Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 9 Bài 26: Clo Giải Hoá học lớp 9 trang 81 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa học 9 Bài 26 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 11 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 81 và trong SBT được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Soạn Hóa 9 bài 26 Clo được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 Bài 26: Clo

  • Lý thuyết Hóa học 9 Bài 26: Clo
  • Giải bài tập Hóa 9 Bài 26 trang 81
  • Giải SBT Hóa học 9 Bài 26
  • Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 26

Lý thuyết Hóa học 9 Bài 26: Clo

I. Tính chất vật lí

– Clo là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, nặng gấp 2,5 lần không khí và tan được trong nước.

– Clo là khí độc.

II. Tính chất hóa học

1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim

a) Tác dụng với kim loại

– Các halogen hoạt động hoá học mạnh do phân tử của chúng phân li tương đối dễ dàng thành nguyên tử, nguyên tử có tính chất hoá học rất mạnh.

– Clo tác dụng với hầu hết các kim loại tạo thành muối clorua.

2Na + Cl2 → 2NaCl

– Khi kết hợp với kim loại, các halogen oxi hoá các kim loại đến hoá trị cực đại của kim loại.

3Cl2 + 2Fe → 2FeCl3(Nếu Fe dư: Fe dư + 2FeCl3 → 3FeCl2)

Cl2 + Cu → CuCl2

b) Tác dụng với hiđro

Cl2(k) + H2(k) → 2HCl(k)

– Khí HCl tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric.

Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh, clo không trực tiếp phản ứng với oxi.

2. Tính chất hóa học khác của clo

a) Tác dụng với nước

Cl2 + H2O overset{{}}{leftrightarrows} HCl + HClO (phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau).

Nước clo là dung dịch hỗn hợp các chất HCl, HClO và Cl2 nên có màu vàng lục, mùi hắc của khí clo. Nếu cho quỳ tím vào dd đó, lúc đầu quỳ tím hóa đỏ, sau đó nhanh chóng bị mất màu là do tác dụng oxi hóa mạnh của axit hipoclorơ HClO.

b) Tác dụng với dung dịch NaOH

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Dung dịch hỗn hợp gồm NaCl (natri clorua) và NaClO (natri hipoclorit) được gọi là nước Gia-ven. Dung dịch này có tính tẩy màu vì tương tự như HClO, NaClO có tính oxi hóa mạnh.

III. Ứng dụng

– Khử trùng nước sinh hoạt;

– Tẩy trắng vải, sợi, bột giấy;

– Điều chế nước Gia-ven, clorua vôi, …

-Điều chế nhựa PVC, chất dẻo, chất màu, cao su,..

Giải bài tập Hóa 9 Bài 26 trang 81

Câu 1

Khi dẫn khí clo vào nước xảy ra hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Giải thích.

Tham khảo thêm:   Các ứng dụng đóng khung ảnh điện thoại đẹp nhất

Gợi ý đáp án

Dẫn khí clo vào nước, vừa là hiện tượng vật lí, vừa là hiện tượng hóa học, vì:

Có tạo thành chất mới là HCl và HClO.

Có khí clo tan trong nước.

Câu 2

Viết phương trình hoá học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi phản ứng với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hoá trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.

Gợi ý đáp án

a) 2Fe(r) + 3Cl2 → 2FeCl3 (r)

b) Fe(r) + S (r) → FeS (r)

c) 3Fe (r) + 2O2 → Fe3O4 (r)

Nhận xét:

  • Clo đưa Sắt lên hóa trị cao nhất là III trong hợp chất FeCl3
  • Trong hợp chất Fe3O4 sắt thể hiện cả hóa trị II và hóa trị III
  • Lưu huỳnh tác dụng với Sắt tạo hợp chất FeS, trong đó Fe có hóa trị II. Như vậy mức độ hoạt động của các phi kim được sắp xếp theo chiều giảm dần như sau: Cl, O, S.

