Bạn đang xem bài viết Hướng dẫn làm thủ tục đổi tên khai sinh mới nhất 2022 tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Không có nhiều người hiểu rõ về các thủ tục, hồ sơ đổi tên trong giấy khai sinh mặc dù đây là quyền của công dân, được pháp luật cho phép. Vì vậy nếu bạn cũng chưa nắm kỹ những thông tin liên quan tới quy trình này, hãy theo dõi tiếp bài viết nhé.

Điều kiện thay đổi tên, họ khai sinh

Trường hợp được thay đổi họ

Theo Điều 27 Bộ luật Dân sự có quy định 08 trường hợp mà cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi họ:

  • Thay đổi họ cho con đẻ từ họ của cha đẻ sang họ của mẹ đẻ hoặc ngược lại
  • Thay đổi họ cho con nuôi từ họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ sang họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi.
  • Khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ cho người đó theo họ của cha đẻ hoặc mẹ đẻ.
  • Thay đổi họ cho con theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc của con khi xác định cha, mẹ cho con.
  • Thay đổi họ của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
  • Thay đổi họ theo họ của vợ, họ của chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại họ trước khi thay đổi.
  • Thay đổi họ của con khi cha, mẹ thay đổi họ.
  • Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Dù đổi họ, tên là quyền công dân được pháp luật công nhận, song không phải ai cũng được phép đổi họ, tên của mìnhDù đổi họ, tên là quyền công dân được pháp luật công nhận, song không phải ai cũng được phép đổi họ, tên của mình

Trường hợp được thay đổi tên

Còn theo Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong 07 trường hợp sau:

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 7 Unit 11: Từ vựng Travelling in the future - Kết nối tri thức với cuộc sống

  • Theo yêu cầu của người có tên mà việc sử dụng tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.
  • Theo yêu cầu của cha nuôi, mẹ nuôi về việc thay đổi tên cho con nuôi hoặc khi người con nuôi thôi làm con nuôi và người này hoặc cha đẻ, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại tên mà cha đẻ, mẹ đẻ đã đặt.
  • Theo yêu cầu của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc người con khi xác định cha, mẹ cho con.
  • Thay đổi tên của người bị lưu lạc đã tìm ra nguồn gốc huyết thống của mình.
  • Thay đổi tên của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài để phù hợp với pháp luật của nước mà vợ, chồng người nước ngoài là công dân hoặc lấy lại tên trước khi thay đổi.
  • Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính.
  • Trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định.

Về trường hợp khác do pháp luật về hộ tịch quy định thì theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 04/2020/TT-BTP, việc cải chính hộ tịch (thay đổi họ, tên) được giải quyết sau khi xác định có sai sót khi đăng ký hộ tịch (sai sót của người đi đăng ký hộ tịch hoặc sai sót của cơ quan đăng ký hộ tịch). không cải chính nội dung trên giấy tờ hộ tịch đã được cấp hợp lệ nhằm hợp thức hóa thông tin trên hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác.

Tham khảo thêm: Hướng dẫn thủ tục cho nhận con nuôi mới nhất năm 2022

Trường hợp người dưới 18 tuổi

Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, việc thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong Tờ khai; đối với người từ đủ 09 tuổi trở lên thì còn phải có sự đồng ý của người đó.

 Hồ sơ làm thủ tục đổi tên, họ khai sinh

Hồ sơ làm thủ tục đổi tên, họ khai sinhHồ sơ làm thủ tục đổi tên, họ khai sinh

Theo quy định tại Thông tư 15/2015/TT-BTP thì bộ hồ sơ để thay đổi tên gồm có:

Tham khảo thêm:   Vẽ tranh cơ bản cho trẻ Bộ tranh vẽ đẹp nhiều chủ đề cho trẻ

  • Tờ khai đăng ký cải chính hộ tịch.
  • Giấy khai sinh (bản sao được công chứng, chứng thực hợp lệ hoặc bản sao được cấp từ Sổ đăng ký khai sinh).
  • Các giấy tờ khác (nếu cần) như:  Sổ hộ khẩu gia đình hoặc thẻ CCCD gắn chip (thẻ căn cước công dân),…
  • Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.

Hướng dẫn thủ tục đổi tên, họ khai sinh

Căn cứ Điều 28 và Điều 47 Luật Hộ tịch năm 2014, thủ tục thay đổi họ, tên của công dân bao gồm các bước:

Điều kiện thay đổi họ, tên trong giấy khai sinh

Bước 1 Chuẩn bị hồ sơ, điền tờ khai

Người yêu cầu thay đổi họ tên nộp “Tờ khai cải chính hộ tịch” theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Ngoài ra, người đó cũng cần xuất trình bản chính “Giấy khai sinh” của người cần thay đổi họ, tên và các giấy tờ có liên quan để làm căn cứ cho việc thay đổi họ, tên của người đó.

Mẫu tờ khai thay đổi họ tên

Bước 2 Nộp tờ khai tại cơ quan có thẩm quyền

Theo Điều 27 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho người chưa đủ 14 tuổi.

Theo khoản 3 Điều 46 Luật Hộ tịch 2014, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi họ, tên cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước.

Bước 3 Chờ thụ lý hồ sơ

Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ, trong thời hạn 03 ngày, nếu xem xét thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, công chức Tư pháp – Hộ tịch sẽ ghi vào “Sổ hộ tịch”, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào “Sổ hộ tịch” và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã để cấp trích lục cho người yêu cầu. Sau đó, ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào “Giấy khai sinh”.

Tham khảo thêm:   Giáo trình Mạng máy tính

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc. Trường hợp đăng ký thay đổi họ, tên không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Bước 4 Nộp lệ phí và nhận kết quả

Theo Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Do vậy, mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau.

Mỗi tỉnh sẽ có một mức lệ phí thay đổi họ tên khác nhau

Lưu ý khi làm thủ tục đổi tên khai sinh

Lưu ý khi làm thủ tục đổi tên khai sinhLưu ý khi làm thủ tục đổi tên khai sinh

Việc thay đổi họ, tên không làm thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập theo họ, tên cũ.

Sau khi thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh, người thay đổi họ, tên có thể làm lại, điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Điều 6 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định:

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Trên đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về việc thay đổi họ, tên trên giấy khai sinh. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho bạn hoặc những người thân gia đình trong tương lai.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hướng dẫn làm thủ tục đổi tên khai sinh mới nhất 2022 tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *