Bạn đang xem bài viết Khổ qua rừng: Khả năng trị bệnh tuyệt vời và Tác hại cần tránh tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khổ qua rừng và khổ qua thường đều có những lợi ích và công dụng khác nhau từ việc ăn uống đến chữa bệnh, để sử dụng đúng mục đích thì bạn nhất định phải biết cách phân biệt hai loại quả này. Bài viết sau đây nhằm giúp các bạn phân biệt được các loại khổ qua từ đó mua được nguyên liệu đúng ý nhất.
Khổ qua rừng là gì?
Khổ qua rừng là loại cây thuộc họ bầu bí, thân dây leo mọc hoang dại ở sườn đồi, núi. Cây khổ qua rừng có nguồn gốc ở các vùng nhiệt đới như: Trung Quốc, Đông Phi, Ấn Độ, Trung Mỹ, Nam Mỹ và cả Việt Nam.
Đặc điểm: Khổ qua rừng có quả rất nhỏ chỉ cỡ đầu ngón tay hoặc to nhất bằng ngón chân cái người lớn, vỏ có màu xanh thẫm còn khi quả chín có màu vàng , quả hơi tròn và có nhiều gai nhỏ, nhọn
Hương vị: Trái khổ qua rừng có vị đắng đặc trưng, đắng hơn hẳn so với trái khổ qua thường, mùi vị cũng rất thơm ngon.
Lợi ích của khổ qua: Khổ qua nói chung hay khổ qua rừng nói riêng có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, gồm: các vitamin A, C, E, B6, canxi, sắt, magie, chất xơ, chất béo không no, protein… và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
Dùng làm vị thuốc quý: Theo như Đông y thì dây khổ qua rừng sẽ có vị đắng, tính hàn, không độc giúp giải độc, thanh nhiệt, trừ đờm, giảm các cơn ho…
Giảm cao huyết áp: Thành phần charantin có trong khổ qua rừng giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: trong trái khổ qua thường có chứa một số chất có tác dụng hạ đường huyết, giảm lượng glucose, ổn định đường huyết.
Điều trị rôm sảy ở trẻ em: Với công dụng thanh nhiệt, giải độc, trái khổ qua rừng đem nấu nước tắm sẽ giúp giảm tình trạng rôm sảy ở trẻ em.
Giúp hỗ trợ chữa bệnh Gout: Khổ qua rừng có tác dụng làm giảm lượng axit uric gây gout, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh gout.
Giúp giảm cân: Trái khổ qua rừng với hàm lượng calo thấp nhưng chất xơ cao giúp tạo cảm giác no lâu, hạn chế thèm ăn. Ngoài ra nó còn thúc đẩy quá trình đốt cháy calo của cơ thể hỗ trợ bạn giảm cân hiệu quả.
Bên cạnh đó khổ qua rừng còn được dùng để hỗ trợ điều trị một số bệnh lý khác như: rối loạn dạ dày – ruột, viêm đại tràng, táo bón, cao huyết áp, sỏi thận, sốt, bệnh gan, thanh nhiệt, giải độc, dùng để chế biến món ăn…
Chế biến: Khổ qua rừng có thể chế biến thành nhiều món ngon như: khổ qua rừng luộc chấm kho quẹt, xào thịt bò, xào trứng, kho tiêu, nhồi thịt, bào mỏng để nhúng lẩu…
Thành phần hoạt chất của khổ qua rừng
Khổ qua rừng còn có tên gọi khác là quả mướp đắng rừng. Đây là một loại quả ăn được, thuộc họ bầu bí. Các nghiên cứu cho thấy, thành phần hoạt chất chính của khổ qua rừng gồm charantin, momocdixin, ancaloit, peptide và một số vitamin khác.
Bên cạnh đó, loại quả này còn có các thành phần khác như chất béo, chất xơ và các loại khoáng chất.
Khổ qua rừng trị bệnh gì?
Dưới đây là một số bài thuốc tham khảo từ cây khổ qua rừng. Các bài thuốc đã được kiểm tra và đánh giá sự an toàn, hiệu quả bởi các chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm.
Khổ qua rừng hỗ trợ điều trị tiểu đường
Để sử dụng khổ qua rừng trị bệnh tiểu đường, bạn chuẩn bị khoảng 10g khổ qua rừng dạng khô, sau đó nấu khổ qua cùng với 1 lít nước. Khi nước sắc lại, còn khoảng 600ml, bạn tắt bếp và chia thuốc thành 3 lần, dùng hết trong ngày.
Sau mỗi bữa ăn, bạn cũng có thể ăn khổ qua rừng tươi để trị bệnh tiểu đường. Bạn cứ thế thực hiện bài thuốc này đến khi lượng đường trong máu ổn định trở lại.
Khổ qua rừng trị bệnh rôm sảy
Bạn chuẩn bị khoảng 10g lá và dây của khổ qua rừng, sau đó nấu lá và dây khổ qua cùng với 2 lít nước. Bạn pha phần nước vừa nấu với nước lạnh và tắm để trị rôm sảy trên cơ thể.
Khổ qua rừng chữa ho và viêm họng
Khổ qua rừng còn có công dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh ho và viêm họng. Để thực hiện, bạn chuẩn bị 2g hạt khổ qua rừng đã già và nhai hạt cho đến khi hạt tiết ra nước. Bạn nuốt phần nước đó và bỏ phần xác của hạt khổ qua đi.
Khổ qua thường là gì?
Khổ qua thường là giống cây được lai tạo từ khổ qua rừng, cũng là thân dây leo thuộc họ bầu bí, tuy nhiên khổ qua thường được trồng ở vườn nhà, chứ không còn mọc hoang dại, tự nhiên như khổ qua rừng.
Đặc điểm: Khổ qua thường có quả to, dài từ 8-15cm, gai đã thoái hóa thành những múi nhỏ, có màu xanh tươi và nhạt hơn so với khổ qua rừng.
Hương vị: Khổ qua thường có vị đắng nhẹ, mùi thơm cũng ít hơn khổ qua rừng.
Về thành phần cũng như lợi ích thì khổ qua thường cũng có thành phần và lợi ích gần như tương tự như khổ qua rừng, chỉ là tỷ lệ sinh dưỡng trong khổ qua thường thấp hơn một chút so với khổ qua rừng chẳng hạn như: ở khổ qua thường thì: vitamin C là 22mg; chất xơ là 1.1 g; protein là 0.9g nhưng khổ qua rừng thì vitamin C là 84mg; chất xơ 2.8g; protein là 1g…
Chế biến: Canh khổ qua dồn thịt, canh khổ qua dồn cá thác lác, khổ qua xào tôm, khổ qua xào trứng…
Khổ qua thường và khổ qua rừng loại nào tốt hơn?
So với khổ qua thường thì khổ qua rừng vẫn được đánh giá là tốt hơn vì nhờ đặc tính sinh trưởng tự nhiên, khổ qua rừng hấp thụ được tất cả các năng lượng từ thiên nhiên vì vậy trong loại quả này cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao hơn so với khổ qua thường đã qua lai tạo.
Bên cạnh một số thành phần như: Hàm lượng cao vitamin C, A, E, B1, B2, B3, B9, kali, canxi, kẽm, magie, phốt pho và sắt, thì khổ qua rừng còn chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại các gốc tự do gây hại cho cơ thể.
Do vậy từ xa xưa, trong Đông y đã khẳng định khổ qua là một dược liệu tự nhiên quý hiếm mang đến nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bạn có thể chọn cây, lá, hoa, quả của khổ qua rừng để sử dụng.
Cách nấu khổ qua rừng
Canh khổ qua rừng thịt bò
Canh khổ qua rừng thịt bò là món ăn ngon từ khổ qua rừng mà bạn có thêm vào thực đơn của gia đình mình. Không chỉ khiến bữa cơm thêm phần hấp dẫn, món ăn này còn vô cùng thanh mát và bổ dưỡng.
Khổ qua rừng xào thịt heo
Khổ qua rừng xào thịt heo cũng là một gợi ý hay cho bữa cơm hằng ngày của gia đình bạn. Vị ngọt mềm của thịt kết hợp cùng vị đắng đắng của khổ qua rừng, tạo nên hương vị thơm ngon, đậm đà khi thưởng thức. Đây cũng là món ăn giàu dinh dưỡng và phù hợp với những người đang bị bệnh tiểu đường nữa đó.
Khổ qua rừng ngâm chua ngọt
Khổ qua rừng ngâm chua ngọt cũng là một món ăn ngon miệng và rất dễ thực hiện. Bạn có thể ăn kèm khổ qua rừng ngâm chua ngọt cùng các món như cá kho, thịt kho, trộn cùng salad để khiến món ăn thêm thơm ngon, đậm đà.
Các đối tượng nên dùng khổ qua rừng
Phương pháp trị bệnh bằng cây khổ qua rừng đặc biệt tốt với những đối tượng sau đây:
- Những người đang bị ung thư, ung bướu.
- Những người bị rôm sảy, mụn nhọt.
- Những người bị táo bón lâu ngày.
- Những người có các độc tố trong cơ thể, dẫn đến suy gan, suy thận.
- Những người có huyết áp không ổn định.
Lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng
Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi uống trà khổ qua rừng. Bởi khổ qua rừng có thể gây ra những tác hại như kích thích sẩy thai, đồng thời gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sữa mẹ và trẻ sơ sinh.
Phụ nữ sau sinh cũng không nên sử dụng loại quả này. Bởi lúc này, cơ thể phụ nữ sau sinh vô cùng nhạy cảm, khổ qua rừng lại có thể gây ra các triệu chứng như đau thắt bụng, nhức đầu, hôn mê đối với những người nhạy cảm.
Đối với những người có hệ tiêu hóa yếu, sử dụng khổ qua rừng có thể dẫn đến các căn bệnh về dạ dày, tiêu chảy,…
Những người thường xuyên hạ huyết áp, hạ đường huyết cũng không nên ăn quá nhiều khổ qua rừng, tránh dẫn đến các hiện tượng như huyết áp thấp, đau đầu, chóng mặt, thậm chí là hôn mê.
Khi muốn chữa bệnh bằng khổ qua rừng, bạn cần kiên trì vì bài thuốc sẽ phát huy tác dụng nhanh hoặc chậm tùy vào cơ địa của mỗi người.
Khi muốn sử dụng khổ qua rừng cho trẻ, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia và bác sĩ.
Bài thuốc trị bệnh từ khổ qua rừng
Theo Tạp Chí Đông Y, khổ qua rừng vừa có thể nấu thành các món ăn ngon, vừa có thể làm trà hoặc sắc thành nước uống hàng ngày để hỗ trợ điều trị một số bệnh như:
- Hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B, C, bệnh tim mạch: bạn lấy 10g cây thuốc rửa sạch và để ráo nước. Hãm khổ qua trong 10 phút rồi rót ra uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 ly, uống lúc nước còn ấm.
- Chống lại sự tấn công của tác nhân gây ung thư: Sắc nước uống hoặc hãm trà từ dược liệu sấy khô, uống như nước lọc hàng ngày. Hoặc chế biến khổ qua rừng thành các món ăn hằng ngày.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: dùng 10g quả tươi, đem rửa thật sạch, cắt thành những lát nhỏ hoặc có thể kho nguyên quả. Cho người bệnh ăn thêm khổ qua rừng sau mỗi bữa ăn. Ngày 3 lần đều đặn sau ăn sẽ giúp lượng đường huyết giảm đáng kể.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn phân biệt được khổ qua rừng và khổ qua thường công dụng của nó cũng như những lưu ý khi sử dụng khổ qua rừng để có thể lựa chọn được thực phẩm phù hợp với nhu cầu của gia đình mình.
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khổ qua rừng: Khả năng trị bệnh tuyệt vời và Tác hại cần tránh tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.