Câu 3

Viết phương trình hóa học khi cho clo, lưu huỳnh, oxi với sắt ở nhiệt độ cao. Cho biết hóa trị của sắt trong những hợp chất tạo thành.

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học của các phản ứng:

a) 2Fe + 3Cl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2FeCl3 (Fe hóa trị III)

b) Fe + S overset{t^{circ } }{rightarrow} FeS (Fe hóa trị II)

c) 3Fe + 2O2overset{t^{circ } }{rightarrow} Fe3O4 (Fe hóa trị III và II).

Câu 4

Sau khi làm thí nghiệm, khí clo dư được loại bỏ bằng cách sục khí clo vào:

a) Dung dịch HCl.

b) Dung dịch NaOH.

c) Dung dịch NaCl.

d) Nước.

Trường hợp nào đúng? Hãy giải thích.

Gợi ý đáp án

Khí clo dư được loại bỏ bằng cách dẫn khí clo sục vào:

b) Dung dịch NaOH: Do tạo thành muối NaCl, NaClO.

d) Nước: Do tạo thành HCl và HClO.

Câu 5

Dẫn khí clo vào dung dịch KOH tạo thành dung dịch hai muối. Viết các phương trình hóa học.

Gợi ý đáp án

Phương trình phản ứng:

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O.

Câu 6

Có ba khí được đựng riêng biệt trong ba lọ: Clo, hiđrua clorua, oxi. Hãy nêu ba phương pháp hóa học để nhận biết từng khí đựng trong ba lọ.

Gợi ý đáp án

Cho giấy quỳ tím ẩm vào ba lọ khí trên, khí trong lọ nào làm mất màu quỳ tím ẩm là khí clo, khí nào đổi màu quỳ tím ẩm thành đỏ là HCl, khí không đổi màu là khí oxi. Có thể nhận ra khí oxi bằng tàn đóm (làm tàn đóm bùng cháy).

Câu 7

Nêu phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm. Viết phương trình hóa học minh họa.

Gợi ý đáp án

Phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm:

4HCl(dd đặc) + MnO2 → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O.(đun nhẹ)

Câu 8

Trong công nghiệp, clo được điều chế bằng phương pháp nào? Viết phương trình phản ứng.

Gợi ý đáp án

Trong công nghiệp, khí clo được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.

2NaCl (dd bão hòa) + 2H2O overset{đpnc}{rightarrow} 2NaO + Cl2 + H2 (có màng ngăn)

Khí clo thu được ở cực dương, khí hiđro thu được ở điện cực âm, dung dịch thu được là NaOH.

Câu 9

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Tại sao?

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.

Gợi ý đáp án

Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước vì khí clo tác dụng được với nước:

Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO

Tham khảo thêm:   Chó Bull Pháp: Nguồn gốc, đặc điểm, bảng giá chó Buill Pháp

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình vì khí clo nặng hơn không khí

(M = 71 > M = 29).

H2SO4 đặc để hút nước.

Câu 10

Tính thể tích dung dịch NaOH 1M để tác dụng hoàn toàn với 1,12 lít khí clo (đktc). Nồng độ mol của các chất sau phản ứng là bao nhiêu? Giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.

Gợi ý đáp án

nCl2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

Phương trình phản ứng:

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Theo phương trình: nNaOH = 2.nCl2 = 2.0,05 = 0,1 mol

VNaOH = n/CM = 0,1/1 = 0,1 lít

nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,05 mol

CM (NaCl) = CM(NaClO) = 0,05/0,1 = 0,5M

Câu 11

Cho 10,8g kim loại M có hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4g muối. Hãy xác định kim loại M đã dùng.

Gợi ý đáp án

Gọi M là khối lượng mol của kim loại

2M + 3Cl2 → 2MCl3

10,8 g 53,4 g

Theo pt: nM = nMCl3frac{10,8}{M} = frac{53,4}{M + 35,5.3}

⇒ M = 27 (g). Vậy M là nhôm (Al)

Giải SBT Hóa học 9 Bài 26

Bài 26.1 

Trong các phản ứng hoá học, clo

A. Chỉ thể hiện tính khử.
B. Chỉ thể hiện tính oxi hoá
C. Không thể hiện tính oxi hoá.
D. Thể hiện tính oxi hoá và tính khử.

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 26.2

Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hoá chất nào sau đây?

A. NaCl;
B. KMnO4;
C. KClO3;
D. HCl.

Lời giải:

Đáp án D.

Bài 26.3 

Người ta căn cứ vào tính chất hóa học nào để đánh giá clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh? Cho thí dụ minh họa.

Lời giải:

Bài 26.3

Người ta căn cứ vào tính chất hóa học nào để đánh giá clo là phi kim hoạt động hoá học mạnh? Cho thí dụ minh họa.

Lời giải:

– Clo tác dụng với hầu hết các kim loại. Thí dụ: 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3.

– Clo tác dụng với hiđro (khi chiếu sáng hoặc đốt nóng) tạo thành hiđro elorua.

Bài 26.4

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện, nếu có).

KClO3to→ A + B

A + H2O → D + E + F

D + E → KCl + KClO + H2O

Lời giải:

2KClO3to→ 2KCl + 3O2

2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2

Cl2 + 2KOH → KCl + KClO + H2O

Bài 26.5 

Hình vẽ 3.1 mô tả phản ứng của khí hiđro cháy trong khí clo. Em hãy cho biết giấy quỳ tím ẩm có đổi màu không?

Tại sao?

Lời giải:

Giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ vì

Cl2 + H2 → 2HCl

Khí HCl gặp nước thành dung dịch axit nên làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

Bài 26.6 

Có 4 cốc đựng 4 chất lỏng sau: H2O, dung dịch NaCl, dung dịch HCl, dung dịch Na2CO3. Không dùng hoá chất nào khác, hãy nhận biết từng chất (được dùng phương pháp vật lí).

Lời giải:

– Lấy mỗi dung dịch một ít, sau đó đổ vào nhau từng cặp một, cặp nào thấy bọt khí nổi lên thì cặp đó là HCl và Na2CO3, còn cặp kia là H2O và NaCl.

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

– Như vậy có hai nhóm: nhóm 1 gồm H2O và dung dịch NaCl, nhóm 2 gồm dung dịch Na2CO3 và dung dịch HCl.

– Đun đến cạn 2 cốc nhóm 1: cốc không có cặn là H2O, cốc có cặn là muối NaCl.

– Đun đến cạn 2 cốc nhóm 2: cốc không có cặn là HCl, cốc có cặn là muối Na2CO3.

Bài 26.7 

Hợp chất nào sau đây phản ứng được với clo?

A. NaCl; B. NaOH; C. CaCO3; D. HCl.

Lời giải:

Đáp án B.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

Bài 26.8

Cho một luồng khí clo dư tác dụng với 9,2 gam kim loại sinh ra 23,4 gam muối của kim loại có hoá trị I. Hãy xác định tên của kim loại.

Tham khảo thêm:   Đơn xin xác nhận hoàn cảnh khó khăn Giấy xác nhận hoàn cảnh khó khăn dành cho học sinh, sinh viên

Lời giải:

– Gọi kí hiệu và nguyên tử khối của kim loại là M.

Phương trình hoá học:

2M + Cl2 → 2MCl

9,2 x 2(M + 35,5) = 2M x 23,4

653,2 = 28,4M

M = 23. Vậy kim loại M là kim loại natri (Na).

Bài 26.9 

Cho 5,6 gam bột sắt vào bình khí clo có dư. Sau phản ứng thu được 16,25 gam muối sắt. Tính khối lượng khí clo đã tham gia phản ứng.

Lời giải:

Phương trình hoá học: 2Fe + 3Cl2to→ FeCl3

Theo định luật bảo toàn khối lượng:

mFe + m_{Cl_2}=m_{FeCl_{_3}}

m_{Cl_2}=m_{FeCl_{_3}}-m_{Fe}= 16,25 – 5,6 = 10,65g

Bài 26.10 

Cho 12,7 gam muối sắt clorua vào dung dịch NaOH có dư trong bình kín, thu được 9 gam một chất kết tủa. Công thức hoá học của muối là

A. FeCl3; B. FeCl2; C. FeCl; D. FeCl4

Lời giải:

Đáp án B.

Gọi công thức của muối là FeClx(x là hóa trị của kim loại Fe).

Phương trình hóa học:

FeClx + xNaOH → Fe(OH)x + xNaCl

(56+35,5x)gam (56+17x)gam

12,7 gam 9 gam

Ta có tỷ lệ:

(56+35,5x)/12,7 = (56+17x)/9 => x = 2 → Công thức của muối là FeCl2

Bài 26.11 

Viết các phương trình hoá học của các phản ứng sau (ghi rõ điều kiện phản ứng, nếu có):

Cl2 + A → B

B + Fe → C + H2

C + E → F + NaCl

F + B → C + H2O

Lời giải:

Cl2 + H2 → 2HCl

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

Fe(OH)2 + HCl → FeCl2 + 2H2O

Trắc nghiệm Hóa 9 Bài 26

Câu 1. Clo trong tự nhiên tồn tại chủ yếu ở dưới dạng

A. Đơn chất
B. Muốii cloarua
C. Muối NaClO3
D. Axit clohidric

Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, để điều chế một lượng nhỏ khí clo người ta làm như sau:

A. Cho KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl loãng
B. Cho dung dịch KMnO4 tác dụng với dung dịch HCl đặc
C. Cho KMnO4 rắn tác dụng với dung dịch HCl đặc
D. Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nóng

Câu 3. Khi điều chế trong phòng thí nghiệm, clo được thu bằng cách

A. dẫn khí clo vào một bình nút bằng bông tẩm dung dịch NaOH đặc
B. dẫn khí clo vào một bình được đậy bằng một miếng bìa.
C. dời chỗ của nước
D. dẫn clo vào một bình úp ngược

Câu 4. Khí clo có các tính chất nào sau đây?

A. Màu vàng lục, tan ít trong nước, không độc
B. Không màu, mùi sốc, tan ít trong nước, rất độc
C. Màu vàng lục, mùi sốc, tan ít trong nước, rất độc
D. Màu vàng lục, mùi hắc, tan nhiều trong nước, rất độc

Câu 5. Clo tác dụng được với những chất nào dưới đây

A. Cu, CuO, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
B. Cu, Al2O3, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
C. Cu, FeCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O
D. Cu, CuCl2, NaOH, Ca(OH)2, H2, H2O

Câu 6. Trong công nghiệp, có thể sản xuất Cl2 bằng cách

A. Điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn xốp
B. Điện phân dung dịch NaCl không có màng ngăn xốp.
C. Dùng khí F2 đẩy Cl2 khỏi dung dịch NaCl
D. Nhiệt phân muối ăn NaCl

Câu 7. Khí clo và axit clohidric khi tác dụng với kim loại M cho cùng một chất. Kim loại M đó là

A. Fe
B. Cu
C. Ag
D. Zn

Câu 8. Trong nước máy thường thấy có mùi của khí clo. Người ta đã sử dụng tính chất nào sau đây của clo để xử lí nước?

A. Clo là một phi kim mạnh.
B. Clo ít tan trong nước
C. Nước clo có tính sát trùng
D Clo là chất khí không độc

Câu 9. Cho 100 gam dung dich HCl 36,5% vào bình đựng 15,4 gam MnO2, đun nhẹ. Thể tích khí clo (Đktc) thoát ra lớn nhất bằng

A. 2,24 lít
B. 3,36 lít
C. 5,6 lít
D. 4,48 lít

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 Bài 26: Clo Giải Hoá học lớp 9 trang 81 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *