Bạn đang xem bài viết ✅ Khoa học lớp 4 Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn Giải Khoa học lớp 4 sách Cánh diều ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Khoa học lớp 4 Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn giúp các em học sinh lớp 4 tham khảo, biết cách trả lời toàn bộ câu hỏi trong sách giáo khoa Khoa học 4 Cánh diều trang 94, 95, 96, 97.

Với lời giải trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh nhanh chóng biết cách làm bài. Đồng thời, cũng là tài liệu hữu ích giúp thầy cô thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh ôn tập Bài 23 Chủ đề 6: Sinh vật và môi trường. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com:

Trả lời câu hỏi và thảo luận Khoa học 4 Cánh diều Bài 23

Câu hỏi trang 95

Nếu số lượng thực vật bị suy giảm thì những sinh vật trong các chuỗi thức ăn trên bị ảnh hưởng như thế nào?

Tham khảo thêm:  

Trả lời:

Nếu số lượng thực vật bị suy giảm thì những sinh vật trong các chuỗi thức ăn trên bị ảnh hưởng: sẽ không đủ nguồn thức ăn.

Câu hỏi trang 96

Câu 1: Hãy viết một chuỗi thức ăn thể hiện mối liên hệ giữa các sinh vật trong câu chuyện trên, chỉ ra mắt xích nào trong chuỗi thức ăn bị phá huỷ và hậu quả của nó.

Trả lời:

Chuỗi thức ăn:

Chuỗi thức ăn

Mắt xích bị phá hủy là: con cú. Hậu quả là chuột không bị tiêu diệt, sinh sôi ngày càng nhiều, ăn hết phần cỏ của bò dẫn đến bò bị thiếu nguồn thức ăn, gầy gò và giảm sữa.

Câu 2: Theo em, dân làng cần làm gì để giữ cân bằng chuỗi thức ăn đó?

Trả lời:

Theo em, để giữ cân bằng chuỗi thức ăn đó, dân làng không nên đuổi cú đi nơi khác để nó bắt chuột, đảm bảo nguồn cỏ cho bò.

Câu 3: Nêu một số việc cần làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên và tác dụng của việc làm đó.

Trả lời:

Một số việc cần làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên và tác dụng của việc làm đó:

  • Duy trì được số lượng các mắt xích trong chuỗi thức ăn để đảm bảo nguồn thức ăn cho các mắt xích tiếp theo.
  • Cung cấp đầy đủ nguồn thức ăn cho mắt xích đầu hoặc cuối để chuỗi thức ăn không bị phá vỡ, gián đoạn.
Tham khảo thêm:   Phong tục xin xăm, xin keo, bấm quẻ đầu năm mới là gì?

Cụ thể:

  • Bảo vệ rừng
  • Giữ vệ sinh môi trường
  • Không khai thác quá mức một loài sinh vật.

Giải Luyện tập, vận dụng Khoa học 4 Cánh diều Bài 23

Luyện tập, vận dụng trang 96

Hãy lập danh sách những việc em sẽ làm để góp phần giữ cân bằng chuỗi thức ăn và chia sẻ việc làm đó với các bạn.

Trả lời:

Lập danh sách những việc em sẽ làm để góp phần giữ cân bằng chuỗi thức ăn: Loài này ăn thịt loài khác, loài kia săn mồi loài khác… Hoạt động này thường xảy ra và cũng là một hình thức sinh tồn ở tất cả các loài. Chúng được sinh ra và tiêu thụ lẫn nhau, nhưng lại phát triển cùng nhau. Từ những hiểu biết đó, em sẽ:

  • Giữ vệ sinh môi trường để các loài sinh vật được sống trong môi trường không khí trong lành nhất, để mỗi loài có thể phát triển tốt.
  • Không ăn một loại thực phẩm quá nhiều vì điều đó sẽ góp phần làm tăng nguy cơ loại thực phẩm đó bị khai thác quá mức.

Luyện tập, vận dụng trang 97

Em làm gì để vận động gia đình cùng thực hiện việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?

Trả lời:

Để vận động gia đình cùng thực hiện việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên, em cần:

  • Tự giác thực hiện việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
  • Có những buổi nói chuyện với gia đình về sự cần thiết của việc giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
  • Nếu trong gia đình có mẹ hoặc chị dùng sản phẩm từ da, lông của các loài động vật hoang dã thì nên dừng lại ngay.
Tham khảo thêm:   Ý nghĩa biển số xe theo phong thủy? Học cách dịch biển số xe

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Khoa học lớp 4 Bài 23: Vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn Giải Khoa học lớp 4 sách Cánh diều của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *