Bạn đang xem bài viết Khám phá dấu ấn lịch sử cố đô Đại Nội Huế – Hoàng thành Huế tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Huế là nơi hội tụ các dấu ấn lịch sử ngàn đời của đất nước ta. Ở đây, bạn sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc lịch sử tuyệt vời của Việt Nam. Trong đó, Đại Nội Huế chính là một địa điểm không thể bỏ qua. Cùng Wikihoc.com tìm hiểu về Đại Nội Huế nhé!
Tìm hiểu về Đại nội Huế
Giới thiệu Đại nội Huế
Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô lớn bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Đây chính là nơi sinh hoạt của vua chúa Nguyễn và triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Đại nội Huế tọa lạc bên bờ sông Hương thơ mộng, cụ thể là đường 23/8, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Giá vé tham quan Đại Nội Huế dao động từ khoảng 30.000 – 150.000 đồng. Cụ thể như sau:
- Giá vé trẻ em: Khoảng 30.000 đồng/người.
- Giá vé người lớn: Khoảng 120.000 đồng/người.
- Giá vé dành cho khách nước ngoài: Khoảng 150.000 đồng/người.
Giờ mở cửa ở đây cũng chia thành hai khung giờ khác nhau tùy vào thời điểm trong năm:
- Giờ mở cửa vào mùa hè: 6h20 – 17h20
- Giờ mở cửa vào mùa đông: 7h00 – 17h00
Đại nội Huế ở ngay gần trung tâm Thành phố Huế và đường đi đến đây cũng khá dễ dàng, vì vậy bạn có thể chọn bất kỳ phương tiện nào để đến đây đều được. Nếu bạn muốn hòa mình vào nhịp sống chậm rãi của Huế, bạn có thể thuê xe đạp hoặc ngồi trên xích lô để đến đây. Nếu nhà bạn có trẻ em thì xe taxi sẽ là một lựa chọn tốt hơn. Còn nếu các bạn trẻ yêu thích khám phá, tự do linh động trong việc di chuyển thì xe máy là lựa chọn phù hợp nhất.
Lịch sử và đặc điểm kiến trúc của Đại nội Huế
Vào thời kỳ vua Gia Long lên ngôi, ông thấy Huế là một chốn yên bình, phong cảnh thì trữ tình, mộng mơ. Do đó, vua Gia Long đã chọn vùng đất này là nơi đặt cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Công trình này được xây dựng trong vòng 30 năm với nhiều công sức, mồ hôi, nước mắt đã tạo nên một Đại nội Huế mang vẻ đẹp đặc biệt ở giữa thiên nhiên.
Đại nội Huế có hai khu vực chính là Hoàng Thành và Tử Cấm Thành, mỗi khu vực thì có thêm nhiều công trình kiến trúc khác:
Hoàng Thành:
Cổng Ngọ Môn
Ngọ Môn không chỉ đơn giản là cổng ra vào mà còn là bộ mặt đại diện cho Đại Nội Cung Đình Huế nên được thiết kế gồm nhiều lớp với hệ thống hào nước xung quanh. Công trình được xây dựng vô cùng công phu với các đường nét hoa văn kỳ công, tinh xảo.
Điện Thái Hòa
Điện Thái Hòa là công trình quan trọng bậc nhất trong Đại Nội Kinh Thành Huế, đây là nơi diễn ra các buổi thiết triều của triều đình nhà Nguyễn mà đa số đều là những buổi thuyết triều quan trọng.
Tử Cấm Thành:
Đại Cung Môn
Đại Cung Môn là cửa chính (hướng nam) vào Tử Cấm Thành, cửa ở gian chính giữa chỉ dành cho vua đi. Đại Cung Môn đã bị chiến tranh tàn phá nhưng hiện đang được nghiên cứu để phục dựng lại.
Tả Vu và Hữu Vu
Tả Vu và Hữu Vu là hai tòa nhà ngay đối diện điện Cần Chánh. Tòa nhà Tả Vu được xây dựng cho các quan văn, Hữu Vu là nơi dành cho các quan võ trong triều. Ngay nay, Tả Vu được dùng để trưng bày hiện vật còn Hữu Vu thì dành cho khách tham quan, chụp hình.
Điện Cần Chánh
Điện Cần Chánh là nơi để vua thiết triều. Đây là kiến trúc có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành.
Thái Bình Lâu
Thái Bình Lâu là nơi để nhà vua nghỉ ngơi, đọc sách, viết văn hay làm thơ thư giãn.
Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ từng là nơi ở của các Hoàng Thái Hậu và các Thái Hoàng Thái Hậu, những người phụ nữ quyền lực ở bên cạnh vua.
Các hoạt động du lịch khi tham quan Đại nội Huế
Khám phá các công trình, kiến trúc Đại Nội Huế bằng xích lô
Đại Nội Huế là một nơi vô cùng rộng lớn, vì vậy sẽ có thể rất mệt mỏi nếu đi bộ tham quan, vì vậy chúng ta nên thuê xích lô để đi dạo. Đi bằng xích lô sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian nhưng vẫn tham quan được hết tất cả những kiến trúc đẹp đẽ trong Đại Nội Huế. Giá thuê xích lô khoảng 30.000 – 50.000 đồng cho một vòng tham quan Đại Nội.
Tham quan hệ thống lăng tẩm, cung điện của vua chúa
Bạn hãy tham quan hệ thống các lăng tẩm, cung điện của vua chúa tại Đại Nội Huế. Đây là những nét đẹp lịch sử mà chắc chắn bạn sẽ thích. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng các đường nét nghệ thuật tinh xảo và công phu trong các kiến trúc tại đây.
Ngắm nhìn Đại Nội Huế rực rỡ ánh đèn về đêm
Khi màn đêm buông xuống, những ánh đèn rực rỡ sẽ được thắp sáng lên, làm cho Đại Nội Huế trở nên lung linh, huyền ảo. Đây là khoảnh khắc mà bạn không nên bỏ lỡ, sự lộng lẫy của Đại Nội Huế về đêm chắc chắn sẽ làm bạn không kiềm được lòng.
Thưởng thức trà ở cung Diên Thọ
Khi đến cung Diên Thọ, bạn sẽ được trải nghiệm một hoạt động thú vị chính là thưởng trà xưa tại sân vường thượng uyển. Vừa nhâm nhi tách trà thơm ngon, vừa ngắm nhìn và tận hưởng khung cảnh yên bình thì còn gì bằng.
Tham gia các hoạt động cung đình trong khu vực Đại Nội
Huế là nơi lưu giữ rất nhiều truyền thống văn hóa lâu đời của triều đại phong kiến Việt Nam. Vì vậy, tham gia những lễ hội cung đình tại đây là điều mà bạn không nên bỏ lỡ. Bạn sẽ được tận mắt, tận tay trải nghiệm những hoạt động thú vị trong khu vực Đại Nội.
Lưu ý khi tham quan Đại nội Huế
- Vì Đại Nội Huế rất rộng và nhiều địa điểm tham quan bạn không thể bỏ lỡ. Do đó, bạn nên trang bị bản đồ và nắm sơ lược sơ đồ Đại Nội Huế để tránh bị lạc, mất thời gian.
- Do phải đi tham quan nhiều nơi, bạn nên chọn cho mình bộ trang phục gọn nhẹ, tiện lợi khi di chuyển. Đặc biệt, tránh ăn mặc phản cảm tại nơi cần sự tôn kính như cố đô Huế.
- Tuân thủ các quy định của các địa điểm như không được chụp ảnh, quay phim, không sờ tay lên các hiện vật.
- Giữ gìn vệ sinh chung, không vứt rác bừa bãi.
Các câu hỏi thường gặp
Tham quan Đại nội Huế mùa nào đẹp?
Mùa xuân
Mùa xuân ở Huế thường kéo dài từ tháng 1 đến tháng 3. Lúc này cây cỏ bắt đầu đâm chồi nảy lọc, hoa bao trùm các con đường tạo nên một bức tranh mùa xuân thơ mộng, trữ tình đậm chất Huế.
Mùa lễ hội
Từ tháng 4 đến tháng 5 là mùa lễ hội của Huế. Festival ở Huế là lễ hội lớn và vô cùng đặc sắc, thu hút rất nhiều khách du lịch. Đây là cơ hội để bạn khám phá những nét văn hóa của Huế vì trong lễ hội sẽ diễn ra các hoạt động nghệ thuật, chương trình giải trí đặc sắc đầy chất Huế.
Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?
Kinh thành Huế có 10 cửa thành thông ra bên ngoài, 1 cửa thành nội bộ thông với Trấn Bình đài cùng với 2 cửa đường thủy thông sông Ngự Hà với sông Kẻ Vạn ở phía Tây và sông Đông Ba ở phía Đông.
Đó chính là những thông tin về cố đô Đại Nội Huế mà Wikihoc.com tổng hợp được và muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn có chuyến du lịch như ý.
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khám phá dấu ấn lịch sử cố đô Đại Nội Huế – Hoàng thành Huế tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.