Bạn đang xem bài viết ✅ Kế hoạch chủ nhiệm lớp bậc THCS năm 2023 – 2024 3 Mẫu kế hoạch chủ nhiệm THCS ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

TOP 3 mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp THCS là tài liệu cực kì hữu ích, giúp giáo viên có thêm nhiều gợi ý tham khảo, nhanh chóng hoàn thiện mẫu kế hoạch chủ nhiệm lớp cho mình.

Kế hoạch chủ nhiệm THCS gồm mẫu kế hoạch chủ nhiệm theo tháng và theo tuần được lập ra để thống kê lại đặc điểm tình hình của lớp mình đang tiếp quản có những khó khăn, thuận lợi gì và lên kế hoạch chương trình cho từng tháng. Qua bản kế hoạch này các thầy cô nắm được những điểm mạnh, điểm yếu, vấn đề nào cần bổ sung, củng cố công tác chủ nhiệm lớp. Vậy sau đây là TOP 3 mẫu kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp THCS mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tuần THCS

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
– – – – – – – –
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– – – – – – – – – o0o- – – – – – – – –

….., ngày …tháng…năm 20…

KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM
NĂM HỌC 20… – 20…

NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH:

– Căn cứ vào kế hoạch năm học 20…- 20… của Phòng GD & ĐT Trần Văn Thời

– Căn cứ vào kế hoạch năm học 20…- 20… của trường THCS Khánh Bình Tây Bắc

– Căn cứ vào kế hoạch công tác chủ nhiệm của nhà trường và tình hình học sinh lớp 9A năm học 20…- 20….

I. ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC

1. Thuận lợi:

– Nhà trường luôn quan tâm đến công tác chủ nhiệm, có những kế hoạch chỉ đạo kịp thời đến tập thể lớp.

– Tập thể lớp 9B có tinh thần đoàn kết, có ý thức trong công việc được giao, công việc của lớp,có tinh thần cầu tiến, có ý thức vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức tác phong.

– Có đội ngũ ban cán sự lớp nhiệt tình năng nổ, hết lòng vì công việc chung.

– Có 05 HS giỏi và 10 học sinh khá (từ lớp 8)

– Đa số các em có điều kiện cuộc sống ổn định.Có điều kiện học tập.

– Sự phát triển của công nghệ thông tin, giúp các em có thể dễ dàng tìm hiểu tri thức, bổ sung khắc sâu thêm bài học.

– Có sự quan tâm, giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tập thể nhà trường, cũng như được sự động viên giúp đỡ của các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm, cũng như các chế độ chính sách của nhà nước.

2. Khó khăn:

– Lớp có một số em thuộc dạng cá biệt, ý thức chưa được tốt.(………….)

– Một số em nhà xa trường, giao thông đi lại khó khăn, thường xuyên đi muộn, nghỉ học.(…………. )

– Số học sinh nghèo, khó khăn còn nhiều.( 03 em thuộc diện hộ nghèo, 03 em thuộc diện cận nghèo, 03 em diện dân tộc, 01em thuộc diện khó khăn)

– Các em ở xa nhau, nên không thể giúp nhau trong học tập cũng như các hoạt động khác.

– Một số em còn lơ là đối với công việc chung của lớp.

– Sự tiếp thu kiến thức của các em trong lớp chưa được đồng đều.

– Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng sống còn hạn chế, nhiều em chưa ý thức được mình là học sinh lớp 9.

– Sự phát triển của công nghệ thông tin có tác động đến tâm sinh lí các em, một số em mê chơi, lơ là việc học.

– Cơ chế thị trường, nhiều phụ huynh đặt nặng về kinh tế, ít coi trọng việc học.

– Một số em thích đua đòi, tập làm người lớn, có những biểu hiện đi ngược lại đạo đức của người học sinh. Để duôi tóc dài, bất chấp những quy định, những nhắc nhở của GVBM, GVCN….

II. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ

1.Công tác duy trì sỉ số

1.1 Nội dung:

– Sỉ số của lớp là 28, trong năm học duy trì tỉ lệ chuyên cần tốt, không bỏ học, không bỏ giờ, trốn tiết.

– Học sinh thấy được việc duy trì sỉ số, việc đi học đều là tạo điều kiện tốt cho lớp, cho bản thân trong quá trình học tập, rèn luyện.

1.2 Chỉ tiêu:

– Phấn đấu:

+ 100 % học sinh duy trì sỉ số đến cuối năm

+ Chuyên cần: 95 % trở lên.

+ 100% nghỉ học phải có phép.

+ 100% ra vào lớp đúng giờ, không bỏ giờ bỏ buổi.

1.3 Biện pháp:

– Đầu năm, giáo viên chủ nhiệm thống kê tình hình hình học sinh, điều kiện đi lại, hoàn cảnh sống …. Của từng em dể có biện pháp quản lí, giáo dục, động viên các em thực hiện tốt việc duy trì sỉ số.

– Thông báo với gia đình học sinh về giờ giấc của các ngày học cũng như thời khóa biểu để gia đình và nhà trường ( Giáo viên chủ nhiệm ) quản lí tốt học sinh.

– Triển khai đến gia đình và học sinh quy định về không được xét tốt nghiệp nếu nghỉ học vượt mức quy định. Có những biện pháp xử lí, kỉ luật đối với học sinh thiếu ý thức trong việc duy trì sỉ số, mê chơi bỏ học thường xuyên.

– Phối hợp với tổ chức Đội nhắc nhở, giáo dục các em hàng ngày thông qua giờ chủ nhiệm, chương trình phát thanh măng non…

2. Về giáo dục đạo đức:

2.1. Nội dung:

– Giáo dục ý thức đạo đức:

+ Xây dựng được cơ cấu tổ chức lớp khoa học, có đội ngũ cán bộ lớp liên kết chặt chẽ với TPT, tạo được sự đoàn kết mạnh mẽ, có khả năng tổ chức, có sức thuyết phục.

+ Có hồ sơ quản lí học sinh khoa học, cụ thể, rõ ràng, chính xác.

– Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức:

+Xây dựng mối liên hệ chặt chẽ giữa GVCN với học sinh, giữa học sinh với học sinh trên tinh thần hiểu biết, lắng nghe, thông cảm, chia sẻ, định hướng đúng chuẩn mực. GVCN làm trung tâm, hạt nhân trong việc xây dựng quan hệ thầy – trò lành mạnh, trong sáng.

– Giáo dục hành vi, thói quen đạo đức:

+Có kế hoạch tìm hiểu học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, biết vận dụng mọi điều kiện, khả năng giúp đỡ học sinh, tránh hiện tượng thờ ơ, vô cảm.

+Xây dựng các tiêu chí thi đua và tổ chức thi đua phù hợp với đặc điểm, điều kiện của lớp chủ nhiệm đồng thời thường xuyên khuyến khích được tinh thần phấn đấu vượt lên của học sinh. Tổ chức tập thể lớp có tinh thần và động cơ tích cực tham gia tất cả các phong trào thi đua trong nhà trường.

+Xây dựng uy tín với học sinh,với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh và xã hội về chuyên môn, nghiệp vụ. Tư cách đạo đức, tác phong sư phạm mẫu mực trong sinh hoạt. Không làm giảm niềm tin, mất uy tín,danh dự của nhà trường trước xã hội về chuyên môn, nghiệp vụ và tư cách đạo đức, tác phong sinh hoạt của cá nhân.

2.2. Chỉ tiêu:

Yêu cầu đạt được:

– 95% học sinh xếp loại hạnh kiểm khá trở lên, không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu.

– Tập thể lớp thân thiện, học sinh thanh lịch; học tập tích cực;

– 100% có tình đoàn kết; lòng tự trọng; tính sáng tạo; lòng nhân ái; tính trung thực; khát vọng vươn lên; tinh thần trách nhiệm; sự hợp tác; kỷ luật tích cực; …

2.3. Biện pháp:

– Học sinh học: Nội quy nhà trường; truyền thống nhà trường; môi trường; an toàn giao thông và nhiệm vụ của học sinh (theo Thông tư số 12/20…/BGD&ĐT, ngày 28/3/20… của Bộ GD&ĐT về ban hành trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học).

– Học sinh ký cam kết thực hiện nội quy; phòng, chống tệ nạn xã hội; giao ước thi đua thực hiện an toàn giao thông; …

– GVCN họp ban cán sự lớp nhằm truyền đạt các kĩ năng tự quản, quản lí lớp cho các cán bộ lớp (lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó, đội cờ đỏ, cán bộ lớp quản lý sổ đầu bài, …)

– Điều tra cơ bản số liệu học sinh, nắm vững đặc điểm và phân loại học sinh (theo năng lực sở trường, theo điều kiện sống, hoàn cảnh, theo địa bàn, …)

– Theo dõi trực nhật, thực hiện nội quy học sinh; thảo luận tiêu chí thi đua của lớp.

– Thực hiện sinh hoạt thường ngày vào 15 phút đầu giờ mỗi buổi học, củng cố, nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời những biểu hiện lệch lạc của học sinh.

– Tăng cường kiểm tra nề nếp: Phối hợp với TPT, bảo vệ, giáo viên bộ môn kiểm tra việc thực hiện nội quy học sinh.

– GVCN, Trong những giờ chủ nhiệm, trong các tiết dạy, những bài học về đạo đức được lồng chen giáo dục một cách nhẹ nhàng, sâu sắc.

– Chuẩn bị chu đáo nội dung sinh hoạt cuối tuần,giáo dục HS thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện trở thành thói quen thường xuyên, liên tục và mang tính hệ thống.

– Nhận định, đánh giá chính xác học sinh. Xếp loại hạnh kiểm học sinh đúng tinh thần tập trung dân chủ, công khai, đúng quy trình, đúng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục, tuyệt đối không thiên vị.

3. Về giáo dục văn hóa:

3.1. Nội dung:

– Tìm hiểu và nắm vững quy chế đánh giá, xếp loại học lực của học sinh. Có kế hoạch phổ biến chi tiết cho học sinh và trình bày trong cuộc họp Hội cha mẹ học sinh đầu năm của lớp. Để gia đình cùng biết cùng nhắc nhở con em trong quá trình học tập.

– Nắm vững kế hoạch giảng dạy, giáo dục, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp – ngoài giờ, các tổ chức của nhà trường để thực hiện trong lớp học. Hiểu rõ từng đối tượng học sinh trong lớp và có phương pháp giáo dục thích hợp. Nắm đúng đối tượng học sinh cá biệt, tìm hiểu rõ hoàn cảnh từng em, có kế hoạch giáo dục cụ thể từng đối tượng theo từng giai đoạn trong năm học.

– Xây dựng quy định nền nếp thói quen học tập cho tất cả các môn học. Học sinh đăng ký góc học tập và thời gian biểu/thời khóa biểu của cá nhân. Phân công cán bộ lớp kiểm tra thường xuyên, đột xuất để có biện pháp quản lý việc HS học tập, rèn luyện ở nhà.

3.2. Chỉ tiêu:

– 100% có học lực từ Trung bình trở lên.

– 100% học sinh di học có đầy dủ SGK và các dụng cụ phục vụ học tập( trừ những trường hợp đặc biệt không thể mua, muợn được).

– 100% soạn bài và làm bài tập, học thuộc bài ở nhà.

– 100% HS tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài trong các tiết học.

3.3. Biện pháp:

– Cố vấn tích cực cho học sinh xây dựng tập thể lớp thành tập thể gắn bó, mang tính giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh.

– Phối hợp với GVBM chủ động thu thập thông tin quy định nền nếp học tập của các môn học, biên soạn thành văn bản chính thức quy định cho lớp. Ban hành đến CMHS để có sự hợp tác trong giáo dục văn hóa cho HS.

– Lập các tổ, nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến, Nhóm khá giỏi giúp đỡ cho các em học trung bình yếu.

5. Về các mặt giáo dục toàn diện khác:

5.1 Về lao động, hướng nghiệp:

a.Nội dung:

– Hướng nghiệp khối 9, Chủ đề 4: Tìm hiểu thông tin về một số nghề ở địa phương; Chủ đề 7: Hệ thống giáo dục THCN và đào tạo nghề của trung ương và địa phương; Chủ đề 8: Các hướng đi sau khi TN THCS. Các chủ đề này được bố trí học riêng. Các chủ đề còn lại được tích hợp vào các chủ điểm tháng 9 và tháng 3 hàng năm.

b. Chỉ tiêu:

– 100% tham gia các buổi lao động do trường, lớp và Đội tổ chức. Có đầy đủ dụng cụ, lao động với tinh thần tự giác, tích cực.

– 100 % tham gia học tập tích cực các nội dung hướng nghiệp, coi đây như một môn học chính khóa.

c. Biện pháp:

– Theo dõi kế hoạch lao động hàng tuần, hàng tháng của Ban lao động để kịp thời dặn dò, phân công, trực tiếp theo dõi học sinh trong các buổi lao động để tìm hiểu thêm về tâm lý và tính cách của học sinh, giáo dục học sinh.

– Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: GVCN nhắc nhở học sinh chuẩn bị tốt nội dung GDNGLL, phối hợp với Tổng phụ trách Đội tổ chức hoạt động GDNGLL hiệu quả theo chủ đề từng tháng.

– Nhắc nhở học sinh học hướng nghiệp theo lịch.

5.2. Công tác phối hợp với Ban đại diện CMHS:

a. Nội dung:

– Điều tra, họp Ban đại diện CMHS lớp, bầu chọn thường trực Ban đại diện CMHS.

– Triển khai kế hoạch hoạt động trong năm học của Ban đại diện CMHS lớp.

– Xây dựng kế hoạch huy động quỹ khuyến học; quỹ vì bạn nghèo, quỹ hoạt động của lớp.

b. Chỉ tiêu:

– 100% học sinh tham gia đóng góp quỹ CMHS; quỹ lớp và các loại quỹ khác ( Đền ơn đáp nghĩa, áo lụa tặng bà, vòng tay bè bạn…)

– 100% CMHS tham gia ủng hộ các cuộc vận động để thực hiện tốt vào dịp ngày Tết, ngày lễ kỷ niệm trong năm (20/11, 22/12, Tết Nguyên đán, 8/3, 26/3, …)

c. Biện pháp:

– Kiện toàn bộ máy Ban đại diện CMHS lớp và thường trực Ban đại diện CMHS; kết hợp với Ban đại diện CMHS lớp xây dựng chương trình hoạt động trong năm học 20… – 20….

– Phối hợp với Ban đại diện CMHS lớp phát động phong trào lập quỹ khuyến học để động viên học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó học tập của lớp.

– Tăng cường phối hợp với gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Đầu tư tích cực cho các hoạt động, phong trào đạt kết quả tốt.

– Sử dụng phiếu liên lạc có hiệu quả, đảm bảo thông tin thông suốt, chặt chẽ đến CMHS, hàng tháng, cuối học kì thông báo kết quả học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh cho gia đình biết, thuồng xuyên liên hệ, trao đổi vowid gia đình học sinh qua hệ thóng điện thoại di động.

Tham khảo thêm:   Toán lớp 5: Phép nhân trang 161 Giải Toán lớp 5 trang 161, 162

– Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát huy nguồn lực của CMHS, các nhà hảo tâm góp phần tăng cường CSVC phục vụ giảng dạy của GV và học tập của HS.

– Hàng tháng GVCN tổng hợp tình hình lớp, phối với TPT Đội, với Hội đồng thi đua, lãnh đạo nhà trường trong việc xét kỉ luật học sinh. Những trường hợp học sinh nghỉ học dài ngày GVCN phải tìm hiểu và nắm rõ lí do, trường hợp học sinh có ý định bỏ học, GVCN phải nắm rõ nguyên nhân, tìm mọi cách vận động để học sinh trở lại trường; sau khi đã tích cực vận động mà học sinh vẫn bỏ học thì phải có ý kiến của cha mẹ học sinh, có biên bản vận động, có ghi nhận của phụ huynh và ý kiến chấp nhận của nhà trường.

5.3. Công tác Đoàn, Hội, Đội TNTP Hồ Chí Minh:

a. Nội dung:

– Tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Học tập và theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, tổ chức thực hiện tích hợp giảng dạy nội dung đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường.

– Tiếp tục thực hiện Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, chú trọng thực hiện các giải pháp nhằm phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh nhau mang tính chất bạo lực ở trong và ngoài nhà trường học; tăng cường công tác kỹ năng sống, văn hoá truyền thống, các hoạt động văn hoá, thể thao và công tác y tế trường học.

– Tổ chức, quản lí hoạt động học sinh lớp đúng điều lệ Đội và các văn bản hướng dẫn của cấp trên. Xây dựng kế hoạch hoạt động phù hợp với nhu cầu chính đáng của học sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và kế hoạch của nhà trường, phù hợp tình hình địa phương và chỉ đạo của các cấp bộ đoàn, tổng phụ trách đội.

b. Chỉ tiêu:

– Chi đội mạnh

– 25/28 Đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp trường

– 15/28Đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp huyện

– 06 / 28 đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ cấp tỉnh.

– 100% hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên.

c. Biện pháp:

– Thực hiện đầy đủ kế hoạch chủ nhiệm được lãnh đạo nhà trường phê duyệt. Có tinh thần phối hợp với Hội đồng thi đua khen thưởng, với Đoàn, Đội trong việc tổ chức thi đua và quản lý giáo dục học sinh.

– Xây dựng đội ngũ cán bộ BCH Chi Đội, triển khai, tổ chức tập huấn kỹ năng Đội, nghi thức Đội và các bài hát tập thể về Đội của các tác giả tâm huyết như Phong Nhã, Hoàng Hiệp, Văn Cao, …

– Phối hợp với ban công tác học sinh trong việc giáo dục động cơ, thái độ, ý thức học tập, rèn luyện, đồng thời nắm bắt tình hình học sinh thực hiện ATGT, tham gia phòng chống tệ nạn ma túy, phòng chống tội phạm, phòng chống HIV/AIDS, phòng chống trò chơi trực tuyến trong giờ học…..

5.4. Phong trào Thể dục – Thể thao:

a. Nội dung:

– Giáo dục cho các em biết tự ý thức rèn luyện và rèn luyện tốt môn thể dục trong nhà trường. Coi đây là một môn học quan trọng như các môn học khác.

– Giúp các em biết học thể dục, rèn luyện thể thao sẽ giúp cho con người có thêm sức khỏe, cống hiến nhiều cho gia đình, nhà trường và xã hội.

b. Chỉ tiêu:

– 100% tham gia các phong trào TDTT do nhà trường, đoàn thể phát động và có giải.

– 100% học tập tốt môn thể dục trong nhà trường, chấp hành tốt nội quy lớp học.

c. Biện pháp:

Phối hợp chặt chẽ với chuyên môn trường với ban thể dục thể thao, có kế hoạch triển khai, nhắc nhở, đôn đốc kịp thời để các em học và luyện tập tốt.

5.5 Phong trào Văn nghệ, Văn thơ, Hội họa:

a.Nội dung:

– Giáo dục cho các em biết học môn âm nhạc cũng là một cách bồi dưỡng tâm hồn, làm cho con người vui vẻ, học tập các môn khác tốt hơn.

– Rèn luyện kĩ năng ca hát, tập cho các em tự tin trước đám đông.

– Dạy cho các em biết văn, thơ, hội họa cũng là cách tìm ra cái cái đẹp, hiểu và trân trọng cái đẹp.

b. Chỉ tiêu:

– 100% tham gia đầy đủ các phong trào do nhà trường tổ chức và có giải.

– 100% tích cực văn nghệ 15 phút đầu giờ, tạo không khí phấn khởi trong buổi học

c. Biện pháp:

– Phối hợp với đoàn, đội tìm những bài hát có nội dung hay, hợp lí cho các em tập luyện.

– Phối hợp với GVBM, nhắc nhở, giáo dục thái độ học tập bộ môn….

5.6. Công ủng hộ, từ thiện

a. Nội dung:

– Lập danh sách học sinh nghèo, cận nghèo; học sinh diện mồ côi, học sinh không nơi nương tựa ở với ông bà, chú bác …., học sinh mắc các chứng bệnh hiểm nghèo(nhiễm phóng xạ, nhiễm DIOXIN, khuyết tật, …)

– Huy động các nguồn lực quyên góp, giúp đỡ.

b. Chỉ tiêu

– Tất cả HS trong các diện trên được lập danh sách gởi nhà trường, các cấp các ngành để xem xét, xin hỗ trợ.

c. Biện pháp:

Điều tra thông tin chi tiết đối tượng học sinh không may gặp cảnh khó khăn; tham mưu với lãnh đạo trường, đề xuất các phương án giúp đỡ. Vận động PHHS, các nhà hảo tâm tài trợ, ủng hộ vật chất, tinh thần. Vận động lực lượng học sinh của lớp, của trường, lực lượng CBCC của trường bằng các hành động cụ thể nhằm xoa dịu nỗi khó khăn của HS.

III. BIỆN PHÁP CHUNG

– Kết hợp với đoàn đội, nhà trường thực hiện kế hoạch.

– Trao đổi thảo luận với tập thể lớp bàn kế hoạch và biện pháp thực hiện kế hoạch.

– Phối hợp với gia đình học sinh để kịp thời giáo dục, nhắc nhở học sinh.

– Cố vấn tích cực cho học sinh xây dựng tập thể lớp thành tập thể gắn bó, mang tính giáo dục toàn diện, phát huy khả năng tự giác, tự quản của học sinh.

– Tăng cường truy bài, kiểm 15 phút đầu giờ. Hướng dẫn HS cách tự học, tự nghiên cứu.

– Tổ chức những giờ thảo luận về phương pháp học tập, trao đổi kinh nghiệm của mỗi cá nhân học sinh.

– Biểu dương, khen thưởng những học sinh có thành tích tốt.

– GVCN phối hợp chặt chẽ với GVBM, đoàn đội, gia đình theo dõi, nhắc nhở kịp thời số HS có biểu hiện chay lười trong học tập và các hoạt động khác.

IV. NHỮNG CHUYÊN ĐỀ ĐI SÂU ĐỂ RÚT KINH NGHIỆM

– Cách thức tự quản lớp.

– Một số biện pháp kích thích học sinh tham gia các hoạt động của lớp của trường.

– Xây dựng phong trào tập thể học tập

V. ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH

……………………………………………………………

………………………………….…………………………

VI. KẾ HOẠCH TỪNG THÁNG (Từ tháng 8 năm trước đến tháng 5 năm sau):

KẾ HOẠCH THÁNG 8/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm:Chào mừng năm học mới.

– Thông báo: Tập trung học sinh

– Lao động vệ sinh trường lớp.

– Văn nghệ chào mừng năm học mới “Vui ngày tựu trường”.

– Khảo sát chất lượng đầu năm.

– Tổ chức cho HS trồng cây, hoa sân trường.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Thông báo: Tập trung học sinh.

– Tập trung HS triển khai kế hoạch năm học.

BGH nhà trường kết hợp với GVCN.

Tuần 2

– Lao động vệ sinh trường lớp.

– HS nhận lớp, nhận GVCN, biên chế lớp.

GVCN kết hợp cùng HS thực hiện.

Tuần 3

– Lao động vệ sinh trường lớp.

– HS học nội qui học sinh, triển khai qui chế xếp loại học lực, hạnh kiểm của HS.

– Tổ chức cho HS trồng cây, hoa sân trường.

– GVCN kết hợp cùng HS.

– GVCN thực hiện theo kế hoạch

– GVBM thực hiện.

– GVCN+HS+TPT đội.

KẾ HOẠCH THÁNG 9/20…

1.Nội dung trọng tâm:Chủ điểm:Truyền thống nhà trường.

– Thảo luận nội qui, vai trò,vị trí, nhiệm vụ của người học sinh cấp THCS.

– Tổ chức đội ngũ cán bộ lớp.

– Nghe giới thiệu về truyền thống của nhà trường.

– Tập hát các bài hát theo qui định.

– Tổ chức trung thu cho các em học sinh.

– Hướng nghiệp.

– Tổ chức bồi dưỡng học sinh văn hay chữ tốt, máy tính bỏ túi và các môn văn hóa.

– Dạy – Học các chủ đề tự chọn.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Tổ chức, kiện toàn đội ngũ cán bộ lớp.

– Nghe giới thiệu về truyền thống nhà trường.

– Khảo sát chất lượng đầu năm.

– Khai giảng năm học mới, nghe đọc thư của chủ tịch nước gởi cho HS.

– GVCN thực hiện theo kế hoạch nhà trường.

– GVCN +GVBM và học sinh thực hiện.

Tuần 2

– Thảo luận nội qui, vai trò,vị trí, nhiệm vụ của người học sinh cấp THCS.

– Tập hát các bài hát theo qui định.

GVCN + BCS lớp soạn thảo hệ thống câu hỏi thảo luận, chọn bài hát.

Tuần 3

– Hướng nghiệp

– Tổ chức bồi dưỡng học sinh văn hay chữ tốt, máy tính bỏ túi và các môn văn hóa.

– GVCN + Liên đội.

– GVCN + GVBM

– Động viên HS tham gia các buổi bồi dưỡng.

Tuần 4

– Tổ chức trung thu cho các em học sinh

– Tổ chức bồi dưỡng học sinh văn hay chữ tốt, máy tính bỏ túi và các môn văn hóa.

– GVCN+ TPT + HS

– HS tham gia các buổi bồi dưỡng ở trường.

– GVBM + HS

KẾ HOẠCH THÁNG 10/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Chăm ngoan học giỏi.

– Nghe giới thiệu thư của Bác Hồ; Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.

– Trao đổi kinh nghiệm học tập;Thi văn nghệ giữa các tổ.

– Hướng nghiệp; Dạy học các chủ đề tự chọn; Phụ đạo học sinh yếu.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hay chữ tốt, máy tính bỏ túi, các môn văn hóa.

– Đưa hoc sinh dự thi văn hay chữ tốt vòng huyện, vòng tỉnh.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng nhận thức bản thân.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Nghe giới thiệu thư của Bác Hồ.

– Lễ giao ước thi đua giữa các tổ, cá nhân.

– Trao đổi kinh nghiệm học tập.

GVCN soạn thảo nội dung và kế hoạch,BGH trường duyệt.

Tuần 2

– Thi văn nghệ giữa các tổ.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi văn hay chữ tốt, máy tính bỏ túi, các môn văn hóa.

– Dạy học các chủ đề tự chọn.

– HS thực hiện.

– HS tham gia các buổi bồi dưỡng ở trường.

– GVBM + HS.

Tuần 3

– Dạy học các chủ đề tự chọn.

– Củng cố nề nếp sinh hoạt, tự quản lớp

– GVBM + HS.

– GVCN và HS thực hiện.

Tuần 4

– Hướng nghiệp.

– Phụ đạo học sinh yếu.

– Đưa HS dự thi văn hay chữ tốt vòng tỉnh.

– Phụ đạo học sinh yếu.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng nhận thức bản thân.

– GVCN hướng dẫn HS học tập theo kế hoạch của nhà trường.

– BGH trường+ HS.

– GVBM+ HS theo lịch.

– GVCN+GVBM+TPTđội.

( Nếu có)

KẾ HOẠCH THÁNG 11/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Tôn sư trọng đạo.

– Lễ đăng kí “tháng học tốt, tuần học tốt”.

– Trao đổi tâm tình,ca hát mừng ngày 20.11;Thảo luận chủ đề “tình nghĩa Thầy- Trò”.

– Phát động phong trào thi đua học tốt, các phong trào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

– Sơ kết phong trào thi đua.

– Phụ đạo học sinh yếu.

– Bồi dưỡng học sinh máy tính bỏ túi, các môn văn hóa.

– Đưa học sinh dự thi MTBT vòng huyện – Đưa học sinh dự thi MTBT vòng tỉnh

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Phát triển sự tự trọng

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Phát động phong trào thi đua học tốt, các phong trào mừng ngày nhà giáo Việt Nam.

– Lễ đăng kí “tháng học tốt, tuần học tốt”.

– TPT đội + GVCN triển khai kế hoạch hoạt động.

– GVCN tổ chức HS đăng kí.

Tuần 2

– Trao đổi tâm tình,ca hát mừng ngày 20.11.

– Thảo luận chủ đề “tình nghĩa Thầy- Trò”.

– Đưa HS dự thi MTBT vòng huyện,tỉnh

GVCN soạn nội dung sinh hoạt, BGH kí duyệt.

– BGH nhà trường+HS

Tuần 3

– Tổ chức sân chơi vui học khối 9,

– Sơ kết phong trào thi đua.

– Bồi dưỡng HS: MTBT, các môn văn hóa.

– BGH+GVCN+HS.

– TPT đội tổng hợp.

– GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

( Nếu có)

Tuần 4

– Bồi dưỡng HS: MTBT, các môn văn hóa.

– Phụ đạo HS yếu.

– Phụ đạo học sinh yếu.

– Giáo dục kỹ năng sống: P.triển sự tự trọng.

– GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

– GVBM thực hiện theo kế hoạch của nhà trường.

KẾ HOẠCH THÁNG 12/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Uống nước nhớ nguồn.

– Hội vui học tập.Tìm hiểu truyền thống cách mạng của địa phương.

– Nghe nói chuyện về ngày 22.12. giao lưu với Bộ đội biên phòng, cựu chiến binh.

– Vui văn nghệ, thi vẽ tranh Anh bộ đội Cụ Hồ, thi kể chuyện lịch sử.

– Giúp đỡ gia đình có công với cách mạng.

– Hướng nghiệp; Bồi dưỡng HS giỏi các môn văn hóa; Dạy các chủ đề tự chọn.

– Phát động phong trào: Chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22.12.

– Sơ kết phong trào thi đua.

– Phụ đạo học sinh yếu.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề kỹ năng thấu cảm.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Hội vui học tập.

– Tìm hiểu truyền thống c/m của địa phương.

GVCN + TPT + HS thực hiện theo kế hoạch chung.

Tuần 2

– Thăm hỏi gia đình có công với cách mạng.

– Hướng nghiệp; Dạy các chủ đề tự chọn.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa.

– Phát động phong trào: Chào mừng ngày thành lập QĐND Việt Nam 22.12.

– GVCN+TPT+HS.

– GVBM + HS dạy – học theo kế hoạch.

– Thực hiện theo kế hoạch của TPT.

Tuần 3

– Bồi dưỡng học sinh giỏi các môn văn hóa.

– Củng cố các mặt hoạt động của lớp

GVBM + HS dạy – học theo kế hoạch của trường.

Tuần 4

– Nghe nói chuyện về ngày 22.12, giao lưu với bộ đội biên phòng, cựu chiến binh.

– Vui văn nghệ, thi vẽ tranh Anh bộ đội Cụ Hồ, thi kể chuyện lịch sử.

– Sơ kết phong trào thi đua;Phụ đạo HS yếu.

– Giáo dục kỹ năng sống: Kỹ năng thấu cảm.

– GVCN+BGH trường tổ chức trong ngày 22- 12.

– GVCN tập luyện cho HS

TPT + GVCN

Tham khảo thêm:   Tự đọc sách báo về họ hàng, làng xóm Tiếng Việt lớp 4 Cánh diều tập 1 Bài 7

KẾ HOẠCH THÁNG 01/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Mừng đảng – mừng xuân.

  • Trình bày kết quả sưu tầm về ca dao và nét đẹp truyền thống quê hương.
  • Sinh hoạt vă nghệ: Mừng Đảng – Mừng Xuân.

– Tổ chức cho học sinh trồng cây lưu niệm mùa xuân “Trường xanh, sạch, đẹp”

– Tổ chức sân chơi vui học khối 8

– Hướng nghiệp; Dạy các chủ đề tự chọn; Phụ đạo học sinh yếu.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi khối 9 và bồi dưỡng học sinh dự nguồn khối 6,7,8.

– Đưa học sinh dự thi học sinh giỏi vòng huyện

– Sơ kết học kì I. Khen thưởng học sinh.

– Thảo luận biện pháp thực hiện kế hoạch học kì II

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng kiên cường.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp / Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Trình bày kết quả sưu tầm về ca dao và nét đẹp truyền thống quê hương; Sinh hoạt văn nghệ: Mừng Đảng – Mừng Xuân.

– Tổ chức cho HS trồng cây lưu niệm mùa xuân “Trường xanh, sạch, đẹp”.

GVCN soạn nội dung sinh hoạt, kết hợp cùng TPT đội,ban lao động tổ chức.

Tuần 2

– Hướng nghiệp

– Bồi dưỡng HS giỏi khối 9

– BGH+GVBM+HS th.gia

– GVBM+HS thực hiện theo kế hoạch của trường.

Tuần 3

– Đưa HS dự thi HS giỏi các môn văn hóa vòng huyện.

– Phụ đạo học sinh yếu.

– BGH + HS thực hiện.

– GVCN+GVBM+HS thực hiện.

Tuần 4

– Phụ đạo học sinh yếu.

– Sơ kết học kì I. Khen thưởng HS.

– Thảo luận b.pháp thực hiện kế hoạch hk II.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng kiên cường.

– GVBM+HS thực hiện.

– GVCN nhắc HS tham gia

– GVCN soạn kế hoạch hoạt động, BGH kí duyệt.

KẾ HOẠCH THÁNG 02/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Mừng Đảng – Mừng xuân.

– Trình bày kết quả sưu tầm về tục ngữ và nét đẹp truyền thống quê hương.

– Tìm hiểu: gương sáng Đảng viên ở quê hương, những nét đổi thay của quê hương.

– Phụ đạo học sinh yếu; Hướng nghiệp; Dạy các chủ đề tự chọn.

– Bồi dưỡng HS giỏi dự nguồn, HS giỏi vòng tỉnh.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng tư duy phê phán.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Trình bày kết quả sưu tầm về tục ngữ và nét đẹp truyền thống quê hương.

– Tìm hiểu về lịch sử Đảng, gương Đảng viên ở quê hương.

– GVCN hướng dẫn và nhắc nhở HS tham gia theo kế hoạch của trường.

Tuần 2

– Tìm hiểu những nét đổi thay của quê hương.

– Hướng nghiệp.

– Thực hiện giờ HĐNGLL

– GVBM+HS thực hiện.

Tuần 3

– Củng cố nề nếp lớp, phát động phong trào thi đua chào mừng 22- 12.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng tư duy phê phán.

– GVBM+HS thực hiện theo kế hoạch.

– HS thực hiện trong giờ HĐNGLL.

Tuần 4

– Bồi dưỡng HSG dự nguồn,HSG vòng tỉnh.

– Phụ đạo học sinh yếu.

GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

KẾ HOẠCH THÁNG 03/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Tiến bước lên đoàn.

– Ca hát về Mẹ, Thầy, Cô giáo.

– Nghe giới thiệu về ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 08.03 và ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26.03.

– Tìm hiểu về gương các Anh, Chị Đoàn viên tiêu biểu.

– Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM.

– Tổ chức sân chơi vui học khối 7.

– Thảo luận kế hoạch hội trại 26.03.

– Hướng nghiệp;Dạy học các chủ đề tự chọn; Phụ đạo học sinh yếu.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi dự nguồn.

– Bồi dưỡng học sinh giỏi vòng tỉnh, Đưa học sinh dự thi học sinh giỏi vòng tỉnh.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Ca hát về mẹ, thầy, cô giáo.

– Nghe giới thiệu về ý nghĩa ngày Quốc tế phụ nữ 08.03 và ngày thành lập Đoàn TNCS HCM 26.03.

– Phát động phong trào thi đua chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS HCM.

GVCN kết hợp cùng với TPT đội triển khai các phong trào đến HS, lên kế hoạch thực hiện.

Tuần 2

– Tìm hiểu về gương các anh, chị đoàn viên tiêu biểu. Rèn luyện theo gương sáng Đoàn viên.

– Thảo luận kế hoạch hoạt động phong trào 26.03.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định.

GVCN kết hợp cùng với TPT đội triển khai các phong trào đến HS, lên kế hoạch thực hiện.

Tuần 3

– Hướng nghiệp

– Bồi dưỡng HSG dự nguồn; Phụ đạo HS yếu.

GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

Tuần 4

– Bồi dưỡng HSG dự nguồn, phụ đạo HS yếu.

– Bồi dưỡng HSG vòng tỉnh, chuẩn bị đưa HS dự thi HSG vòng tỉnh.

GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

KẾ HOẠCH THÁNG 04/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Hòa bình, hữu nghị.

– Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước; về tổ chức UNECO.

– Văn nghệ ca ngợi vẽ đẹp quê hương, đất nước và mừng chiến thắng 30.04

– Bồi dưỡng HSG dự nguồn; Hướng nghiệp; Dạy học tự chọn; Phụ đạo HS yếu.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng giải quyết xung đột.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Thi tìm hiểu về cuộc sống của thiếu nhi các nước.

– Tìm hiểu về tổ chức UNESCO.

– Văn nghệ ca ngợi vẽ đẹp quê hương, đất nước và mừng chiến thắng 30.04.

– GVCN kết hợp thực hiện trong giờ HĐNGLL.

– Theo kế hoạch của TPT.

– GVCN thực hiện tiết SH cuối tuần

Tuần 2

– Củng cố nề nếp lớp, đôn đốc việc học tập, rèn luyện đạo đức tác phong.

– Bồi dưỡng HSG dự nguồn; Phụ đạo HS yếu.

– GVCN đôn đốc nhắc nhở, phối hợp với giáo viên bộ môn, đoàn thể nhà trường.

– GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

Tuần 3

– Bồi dưỡng HSG dự nguồn; Phụ đạo HS yếu.

GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

Tuần 4

– Hướng nghiệp.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng giải quyết xung đột.

GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

KẾ HOẠCH THÁNG 05/20…

1.Nội dung trọng tâm: Chủ điểm: Bác Hồ kính yêu.

– Sưu tầm những mẫu chuyện về Bác Hồ,ca hát về Bác Hồ. Mừng ngày 19.05.

– Thảo luận chủ dề “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ”.

– Hướng nghiệp, phụ đạo HS yếu.

– Đối chiếu các chỉ tiêu cuối năm, tổng kết năm học, khen thưởng học sinh cuối năm

– Lễ bàn giao học sinh cho địa phương; Rút kinh nghiệm cho năm sau.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng kiên định.

2.Triển khai thực hiện:

Thời gian

Nội dung công việc

Biện pháp/Phân công

Điều chỉnh

Tuần 1

– Củng cố nề nếp sinh hoạt lớp, tính tự quản, duy trì sỉ số, tăng cường kiểm tra việc học tập của học sinh.

– Kiểm tra việc soạn đề cương, nhắc nhở, hướng dẫn khắc phục hạn chế.

– GVCN theo kế hoạch tổ chức cho HS tham gia.

Tuần 2

– Sưu tầm những mẫu chuyện về Bác Hồ.

– Ca hát về Bác Hồ. Mừng ngày 19.05.

– Thảo luận chủ dề “Bác Hồ với thiếu nhi, thiếu nhi với Bác Hồ”.

GVCN kết hợp sinh hoạt trong giờ HĐNGLL, vừa có sự giao lưu với các nước khác.

Tuần 3

– Hướng dẫn học sinh đối chiếu các loại hồ sơ cá nhân phục vụ công tác xét tốt nghiệp.

– Bồi dưỡng HSG, phụ HS yếu.

GVCN, GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

Tuần 4

Đối chiếu các chỉ tiêu cuối năm, tổng kết năm học, khen thưởng HS cuối năm.

– Lễ bàn giao học sinh cho địa phương.

– Rút kinh nghiệm cho năm sau.

– Giáo dục kỹ năng sống: Chủ đề Kỹ năng kiên định

– GVCN,GVBM + HS thực hiện theo kế hoạch.

– Thực hiện trong giờ HĐNGLL.

VII.KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HÈ 20…:

( Thực hiện theo kế hoạch nhà trường – nếu có )

Chủ điểm: Hè vui, khỏe và bổ ích:

– Hoạt động vui chơi giải trí tại cộng đồng.

– Hoạt động bóng đá, cầu lông

– Hoạt động văn nghệ.

– Hoạt động nhân đạo, từ thiện.

– Hoạt động xã hội khác, tham gia câu lạc bộ “Hướng nghiệp, dạy nghề”.

.……… ngày …. tháng năm 20…..

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Kế hoạch chủ nhiệm lớp theo tháng ở THCS

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
– – – – – – – –
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– – – – – – – – – o0o- – – – – – – – –

….., ngày …tháng…năm 20…

KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP CHỦ NHIỆM

1. Đặc điểm

– Sĩ số: …………. – Nữ: …..HS (…%) – Nam: … HS (….%)

– Đoàn viên/Đội viên: …/…..

– Lưu ban:

Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt Họ tên HS Ghi chú
Con liệt sĩ
Con thương binh
Học sinh khuyết tật (ghi rõ tình trạng khuyết tật vào cột ghi chú)
Gia đình khó khăn (ghi rõ hoàn cảnh vào cột ghi chú)
Có vấn đề về sức khỏe (ghi rõ bệnh vào cột ghi chú)

Học sinh cần đặc biệt quan tâm (ghi rõ biểu hiện vào cột ghi chú)

2. Phân tích tình hình lớp:

(Ghi rõ những thuận lợi, khó khăn về: chất lượng học sinh, đội ngũ cán bộ lớp, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, sự hỗ trợ của CMHS…, trình độ học sinh, hoàn cảnh học sinh, học sinh có cá tính…..)

* Thuận lợi:

– Cán bộ lớp chủ động, biết sắp xếp và hoàn thành công việc đúng thời hạn, có hiệu quả

– Giáo viên tâm huyết, bám sát tình hình học sinh

– CMHS nhiệt tình ủng hộ các hoạt động của lớp, trường, quan tâm đến các con

* Khó khăn:

– Một số phụ huynh chưa hợp tác với giáo viên trong việc đôn đốc và dạy bảo con, còn nuông chiều, chưa nghiêm khắc với những khuyết điểm của con

– Chất lượng học sinh không đồng đều, nhiều học sinh trung bình, tiếp thu bài chậm, chưa tập trung, hay quên

– Học sinh có cá tính:

+.………..: mải chơi, thích ăn diện, hay đánh son phấn, giao lưu rộng với các bạn lớp khác và các anh chị lớp lớn

+ ……………: Từ trường quốc tế chuyển vào, vẫn chưa bắt kịp với không khí học tập của lớp, bất hợp tác với giáo viên, không tham gia hoạt động nhóm với các bạn

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

….…………………………………………………………………………………………..

3. Kết quả năm học trước:

+ Học lực:

Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %

+ Hạnh kiểm:

Sĩ số Tốt Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %

III. ĐĂNG KÍ THI ĐUA NĂM HỌC 20…- 20….

1. Danh hiệu tập thể lớp:

….………………………………………………………………………………………

2. Kết quả giáo dục học sinh:

– Học lực:

+ Học lực:

Sĩ số Giỏi Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %

+ Hạnh kiểm:

Sĩ số Tốt Khá TB Yếu Kém
SL % SL % SL % SL % SL %

– Số lượng học sinh đạt HSG cấp Quận:

– Số lượng học sinh đạt HSG cấp TP:

– Số lượng học sinh đạt giải các cuộc thi khác:

– Thi vào 10 (dành cho K9):

+ Điểm TB môn Văn: ………… Điểm TB môn Toán: ………………

3. Công trình măng non: (vệ sinh hành lang, lớp học; chăm sóc bồn cây; hỗ trợ công tác phòng thí nghiệm; hỗ trợ sắp xếp sách tại phòng thư viện …)

– Vệ sinh hành lang, lớp học; sắp xếp sách tại phòng thư viện

4. Hoạt động sáng tạo: GVCN lựa chọn 1 hoạt động có tính sáng tạo (có thể thực hiện trong và ngoài trường). Ghi rõ tên hoạt động và mô tả sơ qua về ý tưởng cho hoạt động đó.

– Chuyên đề: “Giáo dục giới tính và chăm sóc sức khỏe vị thành niên”: kết hợp với phòng tâm lý tuổi hồng tổ chức cho học sinh trao đổi, thảo luận.

IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH HÀNG THÁNG: GVCN căn cứ vào kế hoạch hoạt động của nhà trường, Đội TNTP Hồ Chí Minh và tình hình lớp để ây dựng kế hoạch tháng.

Tháng/ năm

Kế hoạch

Nội dung thực hiện

8/20…..

Ổn định tổ chức lớp

Kiểm tra danh sách, số lượng học sinh năm học mới

Phân công nhiệm vụ đội ngũ cán bộ lớp, ban chỉ huy chi Đội

Thông báo thời khóa biểu

Thống kê số học sinh có hoàn cảnh đặc biệt cần quan tâm theo dõi

Triển khai dạy nội quy nhà trường

Tổ chức giảng dạy nội quy nhà trường

Yêu cầu học sinh kí cam kết thực hiên nội quy nhà trường

Thảo luận quy định riêng của lớp về xử lý vi phạm nội quy

Triển khai dạy truyền thống nhà trường

Tổ chức cho học sinh tham quan phòng truyền thống

Thông báo kết quả của trường trong năm học 20…..- 20…..

Dạy học sinh biết tự hào về truyền thống nhà trường

9/20…..

Khai giảng năm học mới

Tham gia các hoạt động của nhà trường

Ổn định nề nếp, học tập, kỉ luật

Phân công cán sự bộ môn theo dõi tình hình học tập, có kế hoạch giúp đỡ học sinh yếu kém

Họp CMHS

Thông báo tình hình lớp năm học 20…..- 20…..

Đề ra phương hướng hoạt động năm học

Tổ chức vui Tết trung thu

Kết hợp với ban đại diện CMHS

Hướng ứng tháng ATGT

Giáo dục học sinh có ý thức thực hiện nghiêm túc luật lệ ATGT, kí cam kết

10/20…..

Tổ chức cho HS đi tham quan

Theo kế hoạch của nhà trường

Tổ chức chuyên đề

Thảo luận chủ đề: “Làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác dạy”

Sơ kết giữa kì

Gửi điểm, thông báo HK cho CMHS và lấy ý kiến phản hồi

11/20…..

Kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tham gia các hoạt động: văn nghệ, làm báo tường…

Sinh hoạt theo chủ đề: “Tôn sư trọng đạo”

Đăng kí “Tháng học tốt, tuần học tốt”

12/20…..

Ôn tập và kiểm tra HKI

Hướng dẫn HS làm đề cương và ôn tập

Sơ kết HKI

Họp CMHS, Thông báo kết quả học lực, hạnh kiểm HKI

Sơ kết trên lớp: Tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt HSG, HSTT, hs chịu khó vươn lên trong học tập, cán bộ lớp…

SH theo chủ đề: “Uống nước nhớ nguồn”

Thi tìm hiểu truyền thống cách mạng ở địa phương

1/20…..

Ổn định nề nếp, học tập đầu HKII

Dựa và kết quả HKI để có kế hoạch và điều chỉnh hợp lý

Nghỉ Tết

Học sinh ký cam kết nghỉ Tết

SH theo chủ đề: “Mừng Đảng mừng xuân”

Thi tìm hiểu về truyền thống vẻ vang của Đảng, viết vẽ ca ngợi công ơn của Đảng, vẻ đẹp của quê hương đất nước

2/20…..

Ổn định nề nếp, học tập của học sinh sau nghỉ Tết

Đôn đốc học sinh thực hiện nếp chuyên cần

Tăng cường kiểm tra việc học bài, làm bài ở nhà

Thực hiện trường học “Xanh – Sạch – Đẹp”

Tổng vệ sinh lớp học, hành lang…

3/20…..

Sơ kết giữa kì

Gửi điểm, thông báo HK cho CMHS và lấy ý kiến phản hồi

Hưởng ứng tháng Thanh niên

Tổ chức diễn đàn: “Tiến bước lên Đoàn”

4/20…..

SH theo chủ đề kỉ niệm ngày 30/4

Văn nghệ chào mừng ngày 30/4, hội vui học tập

Ôn tập kiểm tra HKII

Kết hợp với GVBM, có kể hoạch bổ trợ kiến thức cho hs yếu kém

5/20…..

Thi học kì

Giáo dục học sinh ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử

Đôn đốc, kiểm tra việc làm đề cương và học bài của học sinh

Tổng kết năm học

Họp CMHS: thông báo kết quả rèn luyện Học lực, hạnh kiểm

Phương hướng hoạt động hè 20…..

Liên hoan, tổng kết, trao thưởng cho học sinh

Tham khảo thêm:   Đảng cộng sản Việt Nam ra đời Sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

VII. KIẾN NGHỊ – ĐỀ XUẤT:

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………….

.……… ngày …. tháng năm 20…..

GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM

Kế hoạch chủ nhiệm THCS

PHÒNG GD&ĐT…
Trường….
– – – – – – – –
Số:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
– – – – – – – – – o0o- – – – – – – – –

….., ngày …tháng…năm 20…

KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM

Năm học: 20…. – 20….

PHẦN I – CÁC VĂN BẢN CHỈ ĐẠO

Thực hiện Chỉ thị số 800/CT-BGDĐT ngày 24/8/20…. của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 20…. – 20…. ứng phó với dịch Covid – 19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; Thông tư 09/20…./TT-BGDĐT ngày 30/3/20…. của Bộ GDĐT quy định về quản lý và dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên;

Thực hiện Quyết định số 1014/QĐ-UBND ngày 12/8/20…. của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 20…. – 20…. của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên tỉnh Bắc Ninh;

Thực hiện Công văn số 1249/SGDĐT-GDTrH&TX ngày 26/8/20…. của Sở GDĐT; Công văn số 223/PGDĐT-THCS ngày 30/8/20…. của Phòng GDĐT về việc thực hiện một số nhiệm vụ đầu năm học 20…. – 20….;

Thực hiện Công văn 4040/BGDĐT- GDTrH ngày 16/9/20…. hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp THCS, THPT năm học 20….-20…. ứng phó với dịch Covid-19; Công văn số 241/PGDĐT-THCS ngày 22/9/20…. của Phòng GD&ĐT huyện Tiên Du về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục cấp THCS ứng phó với dịch Covid- 19 năm học 20….- 20….;
Thực hiện Công văn số 264/PGDĐT-KH ngày 06/10/20…. của Phòng GDĐT về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 20…. – 20….;
Căn cứ kết quả công tác chủ nhiệm của nhà trường năm học 2020 – 20….;

Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo năm học 20…. – 20…. của trường THCS Hiên Vân.

PHẦN II : KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2020 – 20…..

KẾ HOẠCH, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 20…. – 20…..

I/ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM HỌC 2020 – 20…..

1. Duy trì sỹ số:

+ Đầu năm: ………… h/s

+ Cuối năm: ……. h/s

+ Bỏ học: 0

2. Chất lượng giáo dục toàn diện:

* Xếp loại hạnh kiểm.

Tổng số HS

Hạnh kiểm

Tốt

Khá

TB

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

* Xếp loại học lực.

T.số HS Học lực
Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %

* Kết quả các cuộc thi:

+……. đồng chí đạt giáo viên dạy giỏi cấp trường.

+…….. đồng chí đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện.

+ ………. đ/c đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp tỉnh ( bảo lưu ).

Thi thể dục thể thao CBGV:

+ Đạt giải ba đôi nam nữ cầu lông giáo viên cấp huyện.

Thi thể dục thể thao học sinh:

+ Cấp tỉnh: Đạt huy chương vàng Karatedo.

+ Cấp huyện: Giải nhì Cờ vua

Kết quả thi học sinh giỏi cấp huyện: Đạt 40 giải, trong đó có 6 giải nhất, 10 giải nhì, 12 giải ba và 12 giải khuyến khích ( xếp thứ 2 trên toàn huyện ).

Thi thể dục thể thao học sinh:

+ Đạt 1 huy chương vàng Karatedo cấp tỉnh, đạt 1 giải nhì cờ vua học sinh cấp huyện.

Đạt giải nhì cuộc thi “ Tài trí đội viên ” cấp huyện.

– Kết quả học sinh thi vào lớp 10 các trường THPT công lập đạt 100 % xếp thứ 1 toàn huyện. ĐTB 3 môn thi Toán, Văn, Anh là 5,91 ; trong đó ĐTB môn Văn là 6,15 xếp thứ nhất toàn huyện ; ĐTB môn Toán là 7,16.

– Nhà trường kết hợp với hội PHHS tổ chức thành công cuộc thi “ trang trí lớp đẹp ” chào mừng ngày NGVN 20/11. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khoá: Văn nghệ, TDTT …

II/ KẾ HOẠCH – NHIỆM VỤ CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM NĂM 20…. – 20…..

1 – Tình hình chung:

A – Thuận lợi:

Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm đã lựa chọn là những giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao và có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm.

Cán bộ quản lý gương mẫu, luôn tạo điều kiện để GVCN hoàn thành nhiệm vụ, phụ huynh học sinh ủng hộ và quan tâm đến phong trào của trường.

Đoàn viên giáo viên nhà trường bao gồm những thành viên tích cực, sáng tạo, linh hoạt, nhiệt tình trong việc tổ chức các hoạt động.

Tổng phụ trách rất nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm, làm việc có tính khoa học và hiệu quả.

B – Khó khăn:

– Một số gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập và tu dưỡng của các em học sinh.

– Một số em học sinh chưa có ý thức tu dưỡng và rèn luyện.

– Kinh phí cho các hoạt động còn rất hạn chế.

2 – Những nhiệm vụ cụ thể:

2.1 – Xây dựng đội ngũ:

– Giúp cho đội ngũ GVCN nhận thức được nhiệm vụ quan trọng của công tác chủ nhiệm mà kế hoạch nhà trường đề ra.

– Xây dựng ý thức trách nhiệm tự vươn lên, thái độ đúng mực vì sự tiến bộ của học sinh thân yêu.

– Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch mà đã được giao trong hội nghị CBCC.

2.2 – Xây dựng các điều kiện:

– Xây dựng kế hoạch hợp lý, có tính khả thi cao.

– Tổ chức tốt các đợt thi đua. Xây dựng các nội dung thi đua phong phú. Có biểu điểm cụ thể cho từng nội dung thi đua.

– Sử dụng và phát huy có hiệu quả các bảng hoa điểm tốt.

– Tổng hợp thi đua hàng tháng, thông báo tại văn phòng và trên bảng tin thi đua.

– Tổ chức sơ kết, tổng kết các đợt thi đua.

– Đẩy mạnh hoạt động của đội Cờ đỏ.

– Kiện toàn đội ngũ ban chỉ huy chi đội, liên đội, phân công nhiệm vụ và tổ chức các hoạt động thường xuyên.

– Chất lượng giáo dục toàn diện:

Sĩ số

Xếp loại

Tốt (Giỏi)

Khá

Trung bình

Yếu

Hạnh kiểm

Học lực

2.4 – Kết quả các cuộc thi của Học sinh:

– Học sinh giỏi cấp huyện:

+ Số giải: ….. (Trong đó: 3 giải Nhất; 8 giải Nhì; 15 giải Ba; 9 giải KK ).

+ Xếp thứ: …….

– Tốt nghiệp THCS: …………………………..

– Thi vào lớp 10 THPT:

+ Tỷ lệ đỗ vào 10 công lập: ……………..; Xếp thứ: ……….

+ Điểm bình quân: ………….. Xếp thứ……………..

Môn thi

Điểm BQ

Xếp thứ

Ngữ văn

Toán

Tiếng Anh

ĐTB 3 môn

– Giải TDTT học sinh; số lượng 6 giải, xếp thứ: 6 toàn huyện

– Thi “ Hùng biện tiếng Anh” cấp huyện: 1 giải

– Thi tin học trẻ cấp huyện: 1 giải ba

– Thi “ Khoa học kỹ thuật” làm theo cụm: Tổ KHTN chịu trách nhiệm

III/ BIỆN PHÁP:

1- Tổ chức các hình thức thi đua.

– Đội cờ đỏ theo dõi nề nếp.

– Sổ ghi đầu bài dùng để theo dõi kết quả học tập của học sinh.

– Các hiện tượng vị phạm sẽ bị trừ điểm theo đúng quy định (đã được thống nhất).

Tổ chức thành 4 đợt thi đua:

+ Đợt 1: từ 06/9 – 20/11.

+ Đợt 2: từ 20/11 – 22/12.

+ Đợt 3: từ 3/2 – 23/5.

+ Đợt 4: từ 01/6 – 25/8.

2- Đánh giá xếp loại GVCN:

– Kết quả thi đua của lớp chủ nhiệm là căn cứ để xếp loại giáo viên chủ nhiệm cuối kỳ, cuối năm.

3- Động viên, khen thưởng:

a Khen thưởng giáo viên:

– Sau mỗi đợt thi đua đều có tuyên dương, khen thưởng và phê bình. Theo nghị quyết của hội nghị CBCC.

– GVCN giỏi cấp Tỉnh: 200.000đ/ GV

– GVCN giỏi cấp Huyện: 150.000đ/GV

b/ Khen thưởng cho học sinh:

Tập thể:

* Cuối năm học:

+ Lớp Tiên tiến xuất sắc 2 lớp: 100.000đ/ lớp.

+ Lớp Tiên tiến 2 lớp: 80.000đ/ lớp.

+ Lớp Khá 3 lớp: 50.000đ/ lớp.

* Các đợt thi đua: Giải tập thể

+ Giải nhất: 100.000đ. + Giải ba: 50.000đ.

+ Giải nhì: 80.000đ. + Giải KK: 30.000đ.

Cá nhân:

+ HS có giải trong các kỳ thi HSG, TDTT các cấp:

– Cấp Tỉnh:

Nhất: 100.000đ; Nhì: 80.000đ; Ba: 60.000đ; KK: 40.000đ.

– Cấp Huyện:

Nhất: 80.000đ; Nhì: 60.000đ; Ba: 40.000đ; KK: 30.000đ.

Danh hiệu thi đua cuối năm học:

HSG: Tặng 1 giấy khen và thưởng 3 quyển vở

HSTT: Thưởng 1 giấy khen và 2 quyển vở

PHẦN III – KẾ HOẠCH CỤ THỂ HÀNG THÁNG

Năm học: 20…. – 20….

Tháng/

Năm

Nội dung công việc

Biện pháp

Kết quả

8/20….

9/20….

– Thực hiện tốt công tác vệ sinh trường lớp.

– Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.

– Ổn định nề nếp dạy và học.

– Ổn định tổ chức, kiện toàn tổ chức lớp, chi đội.

– Học tập nội quy nề nếp, các quy định của nhà trường.

– Điều tra khảo sát chuẩn bị và xây dựng kế hoạch.

– Thống nhất chỉ tiêu kế hoạch năm, bàn biện pháp thực hiện kế hoạch.

– Họp phụ huynh, triển khai các khoản thu theo quy định (Lần 1).

– Đại hội chi đội.

– Phối hợp vơí nhà trường trang trí lớp học

– Nhận bàn giao tài sản cho lớp, có biện pháp bảo vệ giữ gìn.

– Triển khai việc phục vụ nước uống cho HS.

– Chọn đội tuyển cờ vua, đá cầu. Tiến hành luyện tập.

– Quyết toán một số khoản thu ( BHYT, BHTT)

Đôn đốc, KT

Tăng cường KT

Tăng cường KT

Học tập

Học tập

Kiểm tra, KS, B/c

Họp Tổ CN

Họp BTĐ

Triển khai họp

Thu theo qđ

Tổ chức ĐH

TPT + GVCN

Làm biên bản bàn giao

Thi tuyển luyện tập.

10/20….

– Hoàn thành các loại hồ sơ lớp

– Đại hội liên đội.

– Bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh các khối lớp.

– Phát động thi đua đợt 1.

– Chăm sóc các công trình măng non

– Thi giữa học kỳ I: Toán, Văn, Anh

– Thi đá cầu, cờ vua cấp huyện

Mua TL

Chuẩn bị chu đáo

Đôn đốc, KT

Tăng cường KT

11/20….

– Tổ chức thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

+ Thi đua giành nhiều hoa điểm tốt

+ Thi văn nghệ

+ Thi đá cầu

– Quyết toán một số khoản thu học kỳ I

– Chú trọng giáo dục học sinh về nề nếp .

– Tổng kết thi đua đợt 1, phát động thi đua đợt 2.

– GVCN làm sổ LL giữa kì I.

– Bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh các khối lớp.

– Chăm sóc các công trình măng non

Phát động thi đua

Y/c GVCN, T.Quỹ b/c

Tăng cường KT

Đôn đốc, KT

Tập hợp, ghi sổ

12/20….

– Ôn tập, chuẩn bị và tổ chức tốt thi kỳ I.

– Phụ đạo, bồi dưỡng HS.

– Dự các cuộc thi TDTT của tỉnh (cờ vua, đá cầu).

– Xem lại cách tính điểm, đánh giá, xếp loại học sinh.

– Học tập phẩm chất, tác phong Anh bộ đội cụ Hồ.

– Hưởng ứng ngày quốc tế phòng chống HIV, ma tuý.

– Chuẩn bị tốt các tư liệu cho sơ kết kỳ I.

– Chăm sóc các công trình măng non

Lên KH, kiểm tra.

Theo lịch

Phân công GV

Triển khai theo VB

Tuyên truyền

Tuyên truyền

Làm mẫu biểu, tổng hợp

01/20….

– Sơ kết thi đua các lớp.

– Ổn định nề nếp dạy và học.

– Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh.

– Kiểm tra sổ điểm học kỳ I.

– Họp PHHS lần 2, Ghi sổ liên lạc.

– Chăm sóc các công trình măng non.

Tổng hợp

Tăng cường KT

Lên lịch, KT

KT, rút KN

Chuẩn bị ND.

Lên lịch, KT

02/20….

– Học sinh ký cam kết với Công an xã

– Thực hiện tốt trực Tết. Duy trì nề nếp trước và sau Tết Nguyên đán.

– Bồi dưỡng, phụ đạo học sinh.

– Chăm sóc các công trình măng non

– Ổn định nề nếp dạy và học.

Lên lịch, kiểm tra.

Lên Lịch

X/D ND, t/c

Lên KH dạy, dự.

3/20….

– Phát động thi đua đợt 3, thi đua chào mừng ngày 08/3 và 26/3

– Tổ chức kỷ niệm ngày 08/3 và 26/3.

– Thi giữa học kỳ II.

– Thi văn nghệ, TDTT chào mừng ngày 26/3.

– GVCN làm sổ liên lạc giữa học kỳ II.

– Học tập và kết nạp đoàn viên

– Chăm sóc các công trình măng non

– Ổn định nề nếp dạy và học.

– Quyết toán một số khoản thu HKII .

– Thi học sinh giỏi cấp huyện năm học 20…. – 20…..

Lên KH

TPT Tổ chức

BT Đoàn tổ chức.

TPT

4/20….

– Ôn tập và kiểm tra cuối năm.

– Chăm sóc các công trình măng non

– Ổn định nề nếp dạy và học.

– Xem lại quy chế cho điểm, xếp loại học sinh.

GV tiến hành

K. tra đôn đốc.

Học tập theo VB

5/20….

– Ổn định nề nếp dạy và học.

– Kiểm tra chất lượng cuối HKII.

– Làm hồ sơ học sinh.

– Họp PHHS cuối năm.

– Chuẩn bị cho tổng kết năm học.

– Tổng kết năm học 20…. – 20….

– Ghi học bạ, hoàn chỉnh hồ sơ học sinh.

– Xét TN THCS

– Bàn giao học sinh cho địa phương trong thời gian hè.

– Khối 9 ôn thi vào lớp 10

CM chỉ đạo

XD ND, tổ chức họp.

Tập hợp ND.

Theo KH PGD

TPT + GVCN +

Đoàn xã.

CM XD KH

6/20….

– Kiểm tra cơ sở vật chất

– Khối 9 thi vào lớp 10 THPT

– Khối 6, 7, 8 nghỉ hè

– Phân công các lớp khối 6,7,8 lao động vào sáng thứ 2, thứ 5 hàng tuần các tháng 6,7,8.

Theo lịch

CM XD KH

TPT lên lịch

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Kế hoạch chủ nhiệm lớp bậc THCS năm 2023 – 2024 3 Mẫu kế hoạch chủ nhiệm THCS của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *