Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 9 Bài 36: Metan Giải Hoá học lớp 9 trang 116 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa học 9 Bài 36 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 4 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 116 được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Soạn Hóa 9 bài 36 Metan được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 4: Hiđrocacbon nhiên liệu. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Lý thuyết Hóa 9 Bài 36: Metan

I. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí

Trong tự nhiên, metan có nhiều trong các mỏ khí (khí thiên nhiên), trong mỏ dầu (khí mỏ dầu), trong các mỏ than (khí mỏ than).

Metan là chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí và tan rất ít trong nước.

II. Cấu tạo phân tử

Giữa nguyên tử C và nguyên tử H chỉ có 1 liên kết, đó là liên kết đơn.

Phân ử metan có 4 liên kết đon

III. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với oxi:

Khi đốt trong oxi, metan cháy tạo thành khí CO2 và H2O, tỏa nhiều nhiệt.

CH4 + 2O2xrightarrow{{{t}^{o}}} CO2 + 2H2O

2. Tác dụng với clo khi có ánh sáng:

CH4 + Cl2xrightarrow{as} HCl + CH3Cl (metyl clorua)

Ở phản ứng này, nguyên tử H của metan được thay thế bởi nguyên tử Cl, vì vậy được gọi là phản ứng thế. Đây là phản ứng đặc trưng của liên kết đơn.

IV. Ứng dụng

Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được đùng làm nhiên liệu.

Metan là nguyên liệu dùng điều chế hiđro theo sơ đồ:

CH4+ H2O → CO2 + H2

Metan còn được dùng để điều chế bột than và nhiều chất khác

Giải bài tập Hóa 9 Bài 36 trang 116

Câu 1

Trong các khí sau: CH4 , H2, Cl2, O2.

a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?

b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?

Gợi ý đáp án

a) Các chất khí tác dụng với nhau từng đôi một CH4 và O2, H2 và O2; H2 và Cl2; CH4 và Cl2:

CH4 + 2O2xrightarrow{{{t}^{o}}} CO2 + 2H2O

2H2 + O2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2H2O

H2 + Cl2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2HCl

CH4 + Cl2xrightarrow{{{t}^{o}}} CH3Cl + HCl

b) Hai khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ: CH4 và O2; H2 và O2.

CH4 + O2xrightarrow{{{t}^{o}}} CO2 + 2H2O

2H2 + O2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2H2O.

Câu 2

Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?

a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng).

b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng).

c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng).

d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d. Các trường hợp còn lại đều sai.

Câu 3

Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc.

Tham khảo thêm:   Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận về cho và nhận trong cuộc sống (Dàn ý + 15 Mẫu) Viết đoạn văn nghị luận một tư tưởng đạo lý

Gợi ý đáp án

nCH4 = 11,2/22,4 = 0,5 mol

Phương trình phản ứng:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O

Theo pt: nO2 = 2. nCH4 = 2. 0,5 = 1 mol.

nCO2 = nCH4 = 0,5 mol.

VO2 = 1 x 22,4 = 22,4 lít.

VCO2 = 0,5 x 22,4 = 11,2 lít.

Câu 4

Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:

a) Thu được khí CH4.

b) Thu được khí CO2.

Gợi ý đáp án

Phương pháp hóa học để:

a) Thu được khí CH4:

Dẫn hồn hợp khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí CO2 bị giữ lại do phản ứng tạo ra CaCO3, khí bay ra khỏi dung dịch là CH4 có lẫn hơi nước nên dùng CaO làm khô để thu được CH4 tinh khiết

PTHH: CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O.

b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch HCl loãng ta sẽ thu được khí CO2. Làm lạnh ngưng tụ nước sẽ thu được CO2 tinh khiết

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O

Trắc nghiệm Hóa học 9 Bài 36

Câu 1: Tính chất vật lí cơ bản của metan là

A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.

Câu 2: Chất nào sau đây có phản ứng thế với clo?

A. CO2
B. Na
C. C
D. CH4

Câu 3: Đốt cháy khí metan bằng khí oxi. Nếu hỗn hợp nổ mạnh thì tỉ lệ thể tích của khí metan và khí oxi là

Tham khảo thêm:   Cách viết bản tường trình sự việc Hướng dẫn cách viết bản tường trình sự việc

A. 1 thể tích khí metan và 3 thể tích khí oxi.
B. 2 thể tích khí metan và 1 thể tích khí oxi.
C. 1 thể tích khí metan và 2 thể tích khí oxi.
D. 3 thể tích khí metan và 2 thể tích oxi.

Câu 4: Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với

A. H2O, HCl
B. Cl2, O2.
C. HCl, Cl2.
D. O2, CO2.

Câu 5: Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là

A. phản ứng cộng.
B. phản ứng thế.
C. phản ứng tách.
D. phản ứng trùng hợp.

Câu 6: Đốt cháy hợp chất hữu cơ nào sau đây thu được số mol CO2 nhỏ hơn số mol H2O?

A. CH4
B. C4H6
C. C2H4
D. C6H6

Câu 7: Khí metan có lẫn khí cacbonic. Để thu được khí metan tinh khiết cần

A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.
C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.
D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom dư.

Câu 8: Cho các chất sau: CH4, Cl2, H2, O2. Có mấy cặp chất có thể tác dụng với nhau từng đôi một ?

A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 9: Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong CH4 lần lượt là

A. 50% và 50%.
B. 75% và 25%.
C. 80% và 20%.
D. 40% và 60%.

Câu 10: Khi đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol metan người ta thu được một lượng khí CO2 (đktc) có thể tích là

A. 5,6 lít.
B. 11,2 lít.
C. 16,8 lít.
D. 8,96 lít.

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 Bài 36: Metan Giải Hoá học lớp 9 trang 116 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *