Bạn đang xem bài viết Khổ qua rất tốt nhưng chớ uống quá nhiều kẻo gây hại tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Khổ qua là một loại quả có vị đắng, lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Nó mang lại nhiều vitamin và khoáng chất như protein, lipit, carbonhydrat, canxi, kali, magie, sắt… Bạn có thể ăn tươi trực tiếp, nấu thành các món ăn như canh khổ qua, xào khổ qua, gỏi khổ qua,… Hoặc cũng có thể ép thành nước uống, thái lát phơi khô, sao vàng để bảo quản dùng dần.

Nước ép khổ qua có rất nhiều công dụng như là

Cải thiện chứng biếng ăn: Hàng ngày uống nước ép khổ qua để làm tăng tiết dịch tiêu hóa và kích thích sự thèm ăn. Hãy cải thiện ngay chứng biếng ăn của bạn bằng cách uống nước khổ qua hàng ngày.

Kiểm soát lượng đường huyết tốt: Khổ qua hoạt động như một thiết bị lọc máu tự nhiên nhờ tác dụng giải độc và ngăn chặn các gốc tự do gây bệnh.

Làm đẹp da: Mướp đắng có tác dụng làm sạch và giải độc máu hiệu quả. Nó làm giảm mụn trứng cá và làm sạch cơ thể từ bên trong. Điều này cũng giúp cải thiện và ngăn ngừa nhiều bệnh nhiễm trùng da và máu khác như nhọt, ghẻ lở, bệnh nấm…

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 7: Đóng vai nhạc sĩ Văn Cao kể lại sự ra đời của bài hát Tiến quân ca Dàn ý & 4 bài văn mẫu lớp 7

Giải độc gan, lọc máu, làm sáng mắt: Trong khổ qua chứa nhiều beta-carotene (tiền chất vitamin A) và vitamin A giúp cải thiện thị giác. Ngoài ra, nhờ có vitamin C và các chất chống oxy hóa nên khổ qua còn có thể giảm các bệnh về mắt do mất cân bằng oxy hóa.

Hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy: ác hợp chất chống ung thư có trong khổ qua ngăn chặn khả năng các tế bào ung thư tuyến tụy chuyển hóa glucose, làm tế bào không được cung cấp năng lượng và sẽ tự chết. Uống 1 ly nước ép khổ qua mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị ung thư tuyến tụy.

Uống nước ép khổ qua nhiều có tốt không?

Nước ép khổ qua là một loại nước ép khá bổ dưỡng, mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng đúng mục đích, đúng liều lượng thì nó mới có thể phát huy được những công dụng của mình một cách tốt nhất, an toàn nhất. Nếu quá lạm dụng, sử dụng quá nhiều nước ép khổ qua trong một thời gian dài và nhiều thì sẽ có thể gây nên các tác dụng phụ như:

Giảm khả năng thụ thai và dễ gây sảy thai: Ăn khổ qua, đặc biệt là khổ qua rừng trong thời gian mang thai sẽ kích thích sẩy thai. Loại trái này có chứa một số thành phần gần giống như thuốc gây sẩy thai và thuốc điều kinh.

Tham khảo thêm:   Bộ đề thi học kì 1 môn Giáo dục công dân lớp 6 năm 2022 - 2023 (Sách mới) 10 Đề kiểm tra học kì 1 lớp 6 môn GDCD (Có đáp án + Ma trận)

Hạ đường huyết: Nếu bạn bị huyết áp thấp mà ăn khổ qua rừng, nhẹ có thể say xẩm chóng mặt, nặng có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose huyết. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glucozer huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng khác từ nhiều cơ quan khác.

Tăng men gan: Mướp đắng có thể độc hại cho tế bào gan ở thú vật, enzym gan tăng cao sau khi dùng mướp đắng. Các chất trong mướp đắng có khả năng thay đổi hình dáng tế bào gan.

Hạt mướp đắng chứa một chất tên vicine, là một độc tố có khả năng gây ngộ độc tầm đậu (favism), một hội chứng cấp tính gồm nhức đầu, đau thắt bụng và hôn mê.

Ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em: Không chỉ gây khó tiêu, phần ruột và hạt bên trong trái mướp đắng còn chứa nhiều thành phần độc tố gây hại cho sức khỏe của trẻ em. Chính vì vậy, bạn không nên cho trẻ ăn những món được chế biến từ khổ qua.

Nếu muốn thay đổi khẩu vị cho bữa cơm thường ngày, cần trụng (chần) khổ qua trong nước sôi trước khi chế biến, nấu nướng.

Theo như các chuyên gia, bạn tốt nhất chỉ nên uống khoảng 60ml nước ép khổ qua mỗi ngày. Nếu phải dùng nhiều hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tham khảo thêm:   Cách bày mâm ngũ quả Trung thu đẹp mà đơn giản

Khổ qua là một thực phẩm tốt, nhưng bạn cần phải lưu ý đến liều lượng sử dụng để dạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khổ qua rất tốt nhưng chớ uống quá nhiều kẻo gây hại tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *