Bạn đang xem bài viết Khoai sọ có bao nhiêu calo? Ăn khoai sọ có béo không? tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khoai sọ là một trong những loại củ họ Ráy quen thuộc và phổ biến ở Việt Nam. Khoai sọ chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên ăn khoai sọ nhiều có béo không? Khoai sọ có bao nhiêu calo? Bài viết dưới đây sẽ trả lời câu hỏi đó cho bạn.
100g khoai sọ có bao nhiêu calo?
Theo chuyên gia cho biết, trong 100g khoai sọ có khoảng 115 kcal và không có chất béo. Mỗi người trưởng thành cần nạp từ 2400-2600 kcal (với nữ) và 2600-2800 kcal (với nam) mỗi ngày. Vì vậy lượng calo của khoai sọ đang ở ngưỡng thấp.
Thành phần dinh dưỡng trong khoai sọ
Khoai sọ chứa chủ yếu là tinh bột. Ngoài ra còn có vitamin cùng các khoáng chất thiết yếu. Củ khoai sọ nhỏ hơn củ khoai môn và khoai lang nhưng chúng lại chứa nhiều tinh bột hơn.
Trong 100g khoai sọ có chứa:
-
1,1g protein
-
0,2g chất béo
-
3,6g chất xơ
-
19,2g tinh bột
-
15mg vitamin C
-
38mg canxi
-
87mg phốt pho
-
41mg magiê
-
11mg natri
-
354mg kali
-
1,71mg sắt
Bên cạnh đó khoai sọ còn chứa lượng nhỏ các khoáng chất có lợi như:
-
0,1g fructose
-
0,1g glucose
-
0,05g thiamine
-
0,06g riboflavin
Ăn khoai sọ có tác dụng gì?
Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Khoai sọ là một loại thực phẩm quen thuộc, chứa nhiều calo để cung cấp cho cơ thể con người. Cứ khoảng 100 gram khoai sọ sẽ giúp cung cấp cho cơ thể 112 calo cần thiết.
Tuy giàu calo nhưng khoai sọ chứa ít chất béo và chứa nhiều protein có lợi cho sức khỏe. Ăn khoai sọ chính là cách để bạn thu nạp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.
Tốt cho hệ tiêu hóa và tim mạch
Hàm lượng chất xơ, vitamin, protein, khoáng chất có lợi trong khoai sọ sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tích cực hơn. Chính vì thế, bạn nên bổ sung ngay loại thực phẩm này vào chế độ ăn mỗi ngày của mình.
Ngoài ra, những thành phần dưỡng chất có lợi này trong khoai sọ còn giúp bạn điều chỉnh nhịp tim luôn ổn định, giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
Giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể
Ăn khoai sọ thường xuyên còn giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể mình nữa nhé! Lượng vitamin, chất chống oxy hóa dồi dào có trong khoai sọ cực kì có lợi cho hệ miễn dịch. Nhờ đó, cơ thể bạn sẽ luôn tỉnh táo, tập trung trong công việc, cuộc sống cũng như có thể ngăn ngừa được nhiều bệnh nguy hiểm.
Chống lão hóa, làm giảm mệt mỏi
Thêm một công dụng tuyệt nữa đó chính là khoai sọ giúp chống lão hóa hiệu quả và giúp làm giảm mệt mỏi. Lượng bột đường có trong khoai sọ rất ít nên khá tốt cho việc cung cấp năng lượng nhưng không làm tăng glucose trong máu, giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm mệt mỏi hiệu quả.
Thành phần chất chống oxy hóa, khả năng xử lý các gốc tự do và tái tạo tế bào khi ăn khoai sọ còn giúp duy trì độ dẻo dai của các tế bào da. Từ đó, sẽ ngăn chặn được tình trạng lão hóa sớm.
Ăn khoai sọ có béo (mập) không?
Như đã đề cập ở trên, mỗi 100g khoai sọ chỉ cung cấp khoảng 115 kcal, thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu năng lượng ở mỗi người trưởng thành trong một ngày. Chính vì vậy mà bạn có thể thoải mái hơn khi ăn khoai sọ mà không sợ béo (mập).
Củ khoai sọ chứa nhiều chất xơ cùng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là lượng lớn tinh bột nên sẽ khiến bạn có cảm giác nhanh no và no lâu hơn. Từ đó, bạn sẽ giảm sự thèm ăn với đồ ăn vặt cũng như những thức ăn khác và đem lại hiệu quả giảm cân tốt hơn.
Chất xơ trong khoai cũng kích thích sự trao đổi chất, giúp cơ thể đào thải mỡ thừa đặc biệt ở vùng bụng, mông, đùi. Chính vì thế, ăn khoai sọ không lo bị mập mà còn thêm cả tác dụng giảm cân.
Ăn khoai sọ nhiều có tốt không?
Các nghiên cứu từ lâu đã chỉ ra khoai sọ là thực phẩm bổ dưỡng với sức khỏe con người nên ăn khoai sọ tốt cho cơ thể chúng ta. Nhiều công dụng của khoai sọ đã được tìm thấy.
Tuy nhiên, do chứa lượng lớn carbohydrate và tinh bột nên ăn quá nhiều khoai sọ sẽ dễ dẫn đến tình trạng dự trữ mỡ và gây tăng cân. Nạp quá nhiều carbohydrate trong 1 ngày quá mức cần thiết làm tăng đường trong máu, dẫn đến nguy cơ cao mắc đái tháo đường.
Thực phẩm này có chỉ số đường huyết lên tới 58 nên không tốt cho người bệnh tiểu đường. Ngoài ra, trong khoai sọ sống hoặc nấu chưa chín chứa chất canxi oxalate như loại thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên. Ăn khoai sọ sống, chưa chín gây cảm giác ngứa cổ họng và miệng, có thể lan ra toàn thân do chất này bị phá vỡ cấu trúc.
Một ngày bạn chỉ nên ăn 1-2 củ, không nên ăn liên tục nhiều ngày trong tuần. Nếu nạp quá 1,5kg khoai sọ trong 1 ngày thì rất dễ bị tăng cân.
Cách ăn khoai sọ giảm cân hiệu quả
Bạn phải kiên trì ăn khoai sọ vì thực phẩm này có lượng calo rất ít và quá trình giảm cân cũng đòi hỏi thời gian.
-
Ăn 1-2 củ mỗi ngày, không nên ăn quá nhiều ngày trong 1 tuần
-
Kết hợp chế độ luyện tập 30-45 phút sau mỗi bữa ăn để cơ thể tiêu thụ năng lượng.
-
Người bệnh tiểu đường muốn giảm cân bằng khoai sọ thì cần có chế độ ăn uống giảm mỡ khoa học.
Các món ăn chế biến từ khoai sọ
Vịt nấu khoai sọ
Bát canh vịt nấu khoai sọ nóng hổi, dậy mùi thơm phức. Thịt vịt mềm thơm, khoai sọ vừa chín tới bùi bùi, ngậy ngậy trong miệng. Nước dùng béo béo ăn với cơm nóng thì vô cùng tuyệt vời và ấm lòng cho những ngày thời tiết chuyển lạnh bất ngờ.
Tham khảo thêm: Cách làm vịt nấu khoai sọ mềm ngon chuẩn vị không bị tanh
Chè khoai sọ
Món chè khoai sọ nghe khá lạ tai nhưng sẽ trở thành món thành yêu thích của bất cứ tín đồ hảo ngọt nào. Chè khoai sọ bùi béo, hương thơm nước cốt dừa quyện cùng vị ngọt thanh, không hề bị gắt. Bột báng được nấu lên giòn dai, mềm mềm nhai rất thú vị. Giải nhiệt mùa hè ngay với món chè khoai sọ bạn nhé. Bạn có thể thay đường kính bằng đường ăn kiêng để không bị tăng cân.
Tham khảo thêm: Cách nấu chè khoai sọ đậu xanh thanh mát, dân dã ai cũng mê
Canh khoai sọ tôm khô
Canh khoai sọ tôm khô được yêu thích bởi vị ngon và sự bổ dưỡng. Bát canh mát với khoai sọ dẻo dẻo, bùi bùi kết hợp cùng tôm khô dai ngọt, nước dùng ngọt thanh đậm đà kích thích vị giác. Còn chần chừ gì mà không vào bếp đổi vị cho cả nhà phải không?
Tham khảo thêm: Cách nấu canh khoai sọ tôm khô thơm ngon, bổ dưỡng cho gia đình
Những lưu ý khi ăn khoai sọ
Bạn cần làm chín khoai sọ trước khi ăn vì ăn khoai sống ảnh hưởng đến ruột và tiêu hóa
Lúc chế biến khoai hãy đeo găng tay để không tiếp xúc với lớp nhựa ngoài, dễ gây kích ứng da.
Ăn một lượng vừa đủ, không ăn quá nhiều.
Sau khi ăn nên có chế độ luyện tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để đốt cháy năng lượng
Khoai sọ tốt cho bà bầu dưỡng thai nhưng bà bầu chỉ nên ăn lượng vừa đủ và theo lời khuyên của bác sĩ.
Nguồn: Vinmec
Khoai sọ có vô vàn công dụng tốt cho sức khỏe như vậy nên việc thêm khoai sọ vào thực đơn ăn uống hàng ngày của chúng ta là hợp lý và cần thiết. Hy vọng những gợi ý món ngon từ khoai sọ sẽ giúp gia đình bạn có thêm những giây phút quây quần bên nhau.
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khoai sọ có bao nhiêu calo? Ăn khoai sọ có béo không? tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.