Trừ số đo thời gian là dạng bài tập toán bé sẽ được học trong chương trình toán lớp 5. Để giúp các bé dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ và chinh phục được dạng bài tập này, nội dung sau đây Wikihoc sẽ phân tích chi tiết nhất.
Các bước giải bài tập cộng số đo thời gian
Đối với dạng toán thực hiện phép tính trừ các số đo thời gian về cơ bản cũng tương tự như giải phép tính trừ số tự nhiên, nhưng sẽ có thêm tiền tố là các đơn vị đo thời gian. Để giải được bài tập này, các em cần thực hiện như sau:
-
Bước 1: Đặt tính rồi tính thẳng hàng các số đo thời gian đã cho và thực hiện phép tính trừ tương tự như phép trừ các số tự nhiên.
-
Bước 2: Sau khi có kết quả, ta phải thêm tiền tố là đơn vị đo thời gian tương ứng.
* Lưu ý: Nếu số đo theo đơn vị nào đó ở số bị trừ nhỏ hơn số đo tương ứng ở số trừ, cần chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn hơn liền kề sang đơn vị bé hơn mới tiến hành giải phép trừ như thông thường.
Ví dụ: Tính
a) 23 phút 25 giây – 15 phút 12 giây;
b) 54 phút 21 giây – 21 phút 34 giây;
c) 22 giờ 15 phút – 12 giờ 35 phút.
Hướng dẫn giải:
Một số bài tập trừ số đo thời gian trong SGK + mở rộng
Sau khi đã nắm được hướng dẫn cách giải phép tính trừ các số đo thời gian, dưới đây là một số bài tập liên quan trong SGK, kèm theo bài tập mở rộng để các em cùng nhau luyện tập.
Bí quyết giúp bé chinh phục toán trừ đơn vị đo thời gian hiệu quả
Để giúp học sinh học hiểu và chinh phục được dạng toán này, dưới đây là một số bí quyết hữu hiệu mà phụ huynh, cũng như các bé có thể tham khảo thêm:
Học toán tiểu học bằng đa phương pháp tích cực cùng Wikihoc Math
Để tạo sự hứng thú hơn khi cho bé học toán hơn, bố mẹ có thể tham khảo ứng dụng Wikihoc Math. Đây là ứng dụng dạy toán song ngữ online dành cho đối tượng trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung bám sát chương trình GDPT mới nhất của Bộ đưa ra để nâng cao năng lực học toán của bé thay vì chỉ truyền thụ kiến thức như thông thường.
Cụ thể, ở đây Wikihoc Math sẽ bám sát hơn 60 chủ đề toán được phân chia theo từng cấp độ từ dễ đến khó, tương ứng với năng lực và độ tuổi của mỗi bé. Tất cả, đều được giảng dạy dưới dạng video, hình ảnh hoạt hoạ ngộ nghĩnh để giúp bé dễ dàng tiếp thu, ghi nhớ tốt hơn.
Kết hợp với đó, Wikihoc Math còn xây dựng hơn 10.000 hoạt động tương tác để bé vừa được học, vừa được chơi. Đây là phương pháp giúp nâng cao năng lực tư duy, tạo sự hứng thú khi bé học toán và tiếp thu kiến thức tốt hơn.
Vậy nên, để hiểu rõ hơn về Wikihoc Math, bố mẹ có thể đăng ký để được tư vấn miễn phí hoặc theo dõi video sau:
Hiểu rõ về bảng đơn vị đo thời gian và cách đổi thời gian chính xác
Để giải được các bài tập phép tính trừ các số đo thời gian, các em phải thực sự hiểu thế nào là đơn vị đo thời gian? Cách quy đổi các đơn vị sao cho hợp lý. Bởi vì không giống như phép tính trừ số tự nhiên thông thường, dạng toán này sẽ có thêm các tiền tố về thời gian, nếu chúng không giống nhau thì việc tính toán cũng sẽ sai kết quả.
Vậy nên, bố mẹ cần hướng dẫn bé hiểu rõ về bảng đơn vị đo thời gian và cách đổi thời gian để đảm bảo con giải bài tập chính xác.
Hướng dẫn bé một số kỹ năng tính nhẩm phép tính trừ
Để giúp bé tính toán phép trừ nhanh chóng hơn, phụ huynh nên tìm hiểu một số cách tính nhẩm đơn giản để hướng dẫn bé. Chẳng hạn như cách đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục. Ví dụ: 36 – 27 = ? các bạn đếm nhẩm 27 đến 30 là 3 đơn vị, từ 30 đến 36 là 6 đơn vị. ==> 36 – 27 = 9
Luyện tập thực hành thường xuyên
“Học đi đôi với hành” luôn là phương pháp bất bại khi học tập hay làm bất kỳ một việc gì. Vậy nên, để giúp bé chinh phục được dạng toán này hay bất kỳ bài tập nào, bố mẹ hãy yêu cầu và khích lệ bé luyện tập thường xuyên hơn. Từ việc làm bài tập được giao trên lớp, bài tập toán trong SGK, sách bài tập, tìm hiểu thêm nhiều kiến thức mới trên internet, ứng dụng toán trong thực tế, trò chơi…
Kết luận
Với những kiến thức chia sẻ về cách chinh phục bài tập trừ số đo thời gian chi tiết. Hy vọng dựa vào những thông tin trên sẽ giúp phụ huynh có thêm thông tin để hỗ trợ bé học tập và giải bài tập liên quan đạt kết quả tốt nhất nhé.