Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023 – 2024 (5 mẫu) Kế hoạch giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023 – 2024 được lập ra nhằm lên kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Kế hoạch giáo dục của nhà trường được ban hành và báo cáo cấp có thẩm quyền trước ngày 31 tháng 08 hằng năm. Trong bài viết dưới đây Wikihoc.com giới thiệu đến các bạn 5 mẫu kế hoạch giáo dục của nhà trường. Mẫu kế hoạch giáo dục nhà trường theo chương trình mới cần trình bày bối cảnh, mục tiêu, nội dung thực hiện chương trình mới. Vậy sau đây là 5 mẫu kế hoạch giáo dục nhà trường mới nhất, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Kế hoạch giáo dục nhà trường theo Công văn 2345

PHÒNG GD & ĐT …………

TRƯỜNG TH …………….

SỐ: …/ KH – TH&THCSQT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……….., ngày ….tháng ….năm 20…

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC20…20…

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT, ngày 28 tháng 2 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy định quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giáo dục ngoài giờ chính khóa;

Căn cứ Quyết định số 404/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 3 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Chỉ thị số 16/CT-TTg, ngày 18 tháng 6 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông;

Căn cứ Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH, ngày 19 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 từ năm học 2020 – 20…;

Căn cứ Công văn số 3566/BGDĐT-GDTH, ngày 26 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn tổ chức dạy học đối với lớp 1 năm học 2020 – 20…

Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/09/2020 của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường Tiểu học;

Căn cứ Công văn 2345/BGDĐT- GDTH ngày 07 tháng 06 năm 20… của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường cấp tiểu học;

Kế hoạch số 429/KH-UBND ngày 09/12/2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh …………. về Kế hoạch triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018

Căn cứ vào kết quả đạt được từ năm học 2020 – 20… và tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 20… – 20….

Trường ……… xây dựng Kế hoạch Giáo dục nhà trường năm học 20… – 20… như sau:

II. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH NĂM HỌC 20… – 20…

1. Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương

Trị trấn ….. là đơn vị đóng trên địa bàn trung tâm huyện …. Mặc dù đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, song với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Huyện ủy, giám sát kịp thời của Hội đồng nhân dân huyện, cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành, sự đồng lòng, quyết tâm của Nhân dân, tình hình kinh tế – xã hội của tỉnh trong thời gian qua đạt nhiều kết quả quan trọng.

Trong năm qua tuy ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng kinh tế của thị ttrấn vẫn tăng tưởng cao:

– Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2020 ước tăng 9,39% so với năm trước, trong đó: Khu vực Nông nghiệp tăng 4,32%; Khu vực Công nghiệp và Xây dựng tăng 15,56%; Khu vực Dịch vụ tăng 8,68%;

– Giá cả của một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thị trấn tương đối ổn định. Thị trường hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn không có diễn biến bất thường, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu đáp ứng đầy đủ và không bị khan hiếm về số lượng, không tăng giá đột biến

Đối với Giáo dục và Đào tạo Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số …./…./NQ-HĐND của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông đến năm 2025 và những năm tiếp theo; tuyển dụng giáo viên bậc mầm non, tiểu học; tổ chức kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm học …., kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học ….., kỳ thi THPT quốc gia năm 2020 an toàn và đúng quy chế; xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất chuẩn bị triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới. Chất lượng giáo dục toàn diện ổn định; giáo dục mũi nhọn đạt thành tích xuất sắc, Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở được củng cố và giữ vững. Tập trung xây dựng các kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với khối lớp 2.

2. Đặc điểm tình hình nhà trường.

2.1. Đặc điểm học sinh nhà trường.

  • Nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo …………; Đảng ủy, chính quyền và nhân dân thị trấn ………… và Ban đại diện Cha mẹ học
  • Tổng số học sinh trường có … lớp với … học sinh, trong đó nữ … học sinh; học sinh dân tộc ….em. Tỷ lệ huy động trẻ đúng độ tuổi vào lớp 1 đạt 100% .

2.2. Tình hình đội ngũ giáo viên, nhân viên nhà trường

– Về số lượng: Tổng số cán bộ, viên chức: …đ/c Trong đó :

+ Cán bộ quản lý : 03 đ/c,

+ Giáo viên có …đ/c; trong đó có …. hợp đồng.

+ Viên chức phục vụ có …. đ/c

– Về chất lượng :

– Cán bộ quản lý, đội ngũ giáo viên đều đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm, trong đó: trên chuẩn ……, đạt …….% (Thông tư 41/TT- BGD-ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010). nên có năng lực công tác, giảng dạy có chất lượng. Hàng năm được bồi dưỡng, học tập thường xuyên, để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.

– Số lượng đảng viên là …..đ/c đạt tỷ lệ …..%.

2.3. Về cơ sở vật chất.

Tổng số phòng học có ….. phòng học trong đó: kiên cố ….. phòng; cấp 4 là ….. phòng. Đủ để tổ chức cho học sinh học 2 buổi/ngày. Tất cả các phòng học đã được tu sửa nên đảm bảo cho việc dạy và học của nhà trường.

III. MỤCTIÊU GIÁO DỤC NĂM HỌC 20… – 20…

1.1. Mục tiêuchung

Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Đảm bảo môi trường lành mạnh, thân thiện, an toàn, tạo điều kiện để mỗi học sinh có cơ hội bình đẳng trong học tập và phát triển những năng lực sẵn có của từng cá nhân, giúp học sinh hình thành và phát triển những nhân tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

1.2. Mục tiêu cụ thể

  1. Năm học 20…-20…là năm học toàn ngành giáo dục thực hiện nhiệm vụ kép với mục tiêu: vừa tích cực thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp; Nhà trường căn cứ các hướng dẫn của Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) cấp tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa phương. Là năm học đầu tiên triển khai CTGDPT 2018 cấp tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (CTGDPT 2018) đối với lớp 1và 2; thực hiện các nội dung theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội, Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông bảo đảm chất lượng, hiệu quả, đúng lộ trình.
  2. Tăng cường cơ sở vật chất đáp ứng thực hiện CTGDPT đối với lớp 1và 2; thực hiện rà soát, dự báo quy mô phát triển giáo dục và bố trí quỹ đất để xây dựng CSVC lớp học phù hợp, thuận lợi, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất hiện có; khắc phục tình trạng lớp có quy mô lớp học và sĩ số học sinh vượt quá quy định để thực hiện CTGDPT 2018 đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học là giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục 2019.
  3. Triển khai thực hiện CTGDPT 2018 đối với lớp 1và 2đảm bảo chất lượng, hiệu quả; tích cực chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2 từ năm học 20…-20…. Tiếp tục thực hiện hiệu quả CTGDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 (CTGDPT 2006) từ lớp 3 đến lớp 5.
  4. Đảm bảo đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, chuẩn hóa về trình độ đào tạo, đồng bộ về cơ cấu, nâng cao chất lượng theo chuẩn nghề nghiệp; thực hiện bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục để triển khai CTGDPT 2018 theo lộ trình; bồi dưỡng nâng cao năng lực triển khai các nhiệm vụ cho giáo viên đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên tiểu học; tổ chức bồi dưỡng cho 100% giáo viên dạy học lớp 3về các nội dung bồi dưỡng theo quy định của Bộ GDĐT và hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa lớp 3cho năm học 20…-2023.
  5. Chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng đẩy mạnh phân cấp quản lý, tăng cường quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục đi đôi với việc nâng cao năng lực quản trị nhà trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục. Tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động giáo dục trong nhà trường. Chú trọng kết hợp dạy chữ với dạy người, giáo dục ý thức, trách nhiệm của công dân đối với gia đình – nhà trường – xã hội cho học sinh tiểu học. Thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành phù hợp điều kiện từng địa phương.
  6. Chỉ tiêu:

– 100% học sinh trường học 02 buổi/ngày, 09 buổi/tuần; 100% học sinh khối lớp 1, 2 được học môn Tiếng Anh.

– 100% học sinh có phẩm chất tốt, biết kính trọng thầy cô, người lớn tuổi; biết yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè; biết giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp và có kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp tốt.

– 100% học sinh lớp 1 được hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, bao gồm các năng lực chung: Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; các năng lực đặc thù: Ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học, thẩm mỹ, thể chất.

– 100% học sinh lớp 1, 2, 3, 4 hoàn thành chương trình lớp học; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học.

– 100% học sinh được giáo dục kỹ năng sống.

III. TỔ CHỨC CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

1. Phân phối thời lượng các môn học và hoạt động giáo dục 

TT

Hoạt động giáo dục

Số tiết lớp 1

Số tiết lớp 2

Số tiết lớp 3

Số tiết lớp 4

Số tiết lớp 5

Tổng

HKI

HKII

Tổng

HKI

HKII

Tổng

HKI

HKII

Tổng

HKI

HKII

Tổng

HKI

HKII

1. Môn học bắt buộc

1

Tiếng Việt

420

216

204

350

180

170

280

144

136

280

144

136

280

144

136

2

Toán

105

54

51

175

90

85

175

90

85

175

90

85

175

90

85

3

Đạo đức

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

4

Tự nhiên và xã hội

70

36

34

70

36

34

70

36

34

5

Giáo dục thể chất

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

6

Nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật)

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

7

Hoạt động trải nghiệm

105

54

51

105

54

51

8

Thủ công

35

18

17

9

Kĩ thuật

35

18

17

35

18

17

10

Lịch sử Địa Lí

70

36

34

70

36

34

11

Khoa học

70

36

34

70

36

34

2. Môn học tự chọn

12

Tiếng Anh (Tự chọn)

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

70

36

34

13

Tin học

70

36

34

70

36

34

70

36

34

3. Hoạt động củng cố, tăng cường

14

Tăng cường Tiếng Việt

105

54

51

105

54

51

15

Tăng cường Toán

105

54

51

105

54

51

16

Tăng cường giáo dục KNS

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

35

18

17

Tổng

1190

612

578

1190

612

578

910

468

442

980

504

476

980

504

476

Tham khảo thêm:   Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng Biên bản bàn giao mặt bằng

Các hoạt động giáo dục tập thể thực hiện trong năm học.

Tháng

Chủ điểm

Nội dung trọng tâm

Hình thức tổ chức

Thời gian thực hiện

Người thực hiện

Lực lượng cùng tham gia

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Yêu quý thầy cô giáo

Hội thi văn nghệ Chào mừng ngày 20/11

Tập trung

Từ 10/11-15/11

Học sinh

Toàn trường

Tháng 12

Tháng 01

Tháng 02

Tháng 03

Tháng 04

Kế hoạch giáo dục nhà trường cấp THCS

PHÒNG GD VÀ ĐT ……..
TRƯỜNG THCS ……

Số: 09 /KH-PĐQ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

……, ngày tháng .. năm 20…

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Năm học 20… – 20…

– Căn cứ Khung kế hoạch thời gian năm học 20… – 20… của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên được UBND tỉnh ban hành kèm theo Quyết định số 1384/QĐ-UBND ngày 07/8/2020;

– Căn cứ hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục THCS năm học 20… – 20… của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Hòa tại Công văn số 431/GDĐT ngày 21/9/2019;

– Căn cứ vào những kết quả đạt được và tình hình thực tế của nhà trường trong năm học 20… – 20…. Trường THCS Phạm Đình Quy xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 20… – 20… như sau:

I. BỐI CẢNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG

1. Bối cảnh bên ngoài

1.1. Thời cơ

Là xã đồng bằng, cách trung tâm Thị trấn 3 km về phía đông, kinh tế xã hội của địa phương phát triển ổn định và có nhiều chuyển biến đi lên tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên việc đầu tư, chăm lo cho việc học của con em ngày càng được quan tâm.

Trình độ dân trí của địa phương ngày càng được nâng cao nên có sự quan tâm cao của phụ huynh trong địa bàn đối với công tác dạy học, giáo dục của nhà trường.

Địa phương diện tích không quá rộng, sống tập trung nên rất thuận, trường được đặt ở vị trí trung tâm nên rất thuận lợi cho việc đi lại học tập của học sinh

Các chủ trương chính sách về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo cũng như triển khai thực hiện chương đã dần đi vào cuộc sống giúp nâng cao nhận thức và hành động của mọi người.

Công tác giáo dục của nhà trường luôn có sự quan tâm của của Đảng uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương, đặc biệt có luôn có được sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Tây Hòa cũng như các ban ngành đoàn thể của UBND huyện Tây Hòa đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đáp ứng đảm bảo nhu cầu của đơn vị.

1.2. Thách thức

Kinh tế địa phương có phát triển nhưng chưa cao, thu nhập người dân trong vùng còn thấp.

Vẫn còn nhiều cha mẹ học sinh còn thiếu nhiệt tình trong việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em.

Tình hình chính trị xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, mặt trái của cơ chế thị trường ảnh hưởng đến ngành giáo dục nói chung và các nhà trường nói riêng.

2. Bối cảnh bên trong

2.1. Điểm mạnh của nhà trường

a) Truyền thống nhà trường

Trường có bề dày truyền thống với gần 45 năm xây dựng và phát triển, học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hàng năm luôn dẫn đầu trong toàn huyện; nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi cấp quốc gia (huy chương vàng, đồng kỳ thi Toán tuổi thơ lớp 8 toàn quốc năm 2016; huy chương bạc Toán tuổi thơ lớp 8 toàn quốc năm 2019); tỉ lệ học sinh TNTHCS thi đỗ vào các trường THPT trên địa bàn huyện luôn đạt trên 95%; nhiều năm liền được UBND huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên tặng bằng khen; là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh, trong xã và các vùng lân cận.

b) Nguồn lực

Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho hoạt động dạy học (bàn ghế, máy tính, máy chiếu, phòng thực hành thí nghiệm, sân chơi bãi tập đảm bảo học chính khóa và ngoại khóa…)trường đạt chuẩn quốc gia năm 2005

Tài chính, ngân sách đủ đáp ứng nhu cầu cho các hoạt động trong nhà trường.

c) Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Tổng số CB,GV,NV: 53 người, trong đó CBQL: 02; GV: 43; NV: 8. Trình độ chuyên môn của CBQL và giáo viên đều đạt CĐSP và ĐH trong đó ĐH 31/45, chiếm 68,9%.

Cơ cấu, phân bổ đội ngũ giáo viên cho các môn học tương đối đảm bảo cho việc dạy học trong nhà trường.

Tất cả CB,GV,NV đều có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, tâm huyết với học sinh

d) Học sinh

Tổng số học sinh 659 em/ 19 lớp, học sinh nhà trường có truyền thống chăm ngoan, hiếu học, tích cực trong các hoạt động của nhà trường.Đa số học sinh có năng lực, phẩm chất tốt.

2.2. Điểm yếu

a) Nguồn lực

Một số phòng học bàn, ghế học sinh đã cũ, phòng học bộ môn Công nghệ chưa trang bị đầy đủ, phòng tiếng Anh thiết bị dạy và học đã xuống cấp. Kinh phí hoạt động hàng năm chủ yếu là từ nhà nước cấp chủ yếu là dùng để chi lương cho giáo viên, kinh phí chi khác rất hạn chế nên việc mua sắm và trang bị trang thiết bị để đáp ứng chương trình GDPT năm 2018 là không đảm bảo yêu cầu.

b) Đội ngũ giáo viên

Thừa thiếu cục bộ, tuổi đời trung bình cao, một số giáo viên sức khỏe yếu, đời sống gia đình còn khó khăn. Trình độ chuyên môn chưa đồng đều. Tại đơn vị giáo viên người địa phương chiếm 20%, 80% là giáo viên ở địa phương khác đến nên ít thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm

Ti lệ giáo viên có trình độ ĐH còn ít, Hiện tại đơn vị còn 13 GV trình độ CĐSP nên chưa đạt chuẩn GV THCS theo quy định tại Luật giáo dục 2019.

c) Học sinh

Năng lực tiếp thu không đồng đều. Hoàn cảnh gia đình của một số em còn khó khăn, thiếu sự quan tâm của phụ đến việc học của con cái.

Một số ít học sinh còn ham chơi, nghiện game hay trốn giờ, bỏ tiết

3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

Tạo dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, kỷ cương, chăm sóc để phát huy năng lực, phẩmchất riêng.

Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình phù hợp vùng nông thôn mới tiếp cận kịp thời giáo dục hiện đại phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.

II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

1. Mục tiêu chung

– Thực hiện nghiêm các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về đổi mới giáo dục trung học cơ sở; thực hiện tốt mục tiêu phòng chống dịch Covid-19, bảo đảm trường học an toàn và nâng cao chất lượng giáo dục.Thực hiện tốt quyền tự chủ nhà trường trong việc thực hiện KHGD trên khung chương trình GD 35 tuần của Bộ GD& ĐT theo tinh thần giảm tải của công văn số 3280/BGDĐT ngày 27/8/2020

– Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá, thực hiện thường xuyên và hiệu quả các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học tích cực,tăng cường đổi mới PPDH, và kiểm tra đánh gía theo phẩm chất năng lực người học. Triển khai giáo dục STEM, đồng thời tích cực chuẩn bị các điều kiện thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018, tập trung ưu tiên cho việc triển khai thực hiện đối với lớp 6 năm học 20… – 20….

– Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ CB, GV, đẩy mạnh việc đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Tập trung nâng cao chất lượng đại trà và chất lượng mũi nhọn.Trường học là địa chỉ tin cậy của học sinh và phụ huynh, xứng đáng là ngôi trường đứng đầu huyện về mọi mặt

– Thực hiện nghiêm nền nếp, kỷ cương, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, văn hóa ứng xử và sức khỏe cho học sinh trong trường, bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện.

2. Mục tiêu cụ thể

– Xây dựng đội ngũ có năng lực chuyên môn vững vàng, có tư tưởng chính trị đạo đạo đức lối sống lành mạnh, tâm huyết với nghề. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên (78,6% có trình độ ĐH tiến đến 100% giáo viên có trình độ ĐH năm học 20…-2023 theo đúng chuẩn quy định Luật Giáo dục 2019

– Nâng cao chất lượng dạy học, quan tâm giáo dục toàn diện cho học sinh, dạy học lấy học sinh làm trung tâm, lấy kết quả về năng lực, phẩm chất của học sinh làm thước đo cho hiệu quả dạy học của nhà trường.

– Duy trì sĩ số học sinh trên 99%, bỏ học dưới 1%

– Xếp loại học lực : Loại giỏi 41 %, loại khá 44% , loại trung bình dưới 14 %, loại yếu 1%, không có học sinh ở lại lớp;

– Xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100%; hiệu quả đào tạo trên 98 %;

– Học sinh giỏi cấp huyện lớp lớp 8, 9 đạt tỉ lệ trên 70 % so với số học sinh tham gia dự thi, tiếp tục giữ vững vị thứ nhất toàn huyện về tỉ lệ đỗ; cấp tỉnh đạt trên 80% so với số học sinh tham gia dự thi;

– Hạnh kiểm học sinh: Loại tốt 95 %; loại khá 4 %; hạnh kiểm trung bình dưới 1%;

– Tỉ lệ học sinh TN THCS đạt: 100%; 100% học sinh cuối cấp được tư vấn giáo dục hướng nghiệp, tỉ lệ học sinh sau TN THCS thi đỗ vào các trường THPT trên địa bàn huyện đạt tỉ lệ trên 95%, 5 % còn lại tham gia học các trường đào tạo nghề

– 100% giáo viên được kiểm tra đánh giá về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực hoạt động sư phạm và đước xếp loại tốt, 100% cán bộ giáo viên được đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên. 7 GV đạt GV giỏi cấp huyện.

– Hoàn thành công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 vào cuối năm học. Giữ vững kết quả phổ cập giáo dục THCS mức độ 3.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC

1. Thời gian năm học: Thực hiện 35 tuần

– Học kỳ I: Từ ngày 5/9/20… -> 08/01/20…

– Học kỳ II: Từ ngày 11/01/20… -> 22/5/20…

2. Chương trình chính khóa

TT Môn Số tiết thực hiện các môn của các khối lớp Ghi chú
Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
1 Toán 140 140 140 140
2 Ngữ văn 140 140 140 175
3 Vật lí 35 35 35 70
4 Hóa học 70 70
5 Sinh học 70 70 70 70
6 Lịch Sử 35 70 53 53
7 Địa lí 35 70 53 53
8 Tiếng Anh 105 105 105 70 105 tiết đối với lớp thí điểm
9 Công nghệ 70 53 53 35
10 Tin học 70 70 70 70
11 GDCD 35 35 35 35
12 Thể dục 70 70 70 70
13 Mĩ thuật 35 35 35 18 Lớp 9 thực hiện học kì I
14 Âm nhạc 35 35 35 18 Lớp 9 thực hiện học kì I
Tham khảo thêm:   Hướng dẫn cách làm bánh mì bơ nướng mật ong nhanh gọn cho bữa sáng

3. Các hoạt động giáo dục

3.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi

Đầu năm nhà trường tổ chức thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp trường, thi học sinh giỏi lớp 8 cuối kì I. Trên cơ sở đó thành lập đội tuyển tổ chức bồi dưỡng tham gia dự thi cấp huyện lớp 8,9 các môn: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, Tin học. Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm phụ trách công tác bồi dưỡng và được tính tinh giảm tiết dạy

Bảng phân công giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi

TT

Môn

Khối lớp

GV bồi dưỡng

Ghi chú

1

Toán

9

Huỳnh Văn Ban

Phạm Minh Thích

2

Ngữ văn

9

Huỳnh Thị Cúc

Lê Thị Minh Phấn

3

Vật lí

Lê Thị Nữ

Cả LT và TH

Lưu Phú Hoanh

4

Hóa học

9

Phạm Thừa Chí

Cả LT và TH

5

Sinh học

9

Bùi Thiên Sơn

Cả LT và TH

6

Lịch Sử

9

Tạ Thị Mỹ Dung

Nguyễn Thị Minh Hướng

7

Địa lí

9

Nguyễn Thị Oanh Thư

8

Tiếng Anh

9

Nguyễn Thị Bích Liễu

9

Tin học

9

Võ Thị Thúy Phượng

10

Toán

8

Nguyễn Văn Danh

Lê Thị Tường Vi

11

Ngữ văn

8

Văn Tấn Dị

12

Vật lí

8

Ng Trung Giảng

13

Hóa học

8

Phạm Thị Nhị

14

Sinh học

8

Nguyễn Thị Nhì

15

Lịch Sử

8

Tạ Thị Mỹ Dung

Nguyễn Thị Minh Hướng

16

Địa lí

8

Lê Thị Phi Nguyệt

Nguyễn Tự Cường

17

Tiếng Anh

Trần Thị Kiều Phương

Phạm Thị Hồng Chung

18

Tin học

8

Trương Cao Đẩu

* Đối với Ban giám hiệu:

– Giao cho đ/c Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:

+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra đề cương, giáo án giảng dạy của giáo viên.

+ Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy.

+ Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

* Đối với tổ chuyên môn:

– Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.

– Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.

* Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi:

– Lập danh sách đội tuyển theo các môn.

– Thực hiện đúng theo thời khóa biểu đã phân công.

– Soạn giáo án bồi dưỡng, giáo án được kiểm tra vào thứ 7 hàng tuần. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.

– Đảm bảo chất lượng, chi tiêu đề ra ( Đạt 75% số HS tham gia dự thi cấp huyện và giữ vững vị thứ nhất toàn huyện về tỉ lệ đỗ)

* Thời gian thực hiện:

– Dạy theo lịch của nhà trường.

– Thời gian: Bắt đầu bồi dưỡng từ 14/ 9/2020 đến khi học sinh đi dự thi cấp huyện (dự kiến vào 26-27/10/2020) đối với lớp 9, lớp 8 bắt đầu bồi dưỡng vào đầu tháng 12/2020 đến khi học sinh dự thi cấp huyện (đầu tháng 4)

3.2. Phụ đạo học sinh yếu kém

– Yêu cầu giáo viên lập danh sách đối với ba môn Toán, Tiếng anh, Ngữ văn trên cơ sở đó Phó hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng và kiên trì, nhiệt tình phụ trách phụ đạo và được tính trong việc tinh giảm tiết dạy

– Các môn khác có HS yếu sẽ phụ đạo ngay trong giờ dạy.

…….

Kế hoạch giáo dục nhà trường theo chương trình mới

UBND HUYỆN …….

TRƯỜNG PTDTBTTHCS

….…….Số: /KH-THCS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

….…, ngày….. tháng….. năm 20…

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Năm học 20… – 20…

1. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

Căn cứ Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD&ĐT Thông tư ban hành Chương trình giáo dục phổ thông;

Căn cứ Chỉ thị số …../CT-BGDĐT ngày … tháng 8 năm 2020 của Bộ GD&ĐT Chỉ thị về nhiệm vụ và giải pháp năm học 20… – 20… của ngành Giáo dục;

Căn cứ Quyết định số …./QĐ-UBND ngày … tháng 7 năm 2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc “Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 20… – 20… đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên”;

Căn cứ công văn số 322/ PGD ngày 16 tháng 9 năm 2020 của phòng GD&ĐT huyện Vị Xuyên “V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 20… – 20…”

Căn cứ Kế hoạch ………. về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 20… – 20…. Trường PTDTBTTHCS……. xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 20… – 20… như sau:

2. BỐI CẢNH GIÁO DỤC CỦA QUỐC GIA, ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG

2.1. Bối cảnh bên ngoài

2.1.1. Thời cơ

Sau hơn 30 năm đổi mới, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Nước ta đã thoát ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình.

Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc

Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn thể địa phương. Sự cộng tác nhiệt tình của Ban đại diện CMHS trường trong công tác vận động hỗ trợ công tác giáo dục của nhà trường.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông làm biến đổi suy nghĩ của phần lớn cha mẹ học sinh, nhận thức về việc học tập của nhân dân ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.

2.1.2. Thách thức

Nhu cầu xã hội đòi hỏi chất lượng giáo dục ngày càng cao trong thời kì hội nhập.

Dân cư không tập trung ở các thôn bản, đường liên thôn không thuận lợi, học sinh đi lại xa trường.

Điều kiện kinh tế của nhân dân còn khó khăn, học sinh trong độ tuổi đi học còn nhiều em phải lao động giúp gia đình hoặc là lao động chính trong gia đình nên ít có thời gian học tập.

Đời sống của một bộ phận nhân dân còn rất khó khăn, chưa quan tâm nhiều đến việc học hành của con em.

Tâm lý lo lắng của phụ huynh học sinh khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Đội ngũ giáo viên được đào tạo, giảng dạy theo hướng “trang bị kiến thức cho học sinh” nay chuyển sang dạy học theo định hướng “Phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh”; giáo viên kiêm nhiệm công việc, một số giáo viên gặp khó khăn đổi mới phương pháp dạy học.

Học sinh dân tộc ít người còn hạn chế về Tiếng việt, ngại giao tiếp, ý thức tự học, tự rèn chưa cao.

2.2. Bối cảnh bên trong

2.2.1. Điểm mạnh của nhà trường

Luôn nhận được sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự chỉ đạo sát sao của Phòng GD&ĐT về thực hiện nhiệm vụ năm học; chính quyền địa phương quan tâm đến công tác giáo dục.

Hệ thống kết nối Internet đảm bảo nên việc tiếp cận CNTT của cán bộ viên chức được thuận lợi và đồng đều

Nền nếp nhà trường đã được củng cố và duy trì; cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc nghiêm túc, hiệu quả; học sinh cơ bản chấp hành tốt kỷ cương nền nếp và nội qui nhà trường, có ý thức vươn lên trong học tập.

Tỷ lệ giáo viên/lớp: đảm bảo theo quy định

Về trình độ chuyên môn: 100% GV đạt chuẩn. Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình trong công tác; có tinh thần tự giác học tập nâng cao về trình độ chuyên môn.

+ Phòng học, bảng, bàn ghế cho giáo viên, học sinh: Số lượng, quy cách, chất lượng và thiết bị của phòng học, bảng trong lớp học đảm bảo quy định của Điều lệ trường trung học và quy định về vệ sinh trường học của Bộ Y tế;

Có công trình vệ sinh riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, riêng cho nam và nữ, vị trí phù hợp với cảnh quan trường học, an toàn, thuận tiện, sạch sẽ;

+ Có nguồn nước sạch đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, hệ thống cung cấp nước uống đạt tiêu chuẩn

Nhà trường tiến hành triển khai đến toàn thể giáo viên trong nhà trường từng bước điều chỉnh phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Trên cơ sở nhà trường đã hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2019-2020.

2.2.2. Điểm yếu

Nhà trường còn cơ cấu thừa thiếu giáo viên cục bộ giữa các bộ môn nên trong công tác phân công và tổ chức các hoạt động giáo dục còn gặp những khó khăn nhất định.

Việc sinh hoạt chuyên môn các tổ chưa đi vào chiều sâu, còn thụ động; vẫn còn tình trạng giáo viên chưa đảm bảo ngày giờ công.

Năng lực chuyên môn của giáo viên chưa đồng đều; việc tự học, tự rèn của một số giáo viên chưa hiệu quả, chưa sáng tạo trong công việc, đổi mới phương pháp dạy học chưa rõ nét. Một số GVBM chưa chú trọng đến giáo dục đạo đức học sinh; tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao so với chỉ tiêu đề ra; vẫn còn học sinh vi phạm nội qui của nhà trường.

Do tuyển sinh đại trà nên chất lượng đầu vào của học sinh rất thấp. Nhận thức của học sinh chưa đồng đều, một số em còn chậm, kỹ năng sống, giao tiếp Tiếng Việt còn hạn chế. Học sinh ở bán trú số lượng đông nên cơ sở vật chất bị quá tải nhất là thiếu phòng ở, nhà vệ sinh

Một số phụ huynh còn tư tưởng trông chờ ỷ nại, thường xuyên đi làm ăn xa để con ở nhà cho ông bà nên công tác phối hợp giữa nhà trường và gia đình chưa hiệu quả.

Ngân sách nhà nước cấp đáp ứng nhu cầu tối thiểu chi hoạt động chuyên môn; công tác xã hội hóa chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng. Diện tích sân chơi, bãi tập của nhà trường chưa được xây dựng hoàn thành nên làm ảnh hưởng đến sự vui chơi và công tác giáo dục thể chất và sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh. Phòng học, các phòng chức năng, chưa có máy vi tính triển khai dạy học tin học, và phòng bộ môn chưa có nên chưa đáp ứng yêu cầu dạy học của nhà trường. Hệ thống thoát nước, thu gom rác chưa đảm bảo yêu cầu. Thư viện chưa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.

2.3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường

Xây dựng trường học an toàn, thân thiện, bình đẳng, kỷ cương; nâng cao chất lượng giáo dục; cán bộ, giáo viên tích cực, sáng tạo; học sinh có cơ hội học tập, phát triển năng lực và phẩm chất, yêu thích đi học, cảm nhận mỗi ngày đến trường là một ngày vui.

Đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ cho việc triển khai chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6.

Thực hiện tốt quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo thông tư 32/2018/TT-BGD&ĐT.

Trường có chất lượng giáo dục tốt của huyện.

3. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG

3.1. Mục tiêu chung

Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, an toàn, nền nếp – kỷ cương, đề cao chất lượng giáo dục toàn diện, để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển hết tiềm năng, năng lực của mình.

Tham khảo thêm:   Top 8 Bao cao su Sagami được yêu thích nhất 2021

Phát triển 5 phẩm chất chủ yếu, 10 năng lực cốt lõi theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới.

Giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.

Xây dựng và thực hiện các tiêu chuẩn của trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 2, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, học sinh năng khiếu, các hoạt động trải nghiệm.

Xây dựng cơ sở vật chất khang trang, trang thiết bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của giáo dục.

3.2. Mục tiêu cụ thể

Thực hiện hiệu quả về đổi mới giáo dục, dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực của người học, học sinh 100% được đánh giá mức đạt trở lên về phẩm chất và năng lực, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào thực tế.

Chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của học sinh.

Bồi dưỡng, phát triển học sinh năng khiếu, tổ chức các câu lạc bộ để phát huy năng lực của học sinh.

Thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, đổi mới sinh hoạt chuyên môn tổ (nhóm).

Tạo không khí làm việc thân thiện, dân chủ; phát huy năng lực, sở trường, khả năng sáng tạo của giáo viên, thực hiện tốt văn hóa công sở.

Cụ thể:

– Trường đạt danh hiệu: Trường lao động tiên tiến;

– Liên đội: Xuất sắc cấp huyện;

– 100% GV duy trì và thực hiện tốt các nề nếp hoạt động trong nhà trường, có đầy đủ hồ sơ, sổ sách theo quy định

– Chất lượng về hồ sơ, giờ dạy:

+ Hồ sơ xếp loại : Tốt: 70 %; Khá: 30 %

+ Giờ Dạy xếp loại: G: 40%; Khá : 55%; TB: 5%.

– Chất lượng bộ môn:

+ Môn Ngữ văn+ Toán+ T.Anh chất lượng đạt 75% từ TB trở lên, ít nhất có 01 HS giỏi trở lên.

+ Môn: Lý, Hóa: Khá giỏi đạt 25%, TB từ 70%.

+ Các môn Sinh, Sử, địa: đạt từ 80% từ TB trở lên, HS khá giỏi

đạt từ 27%. Các môn còn lại: chất lượng đạt 95% từ TB trở lên.

+ Các môn có ít nhất có 01- 2 HS giỏi trở lên.

+ TD, ÂN, MT: Đạt 100%

+ Chất lượng giáo dục đại trà:

– 100% học sinh chấp hành tốt các nội quy, quy định nhà trường, có ý thức tư dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong, trong đó: Xếp loại đạo đức: Tốt = 45%; Khá = 50 %; Trung bình= 5 %

– 100% học sinh tham gia đầy đủ việc học tập, trong đó: Xếp loại học lực giỏi = 1,2 %, Khá = 30 %; trung bình = 65%; yếu = 3%

– Tỷ lệ chuyển lớp đạt 98 %; chuyển cấp đạt 100%.

+ Chất lượng giáo dục mũi nhọn:

Phát huy những thành tích đã đạt được trong những năm học trước, phấn đấu xây dựng đội tuyển tham dự kỳ thi HSG lớp 9, đạt từ 3-5 giải

– HS có học lực Giỏi toàn diện = 1,2%; K= 30%; TB= 65%; Yếu = 3%

2.2.1. Hoạt động giáo dục

– Thực hiện chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định về chuyên môn của cơ quan quản lý giáo dục địa phương.

– Đổi mới phương pháp dạy học nhằm khuyến khích sự chuyên cần, tích cực, chủ động, sáng tạo và ý thức vươn lên, rèn luyện khả năng tự học của học sinh. Nội dung đổi mới được xác định cụ thể trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của từng từng tổ chuyên môn.

– Thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục của địa phương.

– Thực hiện hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu, kém theo kế hoạch của nhà trường và theo quy định của các cấp quản lý giáo dục.

– Thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, khuyến khích sự tham gia chủ động, tự giác của học sinh.

– Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống thông qua các hoạt động học tập, hoạt động tập thể và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh.

– Học sinh tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường lớp học, nhà trường.

2.2.2. Chỉ tiêu về kết quả giáo dục

– Chỉ tiêu phấn đấu về chất lượng học lực:Giỏi 24%; Khá 36%; TB > 36%; Yếu <1%; Xét tốt nghiệp THCS đạt 100%

– Tỷ lệ học sinh bỏ học và lưu ban: Không quá 1% học sinh bỏ học, không quá 1% học sinh lưu ban.

– Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh: Đạt tỷ lệ trên 90% loại Tốt- Khá, không có HS xếp loại yếu.

2.2.3. Một số chỉ tiêu về công tác chuyên môn

Tập thể:

– Phấn đấu Trường LĐTT; Liên đội Xuất sắc cấp huyện

– 100% tập thể tổ, lớp đăng ký thi đua lớp TT

Cá nhân:

– Chiến sỹ thi đua cơ sở: 4 đ/c. Bằng khen của chủ tịch tỉnh: 01

– GVDG: 3 đc, GVCNG cấp huyện 4 đồng chí

– LĐ TT từ 30 đồng chí trở lên

– 100% CBGV đăng ký thi đua các cấp

– GVG cấp trường từ 27 đồng chí trở lên

– 100% HS các lớp đăng ký thi đua HSG, HS Khá

– Phấn đấu đạt 90% đội viên là cháu ngoan Bác Hồ các cấp

Kế hoạch giáo dục nhà trường môn Vật lí bậc THCS

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
NĂM HỌC 20… – 20…

MÔN: Vật

A. CƠ SỞ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ

– Khung phân phối chương trình (KPPCT) của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT);

– Chuẩn kiến thức, kĩ năng, yêu cầu về thái độ đối với học sinh môn vật lí ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ GDĐT;

– Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 3/10/2017 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh từ năm học 2017- 2018;

– Công văn số 109/GDĐT ngày 07 tháng 8 năm 2020 của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng, thực hiện chương trình giáo dục nhà trường phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

– Ngày 27/8/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) ban hành công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT.

– Phân phối Chương trình môn vật lí hiện hành của Sở Giáo dục và đào tạo

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN

– Trường THCS………. là trường trung tâm của huyện, chất lượng dạy học và thương hiệu của nhà trường đã được khẳng định trong nhiều năm qua. Đội ngũ CBQL và GV của Nhà trường đã xác định rõ nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình, tâm huyết, hết long vì HS thân yêu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực sư phạm cơ bản đáp ứng với yêu cầu về đổi mới GD phổ thông trong thời kỳ CNH HĐH đất nước.

– Nhà trường có đầy đủ các phòng học bộ môn, phòng chức năng: Nhạc, Tiếng Anh, Tin học; TH Hóa – Sinh; TH Lý – CN …Có đủ sân chơi bãi tập phục vụ cho việc dạy học và tổ chức các hoạt động tập thể. Cơ sở vật chất, phòng học đảm bảo đủ ánh sang và thoáng mát cho HS học tập. Nhà trường có đầy đủ các điều kiện CSVC đảm bảo cho việc dạy và học

B. KẾ HOẠCH MÔN HỌC/HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

I. Rà soát tinh giản nội dung dạy học

II. Tích hợp nội dung kiến thức các bài liên quan thành bài học/chủ đề

1. Môn: Vật lí lớp 6

TT

Chương

Bài

Nội dung điều chỉnh

Lí do điều chỉnh

Hướng dẫn thực hiện (không dạy/không yêu cầu/Khuyến khích học sinh tự học/hướng dẫn HS tự học)

1

Chương I

Bài 1: Đo độ dài

Mục I

Theo CV số 3280/BGDĐT.

HS tự đọc

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 2 thành một chủ đề.

2

Chương I

Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)

Mục II. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 2 thành một chủ đề.

3

Chương I

Bài 4: Đo thể tích chất rắn không thấm nước.

Mục II. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

4

Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng

Mục IV Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

5

Chương I

Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực.

Mục III. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

6

Chương I

Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực.

Mục III. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

7

Chương I

Bài 11: Khối lượng riêng –

Trọng lượng riêng

Mục III. Xác định trọng lượng

riêng của một chất

Theo CV số 3280/BGDĐT

Không làm

8

Chương I

Bài 13: Máy cơ đơn giản

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 14, Bài 15, Bài 16 thành một chủ đề

9

Chương I

Bài 14: Mặt phẳng nghiêng

Mục 4. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 13, Bài 15, Bài 16 thành một chủ đề

10

Chương I

Bài 15: Đòn bẩy

Mục 4. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 13, Bài 14, Bài 16 thành một chủ đề

11

Chương I

Bài 16: Ròng rọc

Mục III. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 13, Bài 14, Bài 15 thành một chủ đề

12

Chương II

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Mục IV. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 19, Bài 20, Bài 21 thành một chủ đề

13

Chương II

Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Mục IV. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 18, Bài 20, Bài 21 thành một chủ đề

14

Chương II

Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Mục IV. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 18, Bài 19, Bài 21 thành một chủ đề

15

Chương II

Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Thí nghiệm 21.1 (a, b)

Theo CV số 3280/BGDĐT

Không làm. Chỉ giới thiệu và yêu cầu phân tích để trả lời câu hỏi.

Mục 3. Vận dụng

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 18, Bài 19, Bài 20 thành một chủ đề

16

Chương II

Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc.

Mục 1. Phân tích kết quả thí

nghiệm

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 25 thành một chủ đề

17

Chương II

Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc( tiếp theo)

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 24 thành một chủ đề

18

Chương II

Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.

Mục 1. Phân tích kết quả thí

nghiệm

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tự học có hướng dẫn

Mục 2c. Thí nghiệm kiểm tra

Khuyến khích học sinh tự làm

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 27 thành một chủ đề

19

Chương II

Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ.( tiếp theo)

Mục 2b. Thí nghiệm kiểm tra

Theo CV số 3280/BGDĐT

Khuyến khích học sinh tự làm.

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 26 thành một chủ đề

20

Chương II

Bài 28: Sự sôi

Mục I.1. Tiến hành thí nghiệm

Theo CV số 3280/BGDĐT

Khuyến khích học sinh tự làm.

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 29 thành một chủ đề

21

Chương II

Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)

Cả bài

Theo CV số 3280/BGDĐT

Tích hợp với Bài 28 thành một chủ đề

……

Tải file để tham khảo toàn bộ mẫu Kế hoạch giáo dục nhà trường 

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023 – 2024 (5 mẫu) Kế hoạch giáo dục theo Chương trình GDPT 2018 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *