Bạn đang xem bài viết ✅ Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim Giải Hoá học lớp 9 trang 76 ✅ tại website Wikihoc.com có thể kéo xuống dưới để đọc từng phần hoặc nhấn nhanh vào phần mục lục để truy cập thông tin bạn cần nhanh chóng nhất nhé.

Giải Hóa học 9 Bài 25 giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời 6 câu hỏi trong SGK Hóa 9 trang 76 và trong SBT được nhanh chóng thuận tiện hơn.

Soạn Hóa 9 bài 25 Tính chất của phi kim không bị ăn mòn được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình sách giáo khoa Chương 3: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm nhiều tài liệu khác tại chuyên mục Hóa học 9.

Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim

  • Lý thuyết Hóa 9 bài 25: Tính chất của phi kim
  • Giải SGK Hóa 9 Bài 25 trang 76
  • Giải SBT Hóa học 9 Bài 25

Lý thuyết Hóa 9 bài 25: Tính chất của phi kim

I. Tính chất vật lí

– Phi kim có thể tồn tại ở 3 trạng thái:

+ Thể rắn: I2, S, C,…

+ Thể lỏng: Br2

+ Thể khí: O2, N2, Cl2,…

II. Tính chất hóa học

1. Tác dụng với kim loại

– Nhiều phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối

Ví dụ:

+ Sắt cháy trong khí clo xuất hiện chất rắn màu nâu đỏ

PTHH: 2Fe + 3Cl2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2FeCl3

+ Đồng tác dụng với lưu huỳnh tạo hợp chất màu đen:

PTHH: Cu + S xrightarrow{{{t}^{o}}} CuS

2. Tác dụng với hiđro

– Oxi tác dụng với khí hiđro tạo thành nước: 2H2 + O2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2H2O

– Hiđro cháy trong khí clo (màu vàng lục) tạo thành khí không màu làm giấy quỳ tím ẩm chuyển đỏ

PTHH: H2 + Cl2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2HCl

3. Tác dụng với oxi

– Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

Svàng+ O2xrightarrow{{{t}^{o}}} SO2 không màu

4Pđỏ+ 5O2xrightarrow{{{t}^{o}}} 2P2O5 trắng

4. Mức độ hoạt động của phi kim

– Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của ohi kim đó với kim loại và hiđro.

Tham khảo thêm:   Bảng minh chứng đánh giá chuẩn Hiệu trưởng 2023 Minh chứng đánh giá chuẩn Hiệu trưởng mới nhất

Ví dụ:

+ F, Cl, O là những phi kim mạnh

+ S, P, C, Si là những phi kim yếu

Giải SGK Hóa 9 Bài 25 trang 76

Câu 1

Hãy chọn câu đúng:

a) Phi kim dẫn điện tốt.

b) Phi kim dẫn nhiệt tốt.

c) Phi kim chỉ tồn tại ở hai trạng thái rắn, khí.

d) Phi kim dẫn điện, dẫn nhiệt kém.

Gợi ý đáp án

Phương án đúng: d.

Câu 2

Viết các phương trình hóa học của S, C, Cu, Zn vơí khí O2. Cho biết các oxit tạo thành thuộc loại nào. Vết công thức các axit hoặc bazơ tương ứng với mỗi oxit đó.

Gợi ý đáp án

Phương trình hóa học:

a) S + O2 → SO2 (to)

b) C + O2 → CO2

c) 2Cu + O2 → 2CuO

d) 2Zn + O2 → 2ZnO

Oxit tạo thành là oxit axit:

SO2 axit tương ứng là H2SO3.

CO2 axit tương ứng là H2CO3.

Oxit tạo thành là oxit bazơ :

CuO bazơ tương ứng là Cu(OH)2.

ZnO là oxit lưỡng tính; bazơ tương ứng là Zn(OH)2, axit tương ứng: H2ZnO2

Câu 3

Viết các phương trình hoá học và ghi đầy đủ điều kiện khi cho hiđro phản ứng với:

a) clo; b) lưu huỳnh; c) brom.

Cho biết trạng thái của các chất tạo thành.

Gợi ý đáp án

a) H2(k) + Cl2(k) overset{t^{circ } }{rightarrow} 2HCl(k)

b) H2(k) + S(r) overset{t^{circ } }{rightarrow} H2S(k) (khí H2S có mùi trứng thối)

c) H2(k)+ Br2(l) overset{t^{circ } }{rightarrow} 2HBr(k)

Câu 4

Viết các phương trình hoá học giữa các cặp chất sau đây (ghi rõ điều kiện, nếu có):

a) khí Ao và hiđro

b) lưu huỳnh và oxi

c) bột sắt và bột lưu huỳnh

d) cacbon và oxi

e) khí hiđro và lưu huỳnh.

Hướng dẫn giải

a) F2 + H2 → 2HF (phản ứng xảy ra trong bóng tối và nổ mạnh)

b) S + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2

c) S + Fe overset{t^{circ } }{rightarrow} FeS

d) C + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} CO2

e) H2 + S overset{t^{circ } }{rightarrow} H2S

Câu 5

Cho sơ đồ biểu diễn chuyển đổi sau:

Phi kim → oxit axit → oxit axit → axit → muối suntat tan → muối sunfat không tan

a) Tìm công thức các chất thích hợp để thay cho tên chất trong sơ đồ.

b) Viết các phương trình hoá học biểu diễn chuyển đổi trên.

Gợi ý đáp án

a) S overset{+O_{2} , xt}{rightarrow} SO2xrightarrow[xt,V_{2}O_{5}  ]{+O_{2} } H2SO4overset{+NaOH}{rightarrow} Na2SO4overset{+BaCl_{2} }{rightarrow} BaSO4

b) HS tự viết phương trình.

S + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} SO2

SO2 + O2overset{t^{circ } }{rightarrow} SO3

SO3 + H2O overset{t^{circ } }{rightarrow} H2SO4

H2SO4 + 2NaOH overset{t^{circ } }{rightarrow} Na2SO4 + H2O

Na2SO4 + BaCl2overset{t^{circ } }{rightarrow} 2NaCl + BaSO4

Câu 6

Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu đuợc hỗn hợp khí B.

Tham khảo thêm:   Lời bài hát Tất cả tại anh

a) Hãy viết các phương trình hoá học.

b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.

Gợi ý đáp án

nFe = 5,6/56 = 0,1 mol; ns = 1,6/32 = 0,05 mol.

a) Phương trình hoá học:

Fe + S overset{t^{circ } }{rightarrow} FeS.

Lúc ban đầu: 0,1 0,05 0 (mol)

Lúc phản ứng: 0,05 0,05 0,05

Sau phản ứng: 0,05 0 0,05

Chất rắn A gồm FeS và Fe dư + HCl?

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05 (mol)

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05 (mol).

Số mol HCl tham giá phản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol.

Thể tích dung dịch HCl 1M dùng là: Vdd = n/CM = 0,2/1 = 0,2 lít

Giải SBT Hóa học 9 Bài 25

Bài 25.1

Dãy gồm các phi kim được sắp xếp theo thứ tự tính oxi hoá tăng dần từ trái sang phải là:

A. Flo, oxi, clo; B. Clo, oxi, flo;

C. Oxi, clo, flo; D. Clo, flo, oxi

Lời giải:

Đáp án C.

Bài 25.2

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Nhiều phi kim tác dụng với oxi thành oxit axit.

B. Phi kim phản ứng với hiđro tạo thành hợp chất khí.

C. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối.

D. Phi kim tác dụng với kim loại tạo thành muối hoặc oxit.

Lời giải:

Đáp án C.

Bài 25.3

a) Làm thế nào để so sánh độ hoạt động hoá học mạnh hay yếu của phi kim? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Hãy sắp xếp các phi kim sau theo thứ tự mức độ hoạt động hoá học giảm dần: Br, Cl, F, I.

Lời giải:

a) Mức độ hoạt động hoá học mạnh, yếu của phi kim thường được xem xét qua khả năng phản ứng với hiđro hoặc với kim loại. Thí dụ:

H2 + F2bóng tối→ 2HF

H2 + Cl2to→ 2HCl

F hoạt động hóa học mạnh hơn Cl.

b) Mức độ hoạt động hoá học giảm dần theo thứ tự sau: F > Cl > Br > I.

Bài 25.4 

X là nguyên tố phi kim có hoá trị III trong hợp chất với khí hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. Xác định nguyên tố X.

Lời giải:

Công thức hoá học của hợp chất có dạng XH3.

17,65% ứng với (3 x 1)đvC

(100 – 17,65)% ứng với 82,35×3/17,65 = 14(đvC)

Nguyên tử X có nguyên tử khối là 14, vậy nguyên tố X là nitơ (N).

Bài 25.5 

Thông thường, nguyên tố phi kim kết hợp với oxi tạo oxit axit, nhưng có trường hợp nguyên tố phi kim kết hợp với oxi không tạo oxit axit, cho thí dụ.

Tham khảo thêm:  

Lời giải:

Nguyên tố phi kim có thể kết hợp với oxi tạo thành oxit trung tính. Thí dụ: NO, CO.

Bài 25.6

R là nguyên tố phi kim. Hợp chất của R với hiđro có công thức chung là RH: chứa 5,88% H. R là nguyên tố nào sau đây?

A. Cacbon; B. Nitơ; C. Photpho; D. Lưu huỳnh.

Lời giải:

Đáp án D.

Nguyên tử khối của R= 2(100 – 5,88)/5,88 ≈ 32 (đvC)

Nguyên tố R là lưu huỳnh (S).

Bài 25.7

Khí X có tỉ khối đối với oxi bằng 1,0625. Đốt 3,4 gam khí X người ta thu được 2,24 lít khí S02 (đktc) và 1,8 gam H20. Công thức phân tử của khí X là:

A. SO2; B. SO3; C. H2S; D. Trường hợp khác

Lời giải:

Đáp án C.

Khối lượng mol phân tử của X : 1,0625 x 32 = 34 (gam).

n_{SO_2} = 2,24/22,4 = 0,1 mol.

Trong 0,1 mol SO2 có 0,1 mol nguyên tử s ứng với khối lượng: mS = 32 x 0,1 = 3,2 (gam).

n_{H_2O} = 1,8/18 = 0,1 mol trong đó có 0,2 mol nguyên tử H ứng với khối lượng: 1 x 0,2 = 0,2 (gam).

mX = mS + mH = 3,4g như vậy chất X không có oxi.

nX = 3,4/34 = 0,1 mol

Do đó: 0,1 mol phân tử X có chứa 0,1 moi nguyên tử S và 0,2 mol nguyên tử H.

Vậy 1 mol phân tử X có chứa 1 mol nguyên tử S và 2 mol nguyên tử H

Công thức hoá học của hợp chất X là H2S.

Bài 25.8

Nói oxit axit là oxit của phi kim có đúng không? Cho thí dụ minh hoạ.

Lời giải:

Nói oxit axit là oxit phi kim, điều đó không hoàn toàn đúng vì đa số oxit axit là oxit phi kim (CO2, SO3, v.v…), nhưng có oxit phi kim là oxit trung tính (CO, NO…), ngược lại có oxit axit là oxit kim loại (thí dụ Mn2O7 có axit và muối tương ứng là HMnO4, KMnO4).

Bài 25.9 

Qua phản ứng của Cl2 và S với Fe, ta có thể rút ra kết luận gì về tính phi kim của Cl và S? Từ kết luận đó ta có thể dự đoán được phản ứng hoá học giữa Cl2 và H2S hay không? Nếu có, viết phương trình hoá học.

Lời giải:

Cl2 có tính phi kim mạnh hơn S nên phản ứng dễ dàng với Fe và oxi hoá Fe lên hoá trị III, còn S tác dụng với Fe khi đốt nóng và oxi hoá Fe đến hoá trị II.

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

Fe + S → FeS

Có thể dự đoán được là Cl2 có thể đẩy được S ra khỏi H2S:

Cl2 + H2S → 2HCl + S

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết Hóa học 9 bài 25: Tính chất của phi kim Giải Hoá học lớp 9 trang 76 của Wikihoc.com nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.

 

About The Author

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *