Bạn đang xem bài viết ✅ Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Nội dung của tác phẩm là gì? Mời các bạn hãy cùng Wikihoc.com theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Việc nắm vững hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà có vai trò quan trọng trong việc xác định thời gian, bối cảnh và giá trị nội dung của một tác phẩm. Nó cũng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tư tưởng, quan niệm mà tác giả muốn truyền đạt qua tác phẩm của mình. Chính vì vậy đây là kiến thức trọng tâm các em học sinh cần ghi nhớ nhé. Bên cạnh đó các em xem thêm: phân tích bài thơ Đất nước, phân tích 9 câu đầu Đất nước.

Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà – Mẫu 1

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được viết trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc Việt Nam. Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế của Nguyễn Tuân tới Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi năm 1958. Trải qua những trải nghiệm này, ông đã thấy sự sáng tạo của mình được thôi thúc bởi cuộc sống ở vùng cao.

Tác phẩm này miêu tả sự hung bạo và đẹp đẽ của sông Đà. Sông Đà không chỉ là một con sông mà còn là biểu tượng của vẻ đẹp tự nhiên, sự hùng vĩ và thơ mộng của Việt Nam. Nguyễn Tuân lồng ghép các cảnh sắc thiên nhiên và con người một cách tinh tế để tạo nên một tác phẩm ấn tượng.

Tham khảo thêm:   Mọi điều bạn cần biết về đĩa nhạc trong Minecraft

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà – Mẫu 2

– Tác phẩm là kết quả của chuyến đi miền Bắc vừa thỏa mãn thú phiêu lãng vừa để tìm kiếm vẻ đẹp thiên nhiên và chất vàng mười đã qua thử lửa trong tâm hồn của những con người lao động và chiến đấu trên miền sông núi hùng vĩ và thơ mộng đó.

– Đoạn trích nằm ở phần giữa của tác phẩm Người lái đò Sông Đà và là bài tùy bút được in trong tập Sông Đà (1960).

Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà – Mẫu 3

Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc. Đó là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp, đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo.

Ngoài phong cảnh Tây Bắc uy nghiêm, hùng vĩ và tuyệt vời thơ mộng, Nguyễn Tuân còn phát hiện những điểm quý báu trong tâm hồn con người mà ông gọi là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”

Qua “Người lái đò sông Đà”, Nguyễn Tuân với lòng tự hào của mình đã khắc hoạ những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thơi, nhà văn cũng phát hiện và ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà. Từ đó nhà văn ca ngợi sông Đà, núi rừng Tây Bắc vừa hùng vĩ vừa thơ mộng, đồng bào Tây Bắc cần cù, dũng cảm, rất tài tử, tài hoa.

Tham khảo thêm:   Tiếng Anh 8 Unit 4: A Closer Look 1 Soạn Anh 8 Kết nối tri thức trang 42

Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà – Mẫu 4

– Tùy bút Người lái đò sông Đà: In trong tập “Sông Đà” (năm 1960)

– Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Nguyễn Tuân sau Cách mạng tháng Tám 1945. Nếu như trước Cách mạng, ông đi tìm kiếm những giá trị “vang bóng một thời”, những giá trị tốt đẹp của một thời xưa cũ đã qua bằng một cái Tôi “ngông nghênh”; vậy thì sau Cách mạng, cái Tôi Nguyễn Tuân đã mở lòng hơn, hòa nhập cùng với nhân dân đại chúng.

– Hoàn cảnh lịch sử: Giai đoạn 1958 – 1960, đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam – Bắc, miền Nam anh hùng chiến đấu chống Mĩ ngụy, miền Bắc đi lên tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước tiến hành chủ trương vận động nhân dân miền xuôi lên vùng Tây Bắc để xây dựng vùng kinh tế mới.

– Hoàn cảnh ra đời Người lái đò sông Đà: Theo chủ trương đường lối vận động của Nhà nước, giới văn nghệ sĩ cũng hồ hởi ngược lên Tây Bắc để khám phá cuộc sống mới cũng như tìm kiếm cho mình mạch nguồn cảm hứng sáng tác. Vốn là người phóng túng, ưa sự dịch chuyển, Nguyễn Tuân đã lên đường đến nhiều vùng đất, cùng chung sống ăn ở với bộ đội và bà con dân tộc để khám phá cảnh sắc thiên nhiên cũng như tìm kiếm “thứ vàng mười” trong cảnh và người nơi đây. Tùy bút Người lái đò sông Đà chính là kết quả của chuyến đi thực tế lên Tây Bắc của người nghệ sĩ tài hoa này.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 8: Đóng vai cô bé bán diêm kể lại truyện Cô bé bán diêm của An-đéc-xen Những bài văn hay lớp 8

– Nội dung chính: Những khám phá hết sức độc đáo và tinh tế của Nguyễn Tuân về vẻ đẹp, hình thái khác nhau của thiên nhiên Tây Bắc, cụ thể là dòng Đà giang. Bên cạnh đó, ông cũng phát hiện và ca ngợi sự cần cù, chăm chỉ lao động, sự tài hoa, chất nghệ sĩ, “thứ vàng mười” ẩn chứa bên trong những con người lao động nơi đây.

Nội dung và nghệ thuật Người lái đò sông Đà

a. Nội dung

Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.

b. Nghệ thuật

Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự. Tác giả đã huy động vốn tri thức chuyên môn của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau

  • Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
  • Ngôn ngữ giàu có, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, rất sắc sảo

→ Tác phẩm thể hiện được một số đặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn Tuân: cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoàn cảnh sáng tác Người lái đò sông Đà Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *