Bạn đang xem bài viết Khoai tây mọc mầm và những tác hại khôn lường khi ăn phải tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khoai tây là một thực phẩm quen thuộc và phổ biến đối với các bà nội trợ trong gia đình. Không những giàu chất dinh dưỡng mà còn có thể chế biến được đa dạng các món ăn ngon.

Tuy nhiên, các mẹ cũng cần chú ý sử dụng khoai như thế nào cho đúng cách để không gây hại cho cơ thể. Khi củ khoai tây quá già và có hiện tượng mọc mầm, các chất tinh bột có trong khoai tây sẽ biến đổi thành các loại đường có chứa độc tố solanine và chaconine gây ra nhiều tác hại cho cơ thể khi ăn phải.

Gây ngộ độc thực phẩm

Nếu ăn với số lượng ít, các chất độc solanine và chaconine trong khoai tây mọc mầm có thể gây ra các triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy,… Các mẹ hãy lưu ý lựa chọn cẩn thận các củ khoai khi mua, chọn củ vàng, rắn, chắc tay, vỏ trơn nhẵn nhé.

Gây ngộ độc thực phẩm

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Tiêu thụ một lượng lớn khoai tây có da màu xanh, đã mọc mầm có nguy cơ gặp những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến hệ thần kinh như: đau đầu, mê sảng, sốt theo cơn, hạ thân nhiệt, thở chậm,… Các triệu chứng có thể kéo dài 1-3 ngày, tùy mức độ.

Tham khảo thêm:   4 quán cà phê vợt có tuổi đời lâu năm nhất Sài Gòn

Ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương

Có thể gây chết người

Cục an toàn thực phẩm nhấn mạnh rằng: Solanine có thể gây ngộ độc chết người với liều lượng 0.2- 0.4 gam trên 1kg trọng lượng cơ thể. Trong các trường hợp nặng, các chất độc sẽ ảnh hưởng mạnh đến hệ thần kinh trung ương gây tê liệt, làm trung tâm hô hấp không làm việc được, đồng thời sẽ gây ngừng tim do cơ tim bị tổn thương.

Tờ New York Times đã từng đưa tin, một người trưởng thành nặng 45kg đã  bị ngộ độc nặng và dẫn đến tử vong khi ăn 450g khoai tây đã mọc mầm.

Có thể gây chết người

Một số điểm bạn cần lưu ý để tránh bị ngộ độc:

Bảo quản khoai tây ở nơi khô ráo, thoát khí, tránh ánh sáng và độ ẩm.

Không lưu trữ khoai quá 12 ngày. Khoét bỏ kĩ phần khoai đã mọc mầm.

Trước khi chế biến, nên ngâm khoai trong nước muối loãng vài giờ để loại bỏ độc tố.

Chiên, xào, nấu khoai ở nhiệt độ trên 170 độ C để loại bỏ hoàn toàn nồng độ chất độc solanine và chaconine có trong khoai.

Một số lưu ý khi sử dụng khoai tây để tránh bị ngộ độc

Hi vọng những chia sẻ trên của Wikihoc.com có thể giúp ích cho các bà nội trợ trong việc chăm sóc gia đình nhỏ của mình nhé.

Có thể bạn quan tâm:

>>> Tác dụng phụ khi ăn khoai tây sai cách

>>> Những sai lầm chết người khi ăn khoai tây nhiều người không biết

>>> Những công dụng diệu kì của khoai tây đối với sức khỏe

Tham khảo thêm:   Tham khảo 100 kiểu nail ombre sành điệu cho dịp Tết năm nay

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khoai tây mọc mầm và những tác hại khôn lường khi ăn phải tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *