Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ đầy đủ từ A-Z tại Wikihoc.com bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Khi xây dựng nhà ở, chủ sở hữu phải thực hiện thủ tục hoàn công. Đây là một thủ tục pháp lý để đảm bảo quyền sở hữu của chủ nhà. Vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để hoàn thành thủ tục hoàn công nhanh chóng và thành công.
Hoàn công nhà ở là gì?
Hoàn công hay hoàn công xây dựng là một thủ tục hành chính trong các hoạt động xây dựng công trình nhà cửa để xác nhận sự kiện ở các bên đầu tư rằng thi công đã hoàn thành công trình xây dựng sau khi được cấp phép xây dựng, đồng thời thực hiện xong xuôi việc thi công có nghiệm thu, hoàn thành công trình xây dựng.
Thủ tục hoàn công nhà ở 2021
Bao gồm có 2 giai đoạn chính đó là chuẩn bị hồ sơ hoàn công và thực hiện nộp hồ sơ xin hoàn công. Cùng tìm hiểu rõ hơn về 2 bước này trong thủ tục hoàn công nhà ở 2021 nhé!
Chuẩn bị hồ sơ hoàn công nhà ở riêng lẻ
Đây là bước đầu tiên rất quan trọng để hoàn thành thủ tục hoàn công. Thông thường ở bước này, giấy tờ trong khâu này có phần rắc rối nên thay vì tự mình xử lý thì bạn có thể nhờ các công ty xây dựng uy tín có địa chỉ gần nhà để nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chi phí sẽ mất tầm khoảng 3-5 triệu đồng.
– 1 bản vẽ kiến trúc nhà theo hiện trạng
– 1 bản vẽ hiện trạng sơ của sơ đồ nhà, đất
– 1 bản nghiệm thu công trình
Ngoài ra thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm những bản photo của CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn và hồ sơ pháp lý của nhà hoàn công như thông báo cấp số nhà, thông báo nộp thuế trước bạ, giấy phép xây dựng,…
Sau cùng thì bạn soạn đơn đăng ký biến động theo mẫu 09 tại Phòng đô thị (thường bán tại các UBND quận, huyện hay các tiệm photo kế bên UBND) là kết thúc bước đầu tiên của thủ tục hoàn công.
Nộp hồ sơ hoàn công
Giai đoạn này bao gồm nhiều bước, hãy theo dõi và làm theo đúng trình tự để hoàn thành thủ tục thành công.
Bước 1: Chủ sở hữu nộp hồ sơ theo mục A tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND các quận, huyện.
– Nếu hồ sơ có sai sót hoặc bị thiếu, Bộ phận tiếp nhận sau khi kiểm tra sẽ trả lại hồ sơ và yêu cầu bổ sung qua hướng dẫn chi tiết.
– Khi đã đủ hồ sơ thì sẽ được tiếp nhận, ghi biên nhận, hẹn phúc đáp và trao trả lại hồ sơ.
Bước 2: Thụ lý hồ sơ ở Phòng Quản lý đô thị quận, huyện
– Một vài cán bộ Phòng Quản lý đô thị sẽ được cử đi kiểm tra, xác minh xem việc xây dựng có phù hợp hay không.
– Sau khi kiểm tra xong, cán bộ và chủ sở hữu ký vào biên bản kiểm tra.
– Nếu hồ sơ hợp lệ thì Phòng Quản lý đô thị sẽ tự động báo cáo, trình lên Cấp lãnh đạo để chờ phê duyệt.
– Phê duyệt xong thì Phòng Quản lý đô thị lập Phiếu chuyển Chi cục Thuế quận – huyện để xác định nghĩa vụ tài chính cho chủ sở hữu.
Bước 3: Bộ phận văn thư của Văn phòng UBND sẽ trình lên chủ tịch UBND quận/huyện và ký giấy chứng nhận, chuyển tiếp lên Tổ tiếp nhận để trả hồ sơ cho chủ sở hữu.
Bước 4: Chủ sở hữu tiếp nhận Phiếu chuyển để nộp thuế quận, huyện và một số loại chi phí khác.
Bước 5: Hoàn thành xong tất cả nghĩa vụ tài chính, chủ sở hữu cầm biên lai nộp thuế đến Văn phòng UBND quận, huyện và nhận lại Giấy chứng nhận đã cập nhật phần nhà ở trên đất tại Văn phòng.
Hoàn công nhà khi không phải là người đứng tên xin cấp phép xây dựng
Theo khoản 3, Điều 66, Luật Nhà ở 2005 đã quy định rõ ràng về hồ sơ nhà ở nộp cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:
Đối với nhà ở tại đô thị được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Hồ sơ nhà ở bao gồm các nội dung bắt buộc như tên, địa chỉ chủ nhà, 1 trong các giấy tờ quy định trong Điều 15 của Luật này; tên và địa chỉ tư vấn, đơn vị thi công nếu có, bản vẽ thi công hoặc sơ đồ nhà ở, đất ở nếu có, hồ sơ hoàn công xây dựng.
Đối với nhà ở tại nông thôn được tạo lập kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành
Do đó, kể từ ngày 1/7/2006 là khi Luật nhà ở có hiệu lực thì nhà ở phải có chứng nhận quyền sở hữu, là điều kiện tiên quyết để được các bên thực hiện mọi giao dịch về nhà ở. Nếu có nhà sau ngày 1/7/2006, chủ cũ bắt buộc phải thực hiện thủ tục hoàn công, hoàn tất các thủ tục về sở hữu nhà trước khi bán lại cho ai đó khác. Khi ấy, chủ sau mới có cơ sở pháp lý để được công nhận quyền pháp lý với nhà ở.
Nhà chưa hoàn công có vay ngân hàng được không?
Nếu bạn đã xin được giấy phép xây dựng của chính quyền và xây dựng đúng với bản vẽ thi công thì vẫn có thể vay được vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải tất cả ngân hàng đều như vậy và có một số ngân hàng không cho vay nhà chưa hoàn công. Vì vậy, bạn cần lưu ý tìm hiểu và hỏi nhân viên về thủ tục cho vay vốn xây nhà của ngân hàng đó nhé!
Vậy đó là tất cả những thông tin về thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ đầy đủ từ A-Z mà Wikihoc.com đã hướng dẫn. Hy vọng những thông tin được cung cấp ở trên sẽ giúp ích đến các bạn.
Có thể bạn quan tâm
>> Thủ tục hành chính là gì?
>> Thủ tục tách khẩu là gì? Hướng dẫn quy trình làm thủ tục tách khẩu
>> Chi tiết thủ tục công chứng mua bán đất
Wikihoc.com
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn thủ tục hoàn công nhà ở riêng lẻ đầy đủ từ A-Z tại Wikihoc.com bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.