Bạn đang xem bài viết Hoành thánh, sủi cảo, há cảo khác nhau như thế nào? tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hoành thánh, sủi cảo, há cảo là những món ăn gốc Trung Hoa tuy nhiên khi nó du nhập về Việt Nam thì được rất nhiều người Việt yêu thích. Một số người lầm tưởng những món ăn này giống nhau nhưng thực tế thì nó chỉ gần giống nhau về cách nấu còn nguyên liệu và hương vị của nó có rất nhiều khác biệt. Cụ thể là:

Bước 1: Làm nhân tôm thịt

Làm nhân tôm thịtLàm nhân tôm thịt

Hoành thánh có thành phần nhân bao gồm: thịt băm, nấm mèo, gia vị. Ngoài ra một số địa chỉ chế biến còn thêm vào khoai và các loại rau.

Há cảo có nhân gồm: tôm băm hoặc cắt nhỏ, thịt băm, các loại rau củ theo sở thích và gia vị.

Sủi cảo có nhân gồm: tôm nguyên con đã lột vỏ, thịt băm, cải thảo và gia vị, đặc biệt khi ăn bạn sẽ cảm nhận được vị tôm đặc trưng.

Bước 2: Làm da há cảo (vỏ há cảo)

Hoành thánh có dạng viên nhỏ, vừa ăn, với lớp vỏ ngoài màu vàng đẹp mắt. Vỏ hoành thánh được làm bằng bột mì, bột gạo và hột gà, sau đó cáng thành lớp mỏng và cắt ra thành những miếng vuông.

Há cảo có lớp vỏ dai, mềm, có màu trắng hơi trong. Vậy bạn có biết há cảo làm bằng bột gì không? Vỏ bánh được làm từ bột gạo, bột tàn mì trộn với một ít bột năng.

Há cảo có lớp vỏ dai, mềm, có màu trắng hơi trong

Sủi cảo nhìn qua nhiều người sẽ nghĩ nó giống với hoành thánh vì nó có lớp vỏ vàng tuy nhiên kích thước bánh lớn hơn một chút và cũng có thành phần bằng bột mì và trứng gà.

Bước 3: Gói há cảo

Cách gói hoành thánh cũng rất đơn giản. Bạn có thể gấp 4 mép hoành thánh lại hay tạo hình theo kiểu thỏi vàng đều được.

Tham khảo thêm:   Khoa học lớp 4 Bài 14: Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi Giải Khoa học lớp 4 sách Cánh diều

Cách gói hoành thánhCách gói hoành thánh

Há cảo được làm bằng cách cho nước nóng vào bột sau đó nhào bột và chia thành từng viên, sau đó cán mỏng thành từng miếng bột tròn và cho nhân vào.

Đặt các nguyên liệu vào Đặt các nguyên liệu vào sau đó nhấn nhẹ phần vỏ bánh cho chúng có nếp gấp

Sủi cảo có cách làm đơn giản, bạn chỉ cần đặt các nguyên liệu vào sau đó nhấn nhẹ phần vỏ bánh cho chúng có nếp gấp và kết dính lại với nhau là xong.

Bước 4: Hấp há cảo

Cách chế biến hoành thánh, sủi cảo, há cảo Hấp há cảo

Với món hoành thánh và sủi cảo thì bạn có thể luộc ăn với nước dùng hoặc chiên.

Há cảo có thể hấp hoặc chiên đều được.

Bước 5: Làm nước chấm

Bạn cho nước dừa, đường, giấm và nước mắm vào một chiếc nồi nhỏ. Bắc lên bếp và nấu với lửa nhỏ cho đến khi đường tan. Tiếp đến bạn cho tỏi và ớt vào, vắt thêm 1/4 quả chanh. Bạn dùng đũa khuấy đều các nguyên liệu với nhau. Có thể điều chỉnh vị chua ngọt tùy theo khẩu vị.

Làm nước chấm há cảoLàm nước chấm há cảo

Há cảo là gì?

Há cảoHá cảo

Há cảo còn được gọi là hoành thánh chiên là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu, Trung Quốc và là món ăn khá phổ biến tại Việt Nam.

Há cảo là môt dạng bánh bao cấu tạo gồm hai phần là vỏ bánh dai mềm màu trắng trong và nhân thịt.

  • Vỏ bánh được làm từ bột mì, bột tàn mì (hoặc bột há cảo) trộn với một ít bột năng.
  • Nhân bánh thì có thể đa dạng chủ yếu là các nguyên liệu đơn giản gồm thịt, tôm, các loại rau, củ quả, thùy theo sở thích.
  • Nguyên liệu làm nước dùng làm vỏ bánh phải là nước sôi

Há cảo tùy theo mỗi quốc gia mà sẽ có cách chế biến khác nhau. Há cảo kiểu Việt Nam khi chín có độ trắng trong và ăn mềm. Sau khi trộn bột làm vỏ bánh, bột nhào xong sẽ chia nhỏ thành từng viên, đem cán mỏng và cho nhân vào.

Để tạo được hình cho há cảo cần đảm bảo giữ được độ ẩm cho vỏ bánh, bột không bị khô và cách tạo hình cũng đòi hỏi sự khéo tay hơn so với làm hoành thánh.

Tham khảo thêm:   Từ vựng tiếng Anh về công việc nhà Công việc nhà bằng tiếng Anh

Há cảo sau khi tạo hình thường được đem đi hấp hoặc chiên đều được.

Há cảo và Sủi cảo khác nhau như thế nào?

Sủi cảo còn gọi là bánh chẻo là một loại bánh hấp có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại là món ăn phổ biến ở Đông Á. Sủi cảo thường được dùng trong dịp Tết nguyên đán là một trong những món ăn chính dùng quanh năm tại các tỉnh phía Bắc. Ngày nay, sủi cảo còn phổ biến ở nhiều khu vực khác của Châu Á và các nước phương Tây.

Nhân sủi cảo thường bao gồm thịt nghiền hoặc rau chất đầy, được bao bọc bởi phần vỏ mảnh và mỏng, các góc bánh được ép chặt vào nhau hoặc xếp thành nếp để giữ chặt phần nhân bên trong bánh.

Sủi cảo được chia làm bốn loại khác nhau tùy thuộc vào cách nấu bánh: Sủi cảo luộc, Sủi cảo hấp, Sủi cảo chiên (sủi cảo chiên khô), Sủi cảo trừng – loại sủi cảo sử dụng trứng thay cho bột để bọc bánh.

Há cảo (phải) và Sủi cảo (trái) khác nhau như thế nàoHá cảo (phải) và Sủi cảo (trái) khác nhau như thế nào

Nếu nhìn vào bền ngoài thì sủi cảo và há cáo hầu như giống nhau đến 90%. Điểm khác biệt để mọi người nhận biết 2 loại đặc sản này của Trung Quốc là dựa vào hình dạng và vỏ bánh.

Hình dáng:

  • Sủi cảo thường có dạng dài, dẹp và có nếp gấp trên viền bánh.
  • Há cả phổ biến với dạng hình tròn.

Nhưng nếu được biến tấu thành bất cứ hình dạng nào thì cũng sẽ rất khó phân biệt được há cả và sủi cảo.

Vỏ bánh:

  • Vỏ sủi cảo thường có màu vàng.
  • Vỏ há cảo lại có màu trắng và trong.

Cách làm há cảo chiên giòn

Chuẩn bị
10 phút
Chế biến
60 phút
Dành cho
3 – 4 người

Nguyên liệu làm nhân bánh

  • 250g tôm
  • 2.5g gừng băm nhỏ;
  • 50g măng xắt nhuyễn
  • Gia vị: 15ml dầu hào; 15ml dầu thực vật; 1.5g hạt tiêu trắng; 5ml dầu mè; 1.5g muối; 5g đường;

Nguyên liệu làm vỏ bánh

  • 130g bột mì không có gluten (wheat starch – còn được gọi là bột tàn mì);
  • 160g tinh bột ngô;
  • 80ml nước sôi nóng;
  • 5g muối
  • 5g đường
  • 10ml dầu ăn

Các bước thực hiện

Bước 1 Sơ chế tôm và Làm nhân bánh

Tham khảo thêm:   5 cách làm tào phớ, thơm ngon, nguyên liệu đơn giản tại nhà

Tôm sau khi mua về đem rửa sạch, sau đó lột bỏ phần vỏ, bỏ chỉ đen, rửa qua nước sạch một lần nữa, để ráo nước rồi băm nhỏ.

Làm nhân bánhLàm nhân bánh

Lần lượt cho các nguyên liệu tôm, gừng băm, 15ml dầu hào, 15ml dầu thực vật, 1.5g hạt tiêu trắng, 5ml dầu mè, 1.5g muối, 5g đường vào trộn đều cho đến khi hỗn hợp mịn, dính. Cho tiếp phần măng xắt nhỏ vào, trộn đều. Dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi cho vào tủ lạnh và tiến hành làm phần vỏ bánh.

Bước 2 Làm vỏ bánh

Cho vào tô các nguyên liệu bột mì, bột ngô, muối, đường rồi trộn đều với nhau. Từ từ thêm nước sôi nóng vào, khuấy nhanh tay. Sau đó thêm dầu ăn vào khuấy tiếp. Dùng tay nhào bột trong một vài phút cho đến khi bột thành khối mịn, ủ bột trong vòng 10 phút.

Làm vỏ bánhLàm vỏ bánh

Khi bột đã ủ xong, bạn tiến hành nhào bột một lần nữa trong vòng vài phút đến khi bột thành một khối mịn, không dính tay là đạt. Sau đó, chia khối bột thành từng phần bằng nhau.

Bước 3 Hoàn thiện bánh

Sau khi cho chảo lên bếp và bật lửa, chờ chảo vừa nóng tới thì bạn cho một lượng dầu ăn vừa đủ để chiên ngập há cảo. Lấy một miếng bột lăn đều rồi cắt thành từng khối nhỏ với trọng lượng khoảng 10gr, cán mỏng. Sau đó cho một thìa nhân tôm vào trong và gói các mép lại như trong hình. Làm tương tự cho đến hết.

Hoàn thiện bánhHoàn thiện bánh

Sau khi “gói bánh” xong, cho bánh vào khay phết ít dầu ăn để chống dính. Đợi dầu sôi, cho từng miếng há cảo vào chiên, tới khi vàng đều 2 mặt thì vớt ra để ráo dầu.

Thành phẩm

Món há cảo chiênMón há cảo chiên

Bạn xếp từng miếng há cảo chiên ra đĩa và thưởng thức, há cáo sau khi chiên nóng hổi với lớp vỏ bên ngoài vàng đều, giòn dai. Phần nhân thơm phức đậm vị, dùng kèm với nước chấm thì không còn gì bằng.

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn hiểu hơn về hoành thánh, sủi cảo, há cảo để từ đó có thể phân biệt được 3 món bánh này.

Kinh nghiệm hay Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoành thánh, sủi cảo, há cảo khác nhau như thế nào? tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *