Bạn đang xem bài viết Khám phá các loại rau ăn bánh xèo miền tây bạn không thể bỏ qua tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Bánh xèo miền tây là món bánh đặc trưng của nhiều gia đình Việt với hương vị hấp dẫn, “vạn người mê”. Món ăn sẽ càng ngon trọn vị hơn khi được dùng với các loại rau xanh. Bài viết này Wikihoc.com cùng bạn khám phá các loại rau ăn bánh xèo miền tây mà bạn không nên bỏ qua.

Lá xoài non

Lá xoài non để ăn bánh xèoLá xoài non để ăn bánh xèo

Một loại lá quen thuộc được nhiều người kết hợp với các loại rau khác khi ăn bánh xèo miền tây đó là lá xoài non. Lá xoài còn non có vị chát nên giảm được độ ngán do dầu mỡ trong bánh xèo.

Lá xoài non còn là vị thuốc dân gian giúp chữa bệnh như: Hạ đường huyết và phòng chống các biến chứng của bệnh tiểu đường rất hiệu quả nhờ chứa chất anthxyanhdin.

Lá bằng lăng

Lá bằng lăng có vị chát chátLá bằng lăng có vị chát chát

Ở miền tây, nói đến ăn bánh xèo thì người ta sẽ tìm hái những lá bằng lăng non để ăn kèm. Tương tự lá xoài non, lá bằng lăng non có vị chát, chua chua ăn cùng bánh xèo rất ngon.

Trong Đông Y, lá bằng lăng còn được dùng như là một vị thuốc để hạ đường huyết, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, kiểm soát lượng đường và chống béo phì,…

Lá cóc

Lá cócLá cóc

So với trái cóc có vị chua được nhiều người yêu thích, lá cóc ít phổ biến hơn, thậm chí nhiều người cũng không biết là lá cóc có thể ăn được.

Nên chọn các lá cóc non có màu xanh, vị thơm bùi, hơi chua nhẹ, bên trong chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là vitamin C, cùng các chất khác nên có tác dụng tốt với sức khỏe như: Giải nhiệt cơ thể, giảm béo, giảm mỡ máu, kích thích hệ tiêu hóa ăn ngon miệng hơn,…

Tham khảo thêm:  

Lá bứa

Lá bứaLá bứa

Lá bứa là một loại rau rừng phổ biến ở Tây Ninh có vị chua thanh mát, thường được dùng để nấu canh chua. Khi lá bữa được dùng ăn kèm với bánh xèo, kết hợp với nước chấm sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng, khó lẫn với các loại rau khác.

Lá bí bái

Lá bí báiLá bí bái

Còn gọi là lá bái bái, lá bí bái là loại rau rừng phổ biến ở vùng Tây Ninh. Lá có thể ăn sống được, có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình.

Trong Đông Y, lá bí bái sử dụng để chữa cảm ho, đầy bụng, khó tiêu, đau thấp khớp, đau dạ dày, đau thoát vị, chán ăn,…

Lá cát lồi

Lá cát lồiLá cát lồi

Một loại lá không thể bỏ qua khi ăn bánh xèo đó là lá cát lồi hay còn được gọi là: Mía dò, đọt đắng, đọt hoàng, tậu chó, củ chóc,…

Bộ phận dùng để ăn kèm bánh xèo miền tây hay dùng trong các bữa ăn gia đình là phần đọt (phần lá non trên cùng). Theo Đông Y, cát lồi có thể hỗ trợ điều trị các chứng bệnh như: Chống viêm, sốt, thấp khớp, đau lưng, đau dây thần kinh,… một cách hiệu quả.

Chòi mòi

Chòi mòiChòi mòi

Ở miền tây, cây chòi mòi ít được biết đến và sử dụng, cây mọc hoang ở các bờ sông, bờ ruộng với lá hình bầu dục, na ná lá ổi nhưng nhỏ hơn.

Lá chòi mòi non có vị vừa chua vừa chát, được dùng làm rau ăn sống, luộc hoặc xào chung với các loại rau khác. Quả chòi mòi non cũng có vị chua nên có thể ăn cùng bánh xèo để tăng khẩu vị.

Lá chùm mồi non giúp tăng lượng sữa ở phụ nữ cho con bú, hạ đường huyết, chữa đau đầu, tiêu chảy, điều hòa kinh nguyệt,…

Rau nhái

Rau nháiRau nhái

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Trái đất này là của chúng mình

Rau nhái hay còn gọi là sao nhái có mùi thơm nhè nhẹ của trái xoài, dễ ăn. Rau nhái có thể dùng để chấm với các món như cá đồng kho, thịt kho, bóp gỏi,… đặc biệt là cuốn với bánh xèo rất ngon.

Rau nhái chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe giúp bổ máu, chữa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa loãng xương, giải độc, hỗ trợ chữa trị bệnh cao huyết áp, chữa ho và sốt,…

Rau xà lách

Rau xà láchRau xà lách

Quen thuộc với nhiều bữa ăn của người dân Việt Nam, rau xà lách cũng là loại rau không thể thiếu vì dễ ăn, giòn, có vị ngọt thanh pha lẫn chút đắng nhẹ.

Rau xà lách có nhiều loại: có loại lá màu xanh đôi khi là màu tía, giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Ăn rau xà lách cung cấp nguồn chất xơ dồi dào, vitamin A, vitamin K, beta carotene, folate,… chống lại các chất oxi hóa, duy trì sự khỏe mạnh của mắt, phòng chống ung thư và nhiều công dụng khác.

Rau cải xanh

Rau cải xanhRau cải xanh

Rau cải xanh hay còn gọi là: Cải bẹ xanh, cải canh, cải cay,… Lá cải có màu xanh, vị đắng nhẹ và cay mạnh. Cải thường được dùng để nấu canh, xào hay ăn sống.

Rau cải xanh có lượng calo thấp nhưng nhiều chất xơ giúp đẹp da, sáng mắt, giàu vitamin C tăng cường hệ miễn dịch, vitamin K hạn chế đông máu, các bệnh về tim, loãng xương, glucosinolate ngăn sự phát triển các tế bào ung thư,…

Rau diếp cá

Rau diếp cáRau diếp cá

Rau diếp cá thuộc nhóm cây thảo dễ trồng, có lá hình tim màu xanh sẫm, mọc so le và ra hoa màu vàng nhạt. Rau có vị chua và hăng nhẹ, khi vò nát lá sẽ có mùi hơi tanh như mùi cá nên nhiều người không thích ăn loại rau này.

Các bộ phận của rau diếp cá chứa tinh dầu với các hoạt chất có tác dụng giống như kháng sinh giúp kháng khuẩn, điều trị mụn, giải độc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, hạ sốt cho trẻ em, cải thiện tình trạng tiểu buốt,…

Tham khảo thêm:   Soạn bài Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em - Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 28 sách Kết nối tri thức tập 1

Rau tía tô

Rau tía tôRau tía tô

Lá tía tô là loại rau quen thuộc có màu xanh tím đẹp mắt, có vị cay, tính ấm và mùi thơm nên được sử dụng ăn sống hay làm gia vị.

Lá tía tô có hàm lượng tinh dầu khoảng 40%, có công dụng phá các chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống viêm, chống trầm cảm. Nhờ có vị cay ấm nên thường dùng để chữa cảm mạo, sốt, ho, làm cho ra mồ hôi.

Rau đọt choại

Rau đọt choạiRau đọt choại

Rau đọt choại còn gọi là rau chạy, thuộc họ dây leo, thân bò, chúng thường mọc dại ở miền tây sống ngay các vùng bưng, trũng.

Đọt choại được ưa chuộng vì mọc tự nhiên, sạch sẽ, không phân thuốc, ăn có hương vị ngọt thanh tự nhiên, hơi chát nhẹ, có chút xíu nhờn như đậu bắp nên ăn cùng bánh xèo rất ngon.

Rau húng quế

Rau húng quếRau húng quế

Húng quế được sử dụng như một loại gia vị, có thể ăn sống, có mùi thơm, vị cay nhẹ nên khi ăn cùng bánh xèo sẽ làm tăng thêm hương vị, kích thích vị giác.

Rau húng quế có tác dụng giảm co thắt dạ dày, biếng ăn, đầy hơi, các bệnh về thận, chứng phù nề, cảm lạnh, mụn cóc, nhiễm giun, vết rắn cắn và côn trùng cắn, kháng lại vi khuẩn,…

Rau quế vị

Rau quế vịRau quế vị

Rau quế vị có mùi thơm mát rất đặc trưng, đặc tính dễ trồng, mọc nhiều ở đồng ruộng, ao hồ. Khi dùng để ăn sống, gói kèm bánh xèo miền tây rất được ưa chuộng.

Rau có tính bình, vị cay nên hỗ trợ điều trị các bệnh về phong thấp, cảm cúm, viêm họng, thanh nhiệt, giảm đau,…

Bài viết trên, Wikihoc.com đã điểm qua các loại rau ăn bánh xèo miền tây bạn không thể bỏ qua khi thưởng thức để cho món bánh xèo thêm trọn vị. Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ thật sự hữu ích với bạn.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Khám phá các loại rau ăn bánh xèo miền tây bạn không thể bỏ qua tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *