Bạn đang xem bài viết ✅ Hoá học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ Giải Hoá học lớp 9 trang 25 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hoá học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các câu hỏi trang 25 chương 1 được nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Giải Hóa 9 bài 7 được trình bày rõ ràng, cẩn thận, dễ hiểu nhằm giúp học sinh biết cách trả lời câu hỏi trong SGK và SBT Hóa 9. Đồng thời là tư liệu hữu ích giúp giáo viên thuận tiện trong việc hướng dẫn học sinh học tập. Vậy sau đây là nội dung chi tiết Giải bài tập Hóa 9 Bài 7 Tính chất hóa học của bazơ, mời các bạn cùng tải tại đây.

Hoá 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ

  • Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 7 trang 25
  • Giải SBT Hóa 9 Bài 7
  • Lý thuyết Tính chất hóa học của bazơ

Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 7 trang 25

Câu 1

Có phải tất cả các chất kiềm đều là bazơ không? Dẫn ra công thức hóa học của vài ba chất kiềm.

Có phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm không? Dẫn ra công thức hóa học của những bazơ để minh họa.

Gợi ý đáp án 

Kiềm (hay còn gọi là dung dich bazo) là các bazo tan được trong nước nên:

– Tất cả các chất kiềm đều là bazơ. Ví dụ: NaOH, Ba(OH)2, KOH.

Tham khảo thêm:   Ý nghĩa và tác dụng của quả cầu đá phong thủy

– Không phải tất cả các bazơ đều là chất kiềm. Ví dụ: Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)3 … Vì các bazơ này đều là bazơ không tan.

Câu 2

Có những bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, Ba(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Tác dụng được với dung dịch HCl?

b) Bị nhiệt phân hủy?

c) Tác dụng được với CO2?

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh?

Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án 

a) Tất cả các bazơ đã cho đều phản ứng với dung dịch HCl.

Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

NaOH + HCl → NaCl + H2O

Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + H2O

b) Bị phân hủy ở nhiệt độ cao là các bazo không tan : Cu(OH)2

Cu(OH)2stackrel{t^{circ}}{longrightarrow} CuO + H2O

c) Tác dụng với CO2 là các dung dịch bazo (kiểm) NaOH, Ba(OH)2

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

d) Đổi màu quỳ tím thành xanh: các kiềm NaOH, Ba(OH)2.

Câu 3

Từ những chất có sẵn là: Na2O, CaO, H2O. Hãy viết các phương trình hóa học điều chế các dung dịch bazơ.

Gợi ý đáp án 

Điều chế các dung dịch bazơ (kiềm):

Na2O + H2O → 2NaOH

CaO + H2O → Ca(OH)2.

Câu 4

Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau: NaCl, Ba(OH)2 và Na2SO4. Chỉ được dùng quỳ tím, làm thế nào nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học? Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án 

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:

– Cho quỳ tím vào từng mẫu thử của các dung dịch trên, kết quả chia làm hai nhóm:

Nhóm I: Quỳ tím đổi màu thành xanh: Ba(OH)2 và NaOH.

Nhóm II: Quỳ tím không đổi màu: NaCl và Na2SO4.

– Phân biệt các chất trong các nhóm: Lấy từng chất của nhóm I đổ vào từng chất của nhóm II, ta nhận thấy có hai chất đổ vào nhau cho kết tủa trắng là Ba(OH)2 và Na2SO4 hai chất còn lại không phản ứng là NaOH và NaCl.

Tham khảo thêm:   Tìm hiểu cửa hàng online trong game Subway Surfers
NaCl Na2SO4
Ba(OH)2 x Kết tủa trắng
NaOH x x

PTHH: Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH.

Câu 5

Cho 15,5g natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ.

a) Viết phương trình hóa học và nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được.

b) Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên.

Gợi ý đáp án 

Số mol Na2O = 15,5:62 = 0,25 mol

a) Na2O + H2O → 2NaOH

0,25 → 0,5 (mol)

500 ml = 500/1000= 0,5 lít; CM NaOH = 0,5/0,5 = 1M.

b) 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O

0,5 → 0,25 0,25 (mol)

mH2SO4 = 0,25×98 = 24,5 g

mdd H2SO4 = 24,5.100/20= 122,5 g

mdd, ml = mdd,g = Dg/ml = 122,5/1,14 ≈ 107,5 ml

Giải SBT Hóa 9 Bài 7

Bài 7.1 trang 9 

Hãy nêu những tính chất hoá học giống và khác nhau của bazơ tan (kiềm) và bazơ không tan. Dẫn ra thí dụ, viết phương trình hoá học.

Lời giải:

– Giống nhau: Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

– Khác nhau: Bazơ tan (kiềm) có những tính chất như đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit, tác dụng với dung dịch muối.

Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ.

Dẫn ra những phương trình hoá học để minh hoạ.

Bài 7.2 trang 9 Sách bài tập Hóa học 9: Các bazơ khi bị nung nóng tạo ra oxit là

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2; Zn(OH)2; Fe(OH)3

B. Ca(OH)2; KOH; Al(OH)3; NaOH

C. Zn(OH)2; Mg(OH)2; KOH; Fe(OH)3

D. Fe(OH)3; Al(OH)3; NaOH; Zn(OH)2

Lời giải:

Đáp án A

Bài 7.3 trang 9 

Dung dịch HCl; Khí CO2 đều tác dụng với

A.Ca(OH)2; NaOH; Ba(OH)2; KOH

B. Ca(OH)2; KOH; Al(OH)3; NaOH

C. NaOH; KOH; Fe(OH)3; Ba(OH)2

D. Ca(OH)2; Cr(OH)3; KOH

Lời giải:

Đáp án A

Bài 7.4 trang 9

Hãy viết công thức hoá học của các

a) Bazơ ứng với những oxit sau: Na2O, BaO, Al2O3, Fe2O3.

b) Oxit ứng với những bazơ sau: KOH, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2.

Lời giải:

a) Công thức hoá học của bazơ ứng với những oxit: NaOH tương ứng với Na2O; Ba(OH)2 → BaO; Al(OH)3 → Al2O3; Fe(OH)3 → Fe2O3.

Tham khảo thêm:   Bỏ túi kinh nghiệm du lịch đảo Koh Phi Phi Thái Lan lý thú và đầy đủ nhất

b) Công thức hoá học của oxit ứng với những bazơ: K2O → KOH; CaO → Ca(OH)2; ZnO → Zn(OH)2; CuO → Cu(OH)2.

Bài 7.5 trang 9 

Có 3 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một trong những chất rắn sau:

Cu(OH)2, Ba(OH)2, Na2CO3. Hãy chọn một thuốc thử để có thể nhận biết được cả ba chất trên. Viết các phương trình hoá học.

Lời giải:

Hướng dẫn: Chọn thuốc thử là dung dịch H2SO4.

– Chất rắn tan trong dung dịch H2SO4: nếu thành dung dịch màu xanh lam, chất đó là Cu(OH)2 ; nếu tạo ra kết tủa màu trắng, chất đem thử là Ba(OH)2; nếu sinh chất khí, chất đem thử là Na2CO3.

Phương trình hóa học:

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O

Cu(OH)2 + H2SO4 → CuSO4 + 2H2O

Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2

Lý thuyết Tính chất hóa học của bazơ

I. Phân loại bazơ

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia bazơ thành 2 loại:

– Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm): LiOH, NaOH, KOH, RbOH, CsOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Sr(OH)2.

– Bazơ không tan: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3

II. Tính chất hóa học của bazơ

1) Tác dụng với chất chỉ thị màu.

– Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

– Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.

2) Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit

Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit → muối + nước

Ví dụ:

  • 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
  • Ba(OH)2 + CO2 → BaCO3 ↓ + H2O

3) Tác dụng của bazơ với axit: Bazơ + axit → muối + nước

Ví dụ:

  • NaOH + HCl → NaCl + H2O
  • Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Phản ứng giữa bazơ và axit được gọi là phản ứng trung hòa.

4) Tác dụng của dung dịch bazơ với dung dịch muối

Dung dịch bazơ tác dụng được với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

Ví dụ:

  • 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
  • Ba(OH)2 + Na2CO3 → BaCO3 (↓) + 2NaOH

5) Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hoá học 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ Giải Hoá học lớp 9 trang 25 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *