Bạn đang xem bài viết ✅ Học phí Trường Đại học Phenikaa Đại học Phenikaa tuyển sinh ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Trường đại học Phenikaa còn có tên gọi là Trường Đại học Thành Tây. Đây cũng là trường đại học có hệ thống cơ sở vật chất tối tân hiện đại, nằm trong top những trường có cơ sở vật chất tốt nhất hiện nay.

Đại học Phenikaa có địa chỉ tại đường Nguyễn Văn Trác, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội. Bên cạnh việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất và chất lượng giáo dục một cách tốt nhất trường cũng hỗ trợ hợp tác với rất nhiều trường Đại học cũng như tập đoàn giáo dục khác, nhằm mở rộng hơn cơ hội học tập và làm việc của sinh viên. Vậy học phí Đại học Phenikaa như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của Wikihoc.com nhé.

I. Thông tin Đại học Phenikaa

  • Địa chỉ: Phường Yên Nghĩa – Quận Hà Đông – Hà Nội
  • Mã trường: PKA
  • Điện thoại: 0242.2180.336 | Hotline: 094.651.1010
  • Email: [email protected]
  • Website: www.phenikaa-uni.edu.vn
  • Trường Đại học Phenikaa công bố thông tin tuyển sinh năm 2022, theo đó Trường tuyển sinh 4942 chỉ tiêu cho 36 ngành/chương trình đào tạo với 05 phương thức xét tuyển.

II. Đại học Phenikaa tuyển sinh

1. Phương thức tuyển sinh

Năm 2022, Trường Đại học Phenikaa công bố 5 phương thức tuyển sinh đại học chính quy. Cụ thể:

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng: 5 – 10% tổng chỉ tiêu;

– Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022: 50 – 60% tổng chỉ tiêu;

– Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT: 20 – 40% tổng chỉ tiêu.

  • Khối ngành Kinh tế – Kinh doanh, Khoa học xã hội;
  • Khối ngành Sức khỏe: áp dụng với ngành Dược học, Điều dưỡng;
  • Khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ: áp dụng với các ngành/chương trình đào tạo thuộc mục A – bảng 2 (trừ ngành/chương trình đào tạo: Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo (Đào tạo song ngữ Việt – Anh), Khoa học máy tính (Đào tạo tài năng), Vật lý tài năng).

– Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT kết hợp với phỏng vấn: 5 – 10% tổng chỉ tiêu.

  • Khối ngành Sức khỏe áp dụng với các ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng, Y khoa (20 – 40% chỉ tiêu mỗi ngành);
  • Khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ: áp dụng với các ngành/chương trình đào tạo: Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo (Đào tạo song ngữ Việt – Anh), Khoa học máy tính (đào tạo tài năng), (20 – 40% chỉ tiêu mỗi ngành).

– Phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội: 5 – 10% tổng chỉ tiêu.

Trong quá trình triển khai, Nhà trường sẽ xem xét và điều chỉnh linh động tỷ lệ chỉ tiêu giữa các phương thức cho phù hợp với tình hình thực tế.

2. Điều kiện xét tuyển

Quy định xét tuyển (không áp dụng đối với phương thức xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022):

  • Điểm xét tuyển dựa vào kết quả học tập của 3 học kỳ (HK) bao gồm HK1 lớp 11, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12.
  • Điểm xét tuyển = Điểm tổ hợp xét tuyển + Điểm ưu tiên khu vực + Điểm đối tượng ưu tiên + Điểm cộng chứng chỉ ngoại ngữ (theo Bảng 1).

Trong đó:

  • Điểm tổ hợp xét tuyển = Điểm TB môn 1+ Điểm TB môn 2 + Điểm TB môn 3.
  • Điểm trung bình (TB) môn 1 = (Điểm TB HK1 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK2 lớp 11 môn 1 + Điểm TB HK1 lớp 12 môn 1)/3.
Tham khảo thêm:   Cúng sao hội mùng 8 Tết 2024: Văn khấn, cách cúng, mâm cúng

3. Các phương thức tuyển sinh

3.1. Xét tuyển thẳng

Điều kiện xét tuyển: thí sinh đủ tiêu chuẩn công nhận tốt nghiệp THPT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời thuộc một trong những trường hợp dưới đây:

3.1.1. Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo

  • Tham dự kỳ thi lựa chọn đội tuyển quốc gia dự cuộc thi Olympic quốc tế được xét tuyển thẳng vào ngành/chương trình đào tạo phù hợp với môn thi của thí sinh;
  • Thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Khoa học kỹ thuật (KHKT) quốc tế được xét tuyển thẳng vào ngành/chương trình đào tạo phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Hội đồng tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa xem xét và quyết định;
  • Đạt giải Nhất/Nhì/Ba kỳ thi Học sinh giỏi (HSG) cấp quốc gia được xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình đào tạo có môn đạt giải nằm trong tổ hợp môn xét tuyển đối với ngành/chương trình đào tạo đăng ký. Riêng thí sinh đạt giải môn Tin học được tuyển thẳng vào tất cả các ngành/chương trình đào tạo.

3.1.2. Xét tuyển thẳng theo Đề án tuyển sinh riêng của Trường Đại học Phenikaa

a. Đối tượng 1: Đạt giải Khuyến khích kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành phố trở lên được xét tuyển thẳng vào các ngành/chương trình đào tạo có môn đạt giải nằm trong tổ hợp xét tuyển đối với ngành học đăng ký. Riêng học sinh đạt giải môn Tin học được tuyển thẳng vào tất cả các ngành/chương trình đào tạo;

b. Đối tượng 2: Học sinh hệ chuyên thuộc các trường THPT chuyên các tỉnh/thành phố hoặc các trường có lớp chuyên do UBND các tỉnh/thành phố công nhận có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 24 điểm trở lên được đăng kí xét tuyển thẳng vào các ngành học có môn chuyên thuộc tổ hợp xét tuyển. Học sinh chuyên môn Tin học đạt điều kiện trên có thể đăng ký xét tuyển thẳng vào tất cả các ngành/chương trình đào tạo;

c. Đối tượng 3: Học sinh không thuộc hệ chuyên có điểm trung bình các môn học 3 học kỳ đạt 8,0 trở lên, đồng thời có điểm trung bình mỗi môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,5 trở lên;

d. Đối tượng 4: Học sinh có 1 trong các chứng chỉ sau đây:

  • Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế (IELTS, TOEFL iBT, PTE Academic, và Cambridge) tương đương IELTS từ 5.5 trở lên (tham khảo đánh giá tương đương trong Bảng 1), đồng thời có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên;
  • Chứng chỉ tiếng Trung Quốc từ HSK4 trở lên, đồng thời có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên được xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc;
  • Chứng chỉ tiếng Hàn Quốc từ TOPIK4 trở lên, đồng thời có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên được xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc;
  • Chứng chỉ tiếng Nhật từ N3 (JLPT) trở lên, đồng thời có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên được xét tuyển thẳng vào ngành Ngôn ngữ Nhật;
  • Chứng chỉ quốc tế A-Level với tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);
  • Có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 hoặc 1450/2400 trở lên;
  • Có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT đạt điểm từ 24/36 trở lên.
  • Lưu ý: Các chứng chỉ quốc tế phải còn thời hạn sử dụng tính đến 30/6/2022.

e. Đối tượng 5: Học sinh các trường THPT liên kết/hợp tác với Trường Đại học Phenikaa thỏa mãn điều kiện sau:

  • Học sinh hệ chuyên thuộc các trường THPT chuyên các tỉnh, thành phố hoặc các trường có lớp chuyên do UBND các tỉnh/thành phố công nhận nằm trong khối liên kết/hợp tác với Trường Đại học Phenikaa có điểm tổ hợp xét tuyển đạt từ 23 điểm trở lên được xét tuyển thẳng vào các ngành học có môn chuyên thuộc tổ hợp xét tuyển;
  • Học sinh không thuộc hệ chuyên nằm trong khối liên kết/hợp tác với Trường Đại học Phenikaa có điểm trung bình các môn học 3 học kỳ đạt 8,0 trở lên, đồng thời điểm trung bình môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,0 trở lên;
Tham khảo thêm:  

f. Đối tượng 6: Học sinh thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, khuyết tật theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và có điểm trung bình các môn 3 học kỳ đạt từ 8,0 trở lên;

g. Đối tượng 7: Có bằng đại học hệ chính quy từ loại Khá trở lên;

h. Đối tượng 8: Người Việt Nam tốt nghiệp THPT ở nước ngoài hoặc các trường quốc tế tại Việt Nam có chứng nhận văn bằng của cơ quan có thẩm quyền;

i. Đối tượng 9: Áp dụng riêng đối với 2 ngành/chương trình đào tạo tài năng

i1) Đối với ngành Vật lý tài năng:

  • Đạt giải trong kỳ thi HSG/Olympic Vật lý, Toán học quốc tế/quốc gia;
  • Đạt giải Nhất/Nhì/Ba kỳ thi HSG Vật lý, Toán học cấp tỉnh/thành phố;
  • Học sinh hệ chuyên thuộc các trường THPT chuyên các tỉnh/thành phố hoặc các trường có lớp chuyên do UBND các tỉnh/thành phố công nhận có điểm trung bình môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,0 trở lên kèm theo phỏng vấn (Nội dung phỏng vấn do HĐTS Nhà trường quy định);
  • Học sinh không thuộc hệ chuyên có điểm trung bình môn học trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,5 trở lên kèm theo phỏng vấn (Nội dung phỏng vấn do HĐTS Nhà trường quy định).

i2) Đối với ngành Khoa học máy tính tài năng:

  • Đạt giải trong kỳ thi HSG/Olympic Toán, Vật lý, Tin học quốc tế, quốc gia;
  • Đạt giải Nhất/Nhì kỳ thi HSG Toán, Vật lý, Tin học cấp tỉnh/thành phố.

Lưu ý chung đối với phương thức xét tuyển thẳng:

  • Tiêu chí xét tuyển:
  • Xét tuyển theo thứ tự các tiêu chí từ cao xuống thấp (từ đối tượng 1 đến 8);
  • Trong mỗi tiêu chí: điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp;

Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau: ưu tiên thí sinh có thứ tự nguyện vọng cao hơn, thời gian nộp hồ sơ sớm hơn;

  • Thí sinh tham gia các đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế; thí sinh đạt giải HSG cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả giải đến hết năm tốt nghiệp THPT (việc sử dụng kết quả bảo lưu này sẽ theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Trường Đại học Phenikaa từng năm);
  • Thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành sức khỏe phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT;
  • Đối với nhóm ngành Ngôn ngữ (Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản) cần thêm điều kiện là điểm trung bình môn Ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật) đạt từ 8,0 trở lên (áp dụng với đối tượng: 1,2,3,5,6);
  • Các đối tượng từ 1 đến 8 không áp dụng đối với 2 ngành/chương trình đào tạo tài năng.

3.2. Phương thức 2: Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022

Điểm xét tuyển là tổng điểm theo tổ hợp 3 môn xét tuyển cộng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cộng điểm chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định của Trường Đại học Phenikaa (Bảng 1);

Đối với khối ngành Sức khỏe phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng của Bộ GD&ĐT.

Tiêu chí xét tuyển: Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp.

3.3. Phương thức 3: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT

Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển: Điểm tổ hợp xét tuyển đạt mức điểm theo quy định như sau:

  • Khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ (áp dụng với các ngành thuộc mục A – bảng 2, trừ ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo (Đào tạo song ngữ Việt – Anh), Khoa học máy tính (đào tạo tài năng), Vật lý tài năng): 21 điểm;
  • Khối ngành Sức khỏe (áp dụng với ngành Dược học, Điều dưỡng). Thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành sức khỏe phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT;
  • Khối ngành Kinh tế – Kinh doanh, Khoa học xã hội: 20 điểm.
Tham khảo thêm:   Mẹo dùng Google Forms nâng cao tốt nhất có thể bạn chưa biết

Đối với nhóm ngành ngôn ngữ (Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Hàn Quốc, Ngôn ngữ Trung Quốc, Ngôn ngữ Nhật Bản) cần thêm điều kiện điểm trung bình môn ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Nhật) đạt từ 6,5 trở lên.

Tiêu chí xét tuyển: Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp. Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng (NV) cao hơn, nộp hồ sơ xét tuyển sớm hơn.

3.4. Phương thức 4: Xét tuyển dựa vào kết quả học tập bậc THPT kết hợp với phỏng vấn

Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển: Điểm tổ hợp xét tuyển đạt mức điểm theo quy định như sau:

  • Khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ (áp dụng với các ngành Kỹ thuật robot và trí tuệ nhân tạo (Đào tạo song ngữ Việt- Anh), Khoa học máy tính (đào tạo tài năng): 21 điểm;
  • Khối ngành Sức khỏe (áp dụng với ngành Kỹ thuật phục hồi chức năng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Y khoa). Thí sinh đăng ký xét tuyển nhóm ngành sức khỏe phải đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định chung của Bộ GD&ĐT.

Tiêu chí xét tuyển: Chấm điểm hồ sơ đánh giá năng lực theo mẫu quy định của Trường Đại học Phenikaa. Điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp. Trường hợp thí sinh có điểm xét tuyển bằng nhau thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng (NV) cao hơn, nộp hồ sơ xét tuyển sớm hơn.

3.5. Điều kiện xét tuyển đối với phương thức 5: Xét tuyển dựa vào kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hoặc kết quả thi đánh giá năng lực (ĐGNL) của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thí sinh xét tuyển dựa vào 1 trong 2 tiêu chí sau:

  • Kết quả thi đánh giá tư duy của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường Đại học Phenikaa quy định.
  • Kết quả thi ĐGNL của Đại học Quốc gia Hà Nội đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng do Trường Đại học Phenikaa quy định.

III. Học phí Đại học PHENIKAA

Học phí năm 2021 của trường Đại học Phenikaa dao động từ 20-88 triệu/năm, cao nhất là ngành Quản trị kinh doanh (Liên kết ĐH Andrews) với 88 triệu/năm. Chi tiết học phí các ngành như sau:

STT Ngành học Học phí (triệu/năm)
1 Ngôn ngữ Anh 20
2 Ngôn ngữ Hàn Quốc 20
3 Ngôn ngữ Trung Quốc 20
4 Quản trị kinh doanh 28
5 Kế toán 28
6 Tài chính – Ngân hàng 28
7 Quản trị nhân lực 28
8 Luật kinh tế 28
9 Công nghệ sinh học 20
10 Khoa học môi trường 20
11 Kỹ thuật hóa học 20
12 Công nghệ vật liệu (Vật liệu tiên tiến và CN Nano) 20
13 Công nghệ vật liệu (Vật liệu thông minh và trí tuệ nhân tạo) 24
14 Khoa học máy tính 32
15 Công nghệ thông tin 27
16 Công nghệ thông tin Việt – Nhật 32
17 Kỹ thuật ô tô 27
18 Kỹ thuật ô tô (Cơ điện tử ô tô) 32
19 Kỹ thuật cơ điện tử 24
20 Kỹ thuật cơ khí 24
21 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 27
22 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Trí tuệ nhân tạo Robot) 32
23 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 24
24 Kỹ thuật y sinh 24
25 Dược học 30
26 Điều dưỡng 20
27 Kỹ thuật Xét nghiệm Y học 24
28 Kỹ thuật Phục hồi chức năng 24
29 Du lịch (Quản trị du lịch) 26
30 Quản trị khách sạn 26
31 Vật lý 20
32 Quản trị kinh doanh (Liên kết ĐH Andrews) 88

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Học phí Trường Đại học Phenikaa Đại học Phenikaa tuyển sinh của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *