Bạn đang xem bài viết ✅ Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS Tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS giúp thầy cô tham khảo để biết cách xây dựng ma trận, bảng đặc tả đề kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn theo đúng quy định mới nhất.

Tài liệu chia ra 2 phần, phần 1 là những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá, còn phần 2 hướng dẫn rất chi tiết cách xây dựng ma trận, bảng đặc tả môn Ngữ văn học kì 1, giữa học kì 1, giữa học kì 2, học kì 2 cho lớp 6, 7, 8 và 9. Mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:

Phần I. Những vấn đề chung về kiểm tra đánh giá

1. Ma trận đề kiểm tra

a. Khái niệm ma trận đề kiểm tra

  • Ma trận đề kiểm tra là bản thiết kế đề kiểm tra chứa đựng những thông tin về cấu trúc cơ bản của đề kiểm tra như: thời lượng, số câu hỏi, dạng thức câu hỏi; lĩnh vực kiến thức, cấp độ năng lực của từng câu hỏi, thuộc tính các câu hỏi ở từng vị trí…
  • Một ma trận đề kiểm tra cho phép tạo ra nhiều đề kiểm tra có chất lượng tương đương.
  • Có nhiều phiên bản Ma trận đề kiểm tra. Mức độ chi tiết của các ma trận này phụ thuộc vào mục đích và đối tượng sử dụng.

b. Cấu trúc một bảng ma trận đề kiểm tra

Cấu trúc 1 bảng ma trận đề kiểm tra gồm các thông tin như sau:

Tên Bảng ma trận – Ký hiệu (nếu cần)

– Cấu trúc từng phần (Prompt Attributes)

+ Cấu trúc và tỷ trọng từng phần

+ Các câu hỏi trong đề kiểm tra (items)

  • Dạng thức câu hỏi
  • Lĩnh vực kiến thức
  • Cấp độ/thang năng lực đánh giá
  • Thời gian làm dự kiến của từng câu hỏi
  • Vị trí câu hỏi trong đề kiểm tra

– Các thông tin hỗ trợ khác

c. Thông tin cơ bản của ma trận đề kiểm tra:

  • Mục tiêu đánh giá (objectives)
  • Lĩnh vực, phạm vi kiến thức (Content)
  • hời lượng (cả đề kiểm tra, từng phần kiểm tra)
  • Tổng số câu hỏi
  • Phân bố câu hỏi theo lĩnh vực, phạm vi kiến thức, mức độ khó, mục tiêu đánh giá.
  • Các lưu ý khác…
Tham khảo thêm:  

d. Ví dụ minh họa mẫu ma trận đề kiểm tra

Ma trận đề kiểm tra

2. Bản đặc tả đề kiểm tra

a. Khái niệm bản đặc tả

Bản đặc tả đề kiểm tra (trong tiếng Anh gọi là test specification hay test blueprint) là một bản mô tả chi tiết, có vai trò như một hướng dẫn để viết một đề kiểm tra hoàn chỉnh. Bản đặc tả đề kiểm tra cung cấp thông tin về cấu trúc đề kiểm tra, hình thức câu hỏi, số lượng câu hỏi ở mỗi loại, và phân bố câu hỏi trên mỗi mục tiêu đánh giá.

Bản đặc tả đề kiểm tra giúp nâng cao độ giá trị của hoạt động đánh giá, giúp xây dựng đề kiểm tra đánh giá đúng những mục tiêu dạy học dự định được đánh giá. Nó cũng giúp đảm bảo sự đồng nhất giữa các đề kiểm tra dùng để phục vụ cùng một mục đích đánh giá. Bên cạnh lợi ích đối với hoạt động kiểm tra đánh giá, bản đặc tả đề kiểm tra có tác dụng giúp cho hoạt động học tập trở nên rõ ràng, có mục đích, có tổ chức và có thể kiểm soát được. Người học có thể sử dụng để chủ động đánh giá việc học và tự chấm điểm sản phẩm học tập của mình. Còn người dạy có thể áp dụng để triển khai hướng dẫn các nhiệm vụ, kiểm tra và đánh giá. Bên cạnh đó, nó cũng giúp các nhà quản lý giáo dục kiểm soát chất lượng giáo dục của đơn vị mình.

b. Cấu trúc bản đặc tả đề kiểm tra

Một bản đặc tả đề kiểm tra cần chỉ rõ mục đích của bài kiểm tra, những mục tiêu dạy học mà bài kiểm tra sẽ đánh giá, ma trận phân bố câu hỏi theo nội dung dạy học và mục tiêu dạy học, cụ thể như sau:

(i) Mục đích của đề kiểm tra

Phần này cần trình bày rõ đề kiểm tra sẽ được sử dụng phục vụ mục đích gì. Các mục đích sử dụng của đề kiểm tra có thể bao gồm (1 hoặc nhiều hơn 1 mục đích):

  • Cung cấp thông tin mô tả trình độ, năng lực của người học tại thời điểm đánh giá.
  • Dự đoán sự phát triển, sự thành công của người học trong tương lai.
  • Nhận biết sự khác biệt giữa người học với người học.
  • Đánh giá việc thực hiện mục tiêu giáo dục, dạy học.
  • Đánh giá kết quả học tập (hay việc làm chủ kiến thức, kỹ năng) của người học so với mục tiêu giáo dục, dạy học đã đề ra.
  • Chẩn đoán điểm mạnh, điểm tồn tại của người học để có hoạt động giáo dục, dạy học phù hợp.
  • Đánh giá trình độ, năng lực của người học tại thời điểm bắt đầu và kết thúc một khóa học để đo lường sự tiến bộ của người học hay hiệu quả của khóa học.
Tham khảo thêm:   15+ cách phối đồ style Hàn Quốc cho bạn gái thêm phong cách, xinh như hot girl

(ii) Hệ mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá

  • Phần này trình bày chi tiết mục tiêu dạy học: những kiến thức và năng lực mà người học cần chiếm lĩnh và sẽ được yêu cầu thể hiện thông qua bài kiểm tra. Những tiêu chí để xác định các cấp độ đạt được của người học đối với từng mục tiêu dạy học.
  • Có thể sử dụng các thang năng lực để xác định mục tiêu dạy học/ tiêu chí đánh giá, chẳng hạn thang năng lực nhận thức của Bloom…

(iii) Bảng đặc tả đề kiểm tra

  • Đây là một bảng có cấu trúc hai chiều, với một chiều là các chủ đề kiến thức và một chiều là các cấp độ năng lực mà người học sẽ được đánh giá thông qua đề kiểm tra. Với mỗi chủ đề kiến thức, tại một cấp độ năng lực, căn cứ mục tiêu dạy học, người dạy đưa ra một tỷ trọng cho phù hợp.

(iv). Cấu trúc đề kiểm tra

  • Phần này mô tả chi tiết các hình thức câu hỏi sẽ sử dụng trong đề kiểm tra; phân bố thời gian và điểm số cho từng câu hỏi.

…..

Phần II. Hướng dẫn xây dựng ma trận và bảng đặc tả môn Ngữ văn

1. Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ/CUỐI KÌ

LỚP 6

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)..

Truyện đồng thoại, truyện ngắn

Hồi kí hoặc du kí

Thơ và thơ lục bát

Văn nghị luận

Văn bản thông tin

2

Viết

Kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích.

Viết bài văn tả cảnh sinh hoạt

Trình bày ý kiến về một hiện tượng mà xã hội mình quan tâm

Thuyết minh thuật lại một sự kiện.

Tổng

Tỉ lệ %

Tỉ lệ chung

LỚP 7

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện ngụ ngôn

Truyện ngắn

Truyện khoa học viễn tưởng

Thơ (thơ bốn chữ, năm chữ)

Tùy bút, tản văn

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

2

Viết

Viết văn bản kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

Viết văn bản biểu cảm về con người hoặc sự việc.

Viết văn bản thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động.

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.

Viết văn bản phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học (Yêu cầu tác phẩm ngoài sách giáo khoa)

Tổng

Tỉ lệ %

Tỉ lệ chung

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 9: Đoạn văn suy nghĩ về sự lười biếng (8 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 9 hay nhất

LỚP 8

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1.

Đọc hiểu

Truyện (Truyện cười, truyện ngắn, truyện lịch sử).

Thơ (Thơ trào phúng, thơ Đường luật).

Hài kịch

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

2

Viết

Viết bài văn kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội để lại cho bản thân nhiều suy nghĩ và tình cảm sâu sắc

Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống.

Viết văn bản phân tích một tác phẩm văn học (yêu cầu lựa chọn văn bản ngoài sách giáo khoa và học sinh chưa từng được học).

Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên.

Viết văn bản thuyết minh giới thiệu một cuốn sách.

Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề trong đời sống.

Tổng

Tỉ lệ %

Tỉ lệ chung

LỚP 9

TT

Kĩ năng

Đơn vị kiến thức / kĩ năng

Mức độ nhận thức

Tổng

% điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Đọc hiểu

Truyện truyền kì, truyện trinh thám.

Truyện thơ Nôm

Thơ song thất lục bát, thơ tám chữ.

Bi kịch

Văn bản nghị luận

Văn bản thông tin

2

Viết

Viết một truyện kể sáng tạo / mô phỏng một truyện đã đọc.

Viết bài văn nghị luận xã hội

Viết bài văn nghị luận văn học.

Viết văn bản thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay một di tích lịch sử.

Tổng

Tỉ lệ %

Tỉ lệ chung

* Chú thích: Kĩ năng viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ sẽ được thể hiện ở Hướng dẫn chấm.

2. Giới thiệu bảng mô tả của cấp học

…..

>> Tải file để tham khảo trọn bộ tài liệu hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hướng dẫn xây dựng ma trận đề kiểm tra môn Ngữ văn THCS Tập huấn xây dựng ma trận, đặc tả đề kiểm tra định kì của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *