Bạn đang xem bài viết Hoa Xương Rồng: Phân loại, ý nghĩa và cách trồng mau ra hoa tại Wikihoc.com  bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.

Hoa xương rồng là loài hoa rất ít khi nở, nhưng mỗi khi ra bông sẽ rất rực rỡ và mang nhiều ý nghĩa. Vậy bạn đã biết ý nghĩa loài hoa cũng như cách trồng cây xương rồng để mau ra hoa chưa? Hãy cùng Wikihoc.com tìm hiểu nhé.

Giới thiệu về hoa xương rồng

Giới thiệu về hoa xương rồngGiới thiệu về hoa xương rồng

Xương rồng tùy theo mỗi loại mà mọc thành nhiều dạng khác nhau, có thể mọc thành bụi, cây lớn hoặc phủ sát mặt đất. Những gai nhọn mọc trên cây xương rồng chính là lá của cây, mục đích chính là giảm sự thoát nước do đó cây có khả năng chịu hạn và có thể sống ở những vùng đất héo khô, cằn cỗi rất tốt. Thân của cây có hình trụ cầu và có khả năng tích nước.

Cây xương rồng ít khi ra hoa, nhưng mỗi bông hoa của cây đều mang màu sắc rực rỡ và mềm mại, khác hẳn với thân cây thô ráp. Hoa của cây xương rồng đa phần là hoa lưỡng tính, tùy vào từng loài mà nở vào những buổi khác nhau. Hoa xương rồng có từ 5 – 50 đài hoa và có từ 50 – 1500 nhị hoa. Cánh hoa phân bố đồng đều và đồng tâm và có chiều dài khoảng 5 – 30cm với nhiều màu sắc rực rỡ. Hình dạng của hoa thay đổi từ phễu qua chuông rồi đến tròn phẳng.

Mỗi lần ra hoa, xương rồng có thể ra từ 5 – 7 hoa hoặc thậm chí 9 – 10 hoa. Hoa chỉ nở một ngày rồi tàn, có 1 vài loại hoa xương rồng có thể giữ 3 – 5 ngày rồi mới tàn.

Sự tích về hoa xương rồng

Sự tích về hoa xương rồngSự tích về hoa xương rồng

Mỗi bông hoa xương rồng nở rộ đều rất đẹp và quyến rũ, nhưng bạn đã biết sự tích về những bông hoa xương rồng đầy ý nghĩa chưa? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Sự tích về hoa xương rồng theo tiếng Tây Ban Nha

Tại một vùng đất xa xôi có 1 cặp đôi yêu nhau nhưng ngại không dám ngỏ lời với nhau. Đến một ngày nọ, chàng trai quyết định ngỏ lời với và cô gái đã tặng cho chàng 1 chậu xương rồng nở hoa nhưng chàng trai không hiểu ý, cứ nghĩ cô gái đã hết yêu mình rồi.

Bẵng đi một thời gian sau, tình yêu của họ phai nhạt dần và cô gái đã theo người đàn ông khác. Lúc này, chàng trai mới đến nhà nhưng chỉ gặp anh trai của cô và những chậu xương rồng đang nở hoa. Lúc này, chàng trai mới hiểu ý nghĩa thực sự của chậu xương rồng trong tiếng Tây Ban Nha: “Hãy đến và mang em đi” nhưng đã quá muộn vì chàng trai không hề biết tiếng Tây Ban Nha nên không thể hiểu được nỗi lòng của cô gái.

Tham khảo thêm:   Năm 2022 là năm con gì? Mệnh gì, tuổi nào may mắn nhất?

Sự tích hoa xương rồng tại Việt Nam

Ngày xửa ngày xưa, vào cái thời khai thiên lập địa chưa có con người, Thượng đế đã nhỏ 1 giọt nước vào nắm cát và hình thành nên một chàng trai. Thượng đế chỉ dạy cho chàng trai cách săn bắn và chiến đấu nhưng lại không chỉ cách vun vén và trồng trọt. Sau đó, Thượng đế mới cử Tiên nữ là con gái của thần Mưa và thần Gió xuống để giúp đỡ chàng trai, nhưng họ đã đắm chìm vào tình yêu mà quên mất đi những nhiệm vụ của mình.

Thượng Đế thấy vậy liền trở nên tức giận, biến chàng trai trở lại thành những hạt cát để rồi cô gái chỉ biết khóc than. Mẹ của cô là thần Mưa vì buồn nên không trút mưa xuống, cha của cô là thần Gió vì quá tức giận đứa con gái của mình nên thổi xuống trần gia những làn gió nóng rát.

Cô gái cứ khóc đến khi kiệt sức liền tan ra và hóa thành cái cây với hàng nghìn gai nhọn mọc xung quanh như sự chống đối bắt về trời. Tuy gai góc nhưng cây lại rất mỏng manh, nếu bạn làm tổn thương cây sẽ có dòng nhựa trắng chảy ra như nước mắt của cô gái, do sự giận dỗi của cha mẹ nên nơi sinh trưởng của nàng chỉ là vùng sa mạc khô cằn, nàng vẫn muốn sống mãi trong vòng tay của người nàng yêu và nở những bông hoa đẹp rực rỡ tượng trưng như tình yêu mãnh liệt.

Ý nghĩa hoa xương rồng

Ý nghĩa hoa xương rồngÝ nghĩa hoa xương rồng

Hoa xương rồng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường, không bị khuất phục dù sống ở những nơi khô cằn nhất, dù mỗi khi nở bông chỉ “sớm nở tối tàn” nhưng không bỏ qua những cơ hội để được nở tung những bông hoa đẹp đẽ nhất. Mặc dù khô khan như vậy nhưng bên trong những cây xương rồng đều rất mọng nước, đại diện cho những người có vẻ ngoài mạnh mẽ nhưng bên trong lại rất giàu tình cảm.

Trong tình yêu, hoa xương rồng đại diện cho một tình yêu thủy chung, sâu sắc bất chấp sự khó khăn, sự ngăn cản. Khi qua được những sóng gió trong tình yêu, cây sẽ nở những bông hoa đẹp nhất. Bên cạnh đó, hoa xương rồng còn là lời tỏ tình lãng mạn cho những cặp đôi mới yêu nhau. Khi bạn được nhận một chậu xương rồng bé xinh, thì người đó đang có một tình cảm chưa nói với bạn rồi đấy.

Vị trí đặt hoa xương rồng

Vị trí đặt hoa xương rồngVị trí đặt hoa xương rồng

Bạn nên đặt những chậu xương rồng ở ban công hoặc hành lang như lớp hàng rào bảo vệ gia đìnhbạn khỏi những tác nhân bên ngoài và giúp gia đình bạn xua đuổi ma quỷ. Không nên đặt trong phòng làm việc, phòng ngủ hoặc phòng khách vì những gai nhọn trên cây khi chĩa vào người hoặc không gian trong nhà sẽ phá những nguồn năng lượng tốt có trong nhà bạn.

Tham khảo thêm:   GDCD 8 Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo Giáo dục công dân lớp 8 Cánh diều trang 15, 16, 17, 18, 19

Cách trồng và chăm sóc cây hoa xương rồng

Cách trồng và chăm sóc cây xương rồngCách trồng và chăm sóc cây xương rồng

Kỹ thuật trồng

Có 2 cách trồng cây xương rồng phổ biến là gieo hạt hoặc giâm cành cây xương rồng.

Trồng cây xương rồng bằng cách gieo hạt

Bạn có thể đến các nhà vườn có bán sẵn, nên chọn những loại hạt giống xương rồng sa mạc hoặc xương rồng rừng. Để chọn đất trồng xương rồng, bạn nên chọn loại đất tơi xốp, thoát nước tốt và đất chỉ cần ẩm vừa phải để khỏi bị úng hạt. Mặc dù xương rồng có khả năng sống và phát triển trên nền đất cằn cỗi nhưng khi mới gieo hạt, bạn cũng nên để ý đất để xương rồng được sinh trưởng tốt hơn.

Đầu tiên, bạn làm ẩm đất trước khi cho đất vào chậu nhưng không được để đọng nước trong đất. Tiếp theo, bạn rải hạt giống lên trên mặt đất và phủ một lớp đất hoặc cát thật mỏng cỡ 1cm lên hạt, sử dụng túi nilon để đậy miệng chậu lại để giúp giữ độ ẩm cho chậu trong quá trình nảy mầm và đem chậu để ở vị trí khô thoáng, nhận được nhiều ánh nắng mặt trời nhất.

Thời gian để xương rồng nảy mầm có thể mất từ vài tuần đến vài tháng tùy theo hạt giống mà bạn lựa chọn. Bạn có thể lấy lớp màng nilon ra khi thấy cây bắt đầu mọc gai và nếu cây mọc thành từng cụm thì bạn tách nhỏ cây ra và đặt vào các chậu riêng.

Trồng cây xương rồng bằng cách giâm cành

Đây là phương pháp khá đơn giản, bạn vẫn có thể tự làm mặc dù là người mới. Bạn cần chuẩn bị con dao thật bén và sát trùng dao. Tiếp theo, bạn lựa chọn phần nhánh cần chiết rồi sử dụng dao cắt thật nhanh và dứt khoát. Nhánh mới cắt không nên trồng liền vào trong chậu, nên để ở nơi khô thoáng. Sau khoảng 2 tuần, vết cắt khô lại thì mới bỏ vào chậu, phần rễ sẽ mọc ra từ phần sẹo trên nhánh con.

Chăm sóc cây xương rồng

Khi cây xương rồng mọc gai nhỏ, bạn có thể tháo lớp nilon vào ban ngày để cây được quan hợp tốt hơn. Bạn vẫn nên để lại lớp che phủ cho đến khi xương rồng có thể tự sinh trưởng tốt và không cần màn che.

Khi xương rồng phát triển kích cỡ lớn hơn từ khoảng 6 tháng đến 1 năm, bạn nên thay chậu cho cây, không nên để cây trong chậu quá nhỏ sẽ khiến cây bị kìm hãm sự phát triển.

Vì xương rồng là loại cây ưa hạn nên bạn không cần phải tưới nước quá nhiều và để cây dưới trời mưa trong thời gian dài, nếu đất của cây xương rồng thấm nước nhiều có thể khiến cây bị thối rễ.

Chỉ nên tưới cây 1 lần/tuần nếu để ở những nơi có khí hậu thoáng như cửa sổ còn nếu để cây ở khí hậu nóng thì có thể tưới 2 – 3 lần/tuần. Khi tưới chỉ cần tưới lượng nước đủ để ngấm tới rễ. Trong mùa đông, bạn nên ngừng tưới nước, chỉ tưới khi cây bắt đầu có dấu hiệu héo.

Tham khảo thêm:   Tập làm văn lớp 5: Tả chú bộ đội mà em biết Dàn ý & 9 bài văn tả người hay nhất

Xương rồng là cây ưa ánh sáng, bạn nên mang cây ra phơi nắng khoảng 1 – 2 tiếng vào buổi sáng sớm nếu đó là cây mới trồng, còn những cây đã trồng lâu năm bạn có thể phơi với thời gian lâu hơn. Không nên để cây dưới ánh nắng gắt hơn 6 tiếng sẽ khiến cây bị bỏng.

Để chậu xương rồng của bạn được sinh trưởng tốt và đẹp hơn, bạn nên bón phân có chứa NPK cho cây. Tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây để lựa chọn phân bón cho phù hợp.

Bất kỳ loại cây nào cũng có thể bị sâu bọ “ghé thăm”. Khi thấy những loài côn trùng trên cây, bạn chỉ cần dùng tăm bông và nước để loại bỏ.

Các loại hoa xương rồng phổ biến

Xương rồng Tai Thỏ

Xương rồng tai thỏXương rồng tai thỏ

Sở dĩ xương rồng có cái tên như vậy vì hình dáng của thân cây dẹt như tai thỏ. Hoa của cây có nhiều màu sắc như đỏ, vàng, hồng và mọc trên các nhánh tai khác nhau. Đây là loại xương rồng được nhiều bạn nữ yêu thích.

Xương rồng càng cua

Xương rồng càng cuaXương rồng càng cua

Hay còn được gọi là xương rồng Giáng sinh, loại cây này có các nhánh mọc tủa ra như những càng cua và khi nở hoa, hoa sẽ có màu tím hoặc màu hồng rất đẹp mắt.

Xương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiênXương rồng bát tiên

Xương rồng bát tiên có tên khoa học là Euphorbia Milii và có nguồn gốc từ Madagascar. Nếu được chăm sóc tốt thì cây sẽ rất sai hoa, mỗi nách lá mọc lên một bụi hoa rất to và hoa thường rất lâu tàn (2 – 6 tháng). Phát hoa của cây dài, ở phía ngoài có hai lá bắc mà nhiều người lầm tưởng là cánh hoa.

Xương rồng Sen đá

Xương rồng sen đáXương rồng sen đá

Đây là loại xương rồng được nhiều người sử dụng để làm quà tặng cho những người thân yêu và trang trí trong nhà. Những cánh xương rồng nở như đóa hoa sen và được xếp thành từng lớp, mỗi lớp đều có 1 gai nhỏ ở trên.

Xương rồng bánh sinh nhật

Xương rồng bánh sinh nhậtXương rồng bánh sinh nhật

Loại xương rồng này có hình tròn, lớp gai dày và hoa nở lâu nhưng bền hơn những loại xương rồng còn lại. Tuy nhiên, mỗi lần đến mùa nở hoa thì xương rồng bánh sinh nhật nở rất nhiều hoa, có thể lên đến vài chục bông và thường nở trong 4 – 7 ngày. Đối với môi trường có không khí lạnh thì hoa sẽ lâu tàn hơn.

Mua hoa xương rồng ở đâu và giá bao nhiêu?

Mua xương rồng ở đâu và giá của cây?Mua xương rồng ở đâu và giá của cây?

Xương rồng là loại cây dễ mua, bạn có thể mua hạt giống hoặc mua các cây tại các nhà vườn hay những nơi bán cây đều có bán đa dạng các loại xương rồng khác nhau.

Giá của cây tùy vào kích cỡ của từng loại nhưng thường dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/cây/kích cỡ.

Qua bài viết trên, Wikihoc.com hy vọng đã cung cấp các thông tin cần thiết về loài cây xương rồng. Mong rằng những thông tin sẽ có ích với bạn trong khi sở hữu một “em” xương rồng xinh xắn nhé.

Wikihoc.com

Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoa Xương Rồng: Phân loại, ý nghĩa và cách trồng mau ra hoa tại Wikihoc.com  bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *