Bạn đang xem bài viết ✅ Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Bài thơ Viếng lăng Bác đã khắc họa thành công tình cảm tha thiết, lòng biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác Hồ kính yêu. Vậy bài thơ Viếng lăng Bác được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Viếng lăng Bác

Hoàn cảnh sáng tác vô cùng quan trọng bởi trong bất cứ đề văn liên quan đến phân tích, cảm nhận nào thì phần mở bài chúng ta phải nêu được hoàn cảnh sáng tác. Viếng lăng Bác được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi. Vậy mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Wikihoc.com để hiểu rõ hơn:

Hoàn cảnh sáng tác Viếng lăng Bác – Mẫu 1

– Năm 1976, sau khi giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội cũng vừa được khánh thành.

Tham khảo thêm:  

– Viễn Phương nhân dịp này ra thăm miền Bắc và vào lăng viếng Bác Hồ. Ông dã sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác và in trong tập Như mây mùa xuân (thơ, 1978).

Hoàn cảnh sáng tác Viếng lăng Bác – Mẫu 2

Bài thơ Viếng lăng Bác được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978.

Hoàn cảnh sáng tác Viếng lăng Bác – Mẫu 3

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này. Bài thơ in trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978).

Tham khảo thêm:   Soạn Sử 9 Bài 14: Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Soạn Lịch sử 9 trang 58

Hoàn cảnh sáng tác Viếng lăng Bác – Mẫu 4

– Bài thơ được viết vào tháng 4.1976, một năm sau ngày đất nước thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khánh thành.

– Viễn Phương là một người con của miền Nam, cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được một lần ra thăm Bác. Năm 1976, Viễn Phương vinh dự có mặt trong đoàn đại biểu các chiến sĩ, đồng bào miền Nam được ra viếng Bác. Xúc động tận đáy lòng, thay mặt đồng bào miền Nam, nhà thơ viết bài thơ Viếng lăng Bác.

Bố cục bài thơ Viếng lăng Bác

Gồm 4 phần:

  • Phần 1. Khổ thơ thứ nhất: Khung cảnh ngoài lăng Bác.
  • Phần 2. Khổ thơ thứ hai: Hình ảnh đoàn người vào lăng viếng Bác và cảm xúc của nhà thơ.
  • Phần 3. Khổ thơ thứ ba: Hình ảnh Bác Hồ và cảm xúc của nhà thơ.
  • Phần 4. Khổ thơ cuối. Cảm xúc và ước nguyện của nhà thơ khi ra về.

Giới thiệu về tác giả Viễn Phương

– Viễn Phương (1928 – 2005), tên khai sinh là Phan Thanh Viễn, quê ở tỉnh An Giang.

– Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ông hoạt động ở Nam Bộ.

– Viễn Phương là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng Văn nghệ giải phóng miền Nam trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.

Tham khảo thêm:   Top 10 phim Ghibli kinh điển bạn nên xem một lần trong đời

– Một số tác phẩm chính: Chiến thắng hòa bình (trường ca, 1952), Anh hùng mìn gạt (truyện kí, 1968), Mắt sáng học trò (thơ, 1970), Như mây mùa xuân (1978), Quê hương địa đạo (truyện và kí, 1981), Sắc lụa Trữ La (1988)…

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Viếng lăng Bác Bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *