụng băng y tế và gạc y tế trong những trường hợp nào? Sử dụng chúng nhằm mục đích gì?

Trả lời:

– Em đã sử dụng băng y tế và gạc y tế trong những trưởng hợp như: sây sát do chấn thương, bỏng, các vết loét, vết mổ,…

– Sử dụng chúng nhằm mục đích băng bó, cầm máu cho các vết thương trên da; che chắn vết thương, hạn chế nhiễm khuẩn khi bị tổn thương; giúp cho vết thương khô nhanh.

Câu 16 trang 12

Giải thích vì sao xương bị gãy lại thường dùng nẹp gỗ cố định.

Câu 17 trang 13

Quan sát các hình từ 1.16 đến 1.19, hãy cho biết:

a) Nguồn cung cấp điện trong các thí nghiệm.

b) Thiết bị nào dùng để đo các giá trị của dòng điện.

c) Thiết bị nào dùng để ngắt dòng điện.

d) Thiết bị nào dùng để bảo vệ hệ thống điện.

e) Thiết bị nào được dùng để phát tín hiệu báo động.

Câu 18 trang 13

Vì sao hiện nay đồng hồ đo điện đa năng được lựa chọn sử dụng phổ biến?

Câu 19 trang 13

Quan sát Hình 1.17, hãy cho biết cách phân biệt vôn kế và ampe kế

Câu 20 trang 14

Quan sát Hình 1.18, hãy cho biết điểm giống nhau của các nguồn cung cấp điện và chỉ rõ cực dương, cực âm của mỗi nguồn đó.

Câu 21 trang 15

Vì sao phải sử dụng điện một cách an toàn và hiệu quả?

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết KHTN 8 Bài 1: Sử dụng hoá chất, dụng cụ và các thiết bị điện an toàn Giải KHTN 8 Chân trời sáng tạo trang 6, 7, 8, 9, 10, … 15 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *